Những quan chức Mỹ đằng sau một thập kỷ hỗn loạn của Ukraine

16/03/22, 20:40 Thế giới, Tin trong ngày

Hơn một thập kỷ qua, một số quan chức hàng đầu của Mỹ đã đóng vai trò mấu chốt trong việc gây mất ổn định ở Ukraine và làm tổn hại đến mối quan hệ Mỹ-Nga.

Một tòa nhà dân cư bị hư hại ở phố Koshytsa, ngoại ô thủ đô Kyiv, nơi được cho là trúng một quả đạn quân sự vào ngày 25/2/2022. (Ảnh: Getty Images)

Khi chiến tranh bùng nổ ở Ukraine sau cuộc xâm lược của Nga, tình hình thực tế rất khó đánh giá. Ước tính hàng nghìn người đã thiệt mạng, trong đó có hàng trăm dân thường, 2 triệu người khác đã buộc phải rời bỏ nhà cửa.

Mặc dù Tổng thống Nga Vladimir Putin đáng bị lên án, nhưng các quan chức hàng đầu của Mỹ trong thập kỷ qua cũng đã đóng vai trò chủ chốt trong các sự kiện quan trọng làm suy yếu mối quan hệ Mỹ – Nga và dẫn đến sự hỗn loạn của Ukraine.

Sự xấu đi trong mối quan hệ Mỹ – Nga bắt đầu từ việc Tổng thống George W. Bush vào năm 2008 hứa hẹn chào đón Ukraine trở thành thành viên NATO trong Tuyên bố Bucharest: “Hôm nay chúng tôi nhất trí rằng các nước này sẽ trở thành thành viên của NATO”.

Lời hứa để Ukraine gia nhập NATO là điều mà Nga chưa bao giờ xem nhẹ. Quốc gia này vẫn kiên quyết phản đối bất kỳ sự mở rộng nào của NATO về phía biên giới của mình.

Năm 1990, Ngoại trưởng Mỹ James Baker và Ngoại trưởng Đức Hans-Dietrich Genscher đã hứa với Nga không mở rộng NATO về phía đông để đổi lấy sự thống nhất của Đức. Tuy nhiên trong những thập kỷ sau đó, NATO đã kết nạp thêm 14 quốc gia Đông Âu.

Từ khi thành lập năm 1949, NATO liên tục mở rộng về phía đông châu Âu, kết nạp thêm 14 nước trong giai đoạn 1991-2020. (Đồ họa: Statista)

Trong cuốn hồi ký năm 2020, Giám đốc CIA hiện tại của Joe Biden, Bill Burns, đã cảnh báo rõ ràng về những nguy cơ nếu Ukraine gia nhập NATO: “Việc Ukraine gia nhập NATO là điều cấm kỵ nhất trong mọi làn ranh đỏ đối với giới tinh hoa Nga (không chỉ ông Putin)”.

“Trong hơn hai năm rưỡi trò chuyện với những người chủ chốt của nước Nga, từ những kẻ vô tri trong khoảng tối của Điện Kremlin cho đến những nhà phê bình tự do sắc bén nhất của Putin, tôi vẫn chưa tìm thấy bất kỳ ai xem việc Ukraine gia nhập NATO là điều gì khác ngoài một thách thức đối với các lợi ích của Nga”, ông viết.

Những bất ổn chính trị từ lâu của Ukraine

Ngoài tầm quan trọng về địa lý như một vùng đệm giữa phương Đông và phương Tây, Ukraine còn là quốc gia giàu tài nguyên với lượng nông sản xuất khẩu dồi dào và nguồn cung lớn về khoáng sản, quặng sắt, than đá.

Tuy nhiên, những biến động chính trị của Ukraine và ảnh hưởng từ các nhà tài phiệt quyền lực đã khiến quốc gia này trở thành một trong những nước nghèo nhất châu Âu. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người trên danh nghĩa của Ukraine chỉ ở mức 3.500 USD, trong khi mức trung bình của châu Âu là 31.000 USD. Tham nhũng tràn lan trong chính phủ thậm chí còn khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Ukraine đã trải qua 2 cuộc cách mạng quan trọng kể từ khi giành được độc lập vào năm 1991. Cuộc cách mạng đầu tiên xảy ra vào năm 2004, khi người rõ ràng chiến thắng trong một cuộc bầu cử tổng thống, ông Viktor Yanukovych, ứng cử viên được Nga ủng hộ, bị bãi bỏ. 

Yanukovych trở lại chính trường vào năm 2010 khi chiến thắng bầu cử tổng thống lần nữa. Tuy nhiên, ông lại bị lật đổ vào tháng 2/2014, khi một cuộc đảo chính do Mỹ hậu thuẫn thành lập chính phủ mới ở Ukraine. Arseniy Yatsenyuk, ứng cử viên do Mỹ ủng hộ được bổ nhiệm làm thủ tướng, nhưng lại từ chức 2 năm sau đó vì bị cáo buộc tham nhũng.

Cuộc cách mạng Maidan năm 2014 được miêu tả như một chiến thắng của nền dân chủ trước những sự áp bức, nhưng miêu tả này lại phớt lờ thực tế rằng đỉnh điểm của cuộc cách mạng đã dẫn đến cuộc đảo chính lật đổ vị lãnh đạo được bầu cử một cách dân chủ của Ukraine.

Biểu tình ở quảng trường Maidan, Ukraine vào năm 2014. (Ảnh: Reuters)

Trong khi Ukraine trở thành tâm điểm của cuộc chiến tranh lạnh mới với Nga, thì nhiều quan chức Mỹ đã cố tình phớt lờ sự trỗi dậy nguy hiểm của tinh thần phát xít và phong trào tân phát xít bên trong nước này.

Andriy Parubiy, người đồng sáng lập Đảng Quốc gia – Xã hội (SNPU) thiên hướng phát xít, giữ chức chủ tịch quốc hội Ukraine từ tháng 4/2016 đến tháng 8/2019. Hệ tư tưởng của đảng SNPU là chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chủ nghĩa tân phát xít. Hiện lãnh đạo của đảng này là ông Oleh Tyahnybok, người đồng sáng lập đảng vào năm 1991.

Parubiy là “chỉ huy” của Cách mạng Maidan, lãnh đạo các đơn vị bán quân sự khác nhau. Lực lượng của ông ta đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đảo chính do Mỹ hậu thuẫn dẫn đến lật đổ Tổng thống Yanukovych.

Sự lớn mạnh của phong trào phát xít ở một quốc gia đang là chiến trường cho chiến tranh lạnh mới giữa Mỹ và Nga lẽ ra phải dấy lên nhiều báo động. Nhưng thay vì tránh xa những nhân tố phát xít này, các nhà lãnh đạo phương Tây dường như lại đón nhận chúng.

Thật vậy, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain khi đó đã gặp nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa cực đoan Tyahnybok trước cuộc đảo chính năm 2014. Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng gặp Tyahnybok ngay sau đó vào tháng 4/2014. Tháng 6/2017, Parubiy được mời đến Washington một cách khó hiểu, nơi ông gặp một số chính trị gia Mỹ, bao gồm cả ông McCain và Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan.

Phó Tổng thống Biden trở thành nhân vật quan trọng với Ukraine

Chính trong các sự kiện xung quanh cuộc đảo chính tháng 2/2014, ông Biden, khi đó là phó tổng thống của Barack Obama, đã xuất hiện lần đầu tiên với tư cách nhà trung gian hòa giải đầy quyền lực với Ukraine. Ông Biden được bổ nhiệm làm nhân vật quan trọng của chính quyền Obama về vấn đề Ukraine vào đầu năm 2014.

Ông Biden dưới thời chính quyền Obama. (Ảnh qua bebaak.in)

Một cuộc trò chuyện điện thoại bị gián đoạn giữa bà Victoria Nuland, khi đó là trợ lý thư ký về các vấn đề châu Âu và Á-Âu trong Bộ Ngoại giao Mỹ, và Đại sứ Mỹ tại Ukraine Geoffrey Pyatt tiết lộ rằng Bộ Ngoại giao Mỹ đang tích cực theo đuổi việc lật đổ ông Yanukovych và đưa lãnh đạo phe đối lập Yatsenyuk lên làm thủ tướng. Không biết chính xác cuộc thảo luận giữa họ diễn ra khi nào, chỉ biết nó xảy ra trước ngày 7/2/2014, khi cuộc trò chuyện bị tiết lộ ra ngoài.

Trong cuộc trò chuyện này, bà Nuland lưu ý rằng ông Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia của Phó Tổng thống Biden, đã thông báo rằng “bà cần ông Biden” để hậu thuẫn thành công ông Yatsenyuk lên nắm quyền. Và bà Nuland kết luận với ông Pyatt rằng “ông Biden luôn sẵn lòng”. Ông Sullivan hiện vẫn là cố vấn an ninh quốc gia cho Tổng thống Biden.

Chỉ hai tuần sau, vào ngày 22/2/2014, ông Yanukovych bị loại khỏi cương vị tổng thống Ukraine. Trong vòng vài ngày, ông Yatsenyuk, ứng cử viên thân Mỹ đã được bổ nhiệm làm thủ tướng Ukraine.

Chính phủ Mỹ đã hỗ trợ đắc lực trong việc loại bỏ nhà lãnh đạo thân Nga được bầu chọn một cách dân chủ và sắp xếp một lãnh đạo khác được Washington lựa chọn. Điện Kremlin theo dõi hết thảy những sự kiện này và chỉ vài ngày sau thì sáp nhập Crimea.

Công tố viên điều tra nhà tài phiệt Ukraine bị sa thải vô cớ

Một trong những quan chức chính phủ Yanukovych bị mất chức do cuộc đảo chính là ông Mykola Zlochevsky, chủ sở hữu công ty Burisma Energy.

Trước đây, ông Zlochevsky giữ chức Bộ trưởng Bộ Sinh thái và Tài nguyên, sau đó là phó bí thư phụ trách kinh tế, an sinh xã hội. Khi còn làm việc trong chính phủ, các công ty của ông Zlochevsky được cho là đã nhận một lượng lớn giấy phép bất thường trong việc khai thác dầu và khí đốt.

Tháng 4/2014, các công tố viên Anh đã thu giữ 23,5 triệu USD tài sản thuộc sở hữu của ông Zlochevsky tại một ngân hàng ở London, với cáo buộc ông đã thực hiện hành vi phạm tội ở Ukraine.

Sau khi ông Zlochevsky đột ngột mất chức trong chính phủ, Burisma đã bổ nhiệm con trai ông Biden, Hunter vào ban giám đốc công ty. Ngoài Hunter, Burisma cũng bổ nhiệm ông Devon Archer, một cộng sự của Hunter Biden. Ông này từng bị bỏ tù vào tháng 2/2022 tại New York vì tham gia âm mưu lừa đảo một bộ tộc người Mỹ bản địa trị giá 60 triệu USD.

Cả Hunter Biden và Archer đều nhậm chức vào tháng 4/2014, khoảng thời gian quỹ của ông Zlochevsky bị thu giữ ở London. Mặc dù việc bổ nhiệm ông Hunter không được công bố cho đến ngày 12/5/2014, nhưng Burisma đã đăng một bức ảnh của ông Archer và ông Joe Biden trên trang web của mình vào ngày 17/4/2014. Bức ảnh được chụp một ngày trước đó tại Nhà Trắng.

Trong năm đầu tiên của ông Hunter tại Burisma, công ty bị cáo buộc đã trả khoản hối lộ 7 triệu USD cho văn phòng trưởng công tố Ukraine để giúp kết thúc cuộc điều tra của Anh về ông Zlochevsky, theo email của Bộ Ngoại giao. 

Văn phòng công tố Ukraine sau đó đã gửi một lá thư cho các đối tác Vương quốc Anh thông báo rằng không còn vụ kiện nào chống lại ông Zlochevsky nữa. Các công tố viên Anh sau đó buộc phải trả lại các khoản tiền bị tịch thu của ông Zlochevsky.

Đáng chú ý, vào thời điểm khoản tiền hối lộ của công ty Burisma được chi vào cuối năm 2014, Hunter Biden được Burisma liệt kê là người đứng đầu đơn vị pháp lý của công ty. Chỉ hai tháng sau đó, vào tháng 2/2015, Trưởng công tố viên Vitaly Yarema đột ngột từ chức. Trước đây, ông Yarema từng là phó thủ tướng đầu tiên của Ukraine sau cuộc đảo chính năm 2014 do Mỹ hậu thuẫn. Người thay thế ông Yarema là ông Viktor Shokin vốn trước đó đã nghỉ hưu.

Ban đầu, việc bổ nhiệm ông Shokin được các quan chức Mỹ hoan nghênh, mặc dù vào cuối năm 2015 ông đột nhiên không được Mỹ ủng hộ. Cùng thời gian đó vào ngày 2/11/2015, người đứng đầu hội đồng quản trị công ty Burisma, ông Vadym Pozharskyi, đã gửi email cho Hunter Biden, hối thúc Hunter thừa nhận “mục đích cuối cùng” là “xóa sổ các vụ truy tố” chống lại chủ sở hữu Burisma là Zlochevsky ở Ukraine.

Chưa đầy 3 tuần sau, Joe Biden yêu cầu loại bỏ Shokin. Thời điểm đó, ông Shokin đã bắt đầu lại cuộc điều tra về ông Zlochevsky và cũng thành công trong việc tìm kiếm lệnh tịch thu tài sản của Zlochevsky từ các tòa án Ukraine. Chưa đầy 7 tuần sau khi tịch thu tài sản của Zlochevsky, vào ngày 29/3/2016, ông Shokin bị sa thải.

Sau đó, Biden khoe khoang rằng ông đã tận dụng khoản bảo lãnh cho vay của chính phủ Mỹ trị giá 1 tỷ USD để buộc ông Shokin bị bãi chức. Cho đến ngày nay, ông Shokin chưa bao giờ bị buộc tội vì bất kỳ hành vi sai trái nào.

Ông Joe Biden đã được đặc phái viên Mỹ Amos Hochstein cảnh báo riêng về mối quan hệ của Hunter với một trùm tài phiệt tham nhũng. Nhưng ông Biden được cho là đã phớt lờ cảnh báo này.

Màn kịch RussiaGate của chiến dịch Clinton khiến mối quan hệ Mỹ – Nga suy yếu

Trong tình cảnh Ukraine rơi vào bất ổn, Nga nổi giận vì cuộc đảo chính do Mỹ hậu thuẫn, chiến dịch tranh cử tổng thống của bà Hillary Clinton đã giáng thêm đòn định mệnh vào mối quan hệ Mỹ – Nga khi cáo buộc Moscow can thiệp cuộc bầu cử tổng thống 2016 để giúp ông Donald Trump. 

Bà Clinton cùng những cáo buộc mang tính định hướng chính trị trong chiến dịch tranh cử của mình càng làm suy yếu thêm mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Mỹ và Nga. Những tác động đó vẫn còn ảnh hưởng đến tận ngày nay.

Màn kịch RussiaGate của chiến dịch Clinton khiến mối quan hệ Mỹ – Nga càng thêm ảm đạm. (Ảnh: Getty Images)

Việc dùng Nga để tấn công ông Trump được chia làm 2 hướng. Đầu tiên, chiến dịch tranh cử của bà Clinton đã thuê cựu điệp viên người Anh Christopher Steele viết một hồ sơ bịa đặt miêu tả Trump như một con rối bị thỏa hiệp của Điện Kremlin. Để cung cấp hậu thuẫn cho các tuyên bố trong hồ sơ, các điệp viên đã tạo ra một luồng dữ liệu giả hiển thị thông tin liên lạc giữa Trump và Điện Kremlin, nhằm ngụy tạo bằng chứng giả về sự thông đồng giữa một ứng viên tổng thống và chính phủ Nga.

Những hành động này còn tiếp tục sau khi ông Trump trở thành tổng thống, bằng chứng là luật sư chiến dịch tranh cử của Clinton đã đến CIA để cung cấp thêm dữ liệu từ những điệp viên trên vào tháng 2/2017, theo hồ sơ tòa án của luật sư đặc biệt John Durham.

Tuy nhiên, không chỉ chiến dịch của bà Clinton bị cáo buộc thực hiện những hành động này. Cộng đồng Tình báo Mỹ cũng hỗ trợ chiến dịch tranh cử của Clinton bằng cách ủng hộ tuyên bố của bà rằng Nga đang can thiệp bầu cử Mỹ để giúp ông Trump.

Việc dựng lên màn kịch sai sự thật về Trump-Nga, mà đỉnh điểm là việc chèn hồ sơ ngụy tạo của ông Steele vào một bản đánh giá chính thức của cộng đồng tình báo, đã thành công trong việc gán ghép ông Trump vào các giao dịch với Nga – gây ra những tác động nghiêm trọng đến an ninh quốc gia.

Kết quả là sự tập trung hoang đường vào Nga cũng khiến Mỹ chuyển sự chú ý khỏi một kẻ thù nguy hiểm hơn rất nhiều – Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Tuyên bố sai sự thật về âm mưu máy tính xách tay của Nga

Bốn năm sau, trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020, chiến dịch Biden tiếp tục đưa ra tuyên bố Nga đang can thiệp bầu cử Mỹ, một lần nữa để hỗ trợ Trump.

Khi ổ đĩa rời của ông Hunter Biden bỏ quên xuất hiện trong những tháng trước cuộc bầu cử, nó chứa rất nhiều email gây tổn hại cùng các thông tin buộc tội khác về gia đình ông Biden. Trong đó có cả email ngày 2/11/2015 từ người đứng đầu hội đồng quản trị Burisma yêu cầu Hunter Biden dừng việc điều tra chủ sở hữu công ty Burisma. Chiếc máy tính cũng chứa thông tin xấu khác như những móc nối của ông Hunter với ĐCSTQ.

Mặc dù các kênh truyền thông và mạng xã hội lớn đã lập tức hạn chế hoặc cấm hoàn toàn việc chia sẻ các bài báo liên quan đến câu chuyện máy tính xách tay trên, nhưng ông Trump đã nêu công khai vấn đề này trong cuộc tranh luận tổng thống lần thứ hai vào ngày 22/10/2020. Đáp lại, ông Biden đã đổ vấy sự xuất hiện ổ đĩa này là âm mưu của Nga.

Tuyên bố của Biden bắt nguồn từ những tuyên bố tương tự từ các cấp cao nhất trong cộng đồng tình báo Mỹ, bao gồm cả cựu Giám đốc CIA John Brennan, người đã nói trong một tuyên bố chung rằng máy tính xách tay của ông Hunter Biden “có tất cả đặc điểm kinh điển của một hoạt động tình báo Nga”.

Tuy nhiên sau đó, các email của ông Hunter được xác định là thật chứ không phải âm mưu của Nga.

Thêm vào tình hình địa chính trị vốn đã căng thẳng, ông Biden và Ngoại trưởng Antony Blinken vẫn tiếp tục duy trì khả năng kết nạp Ukraine làm thành viên NATO, gần đây nhất là vào tháng 12/2021. Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin thậm chí còn đi xa hơn khi tuyên bố trong chuyến thăm Ukraine vào tháng 10/2021 rằng cánh cửa cho Ukraine trở thành thành viên NATO vẫn rộng mở.

Những lời hứa này chắc chắn sẽ chọc tức Nga và hoàn toàn đi ngược với những cảnh báo từ chính giám đốc CIA của Biden. Trước đó, ông đã tuyên bố rằng việc Ukraine gia nhập NATO sẽ là “lằn ranh đỏ cấm kỵ nhất” đối với Nga.

Mục tiêu an ninh quốc gia của Mỹ nên tập trung vào việc ngăn chặn Nga và Trung Quốc hình thành liên minh. Tuy nhiên sự phỉ báng Nga, một phần do các hành động tư lợi của những quan chức hàng đầu nước Mỹ như bà Clinton và ông Biden, đã làm suy yếu nghiêm trọng mục tiêu này.

Với sự bùng nổ chiến tranh Ukraine và hậu quả là Nga bị cô lập hoàn toàn với phương Tây, mục tiêu đó đã không còn có thể đạt được.

Kết quả có thể xảy ra là Nga và Trung Quốc sẽ ngày càng tiến lại gần hơn.

Tác giả: Jeff CarlsonHans Mahncke

Theo The Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • 14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

    14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

    Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

  • Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

    Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

    Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?