Nhóm cực đoan Antifa có nguồn gốc từ đâu?

24/11/17, 09:21 Trung Quốc

Nhóm cực đoan bạo lực Antifa đã lên báo nhiều lần vì những vụ bạo lực gần đây tại Charlottesville, Virginia, Mỹ. Trong quá khứ, Antifa đã tích cực ủng hộ chế độ độc tài cộng sản ở Đức và dán nhãn cho tất cả các hệ tư tưởng ngoài chủ nghĩa cộng sản là “chủ nghĩa phát xít”.

1
Các thành viên của tổ chức cực đoan cánh tả Antifa ngày 1/9/1928. Ý định ban đầu của nhóm là thành lập chế độ độc tài cộng sản ở Đức. (Ảnh: Getty)

Antifa được nhiều tờ báo cánh tả hoan nghênh vì mục tiêu của chúng cũng bao gồm những người theo chủ nghĩa dân tộc và những người theo chủ nghĩa tân phát xít. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng cũng nhắm tới “chủ nghĩa phát xít”.

Ban đầu, tổ chức này là một trong những mặt trận của Liên Xô nhằm thiết lập chế độ độc tài cộng sản ở Đức, và nó gắn nhãn tất cả các đối thủ là “phát-xít”.

Theo cuốn sách tiếng Đức “80 năm hành động chống chủ nghĩa phát xít” của Bernd Langer, được xuất bản bởi Hiệp hội khuyến khích văn hoá chống chủ nghĩa phát-xít, nguồn gốc của tổ chức này có thể được truy ra từ “Mặt trận thống nhất” của Cộng sản Quốc tế Xô Viết trong Quốc tế Cộng sản III ở Moscow vào tháng 6 và tháng 7/1921. Langer là cựu thành viên của Autonome Antifa, trước đây là một trong những tổ chức Antifa lớn nhất của Đức, tuy nhiên đã tan rã vào năm 2004.

Liên Xô là một trong những nền độc tài bạo lực nhất trên thế giới. Theo “Sách đen của chủ nghĩa cộng sản”, do Nhà xuất bản Đại học Harvard phát hành, nền chuyên chính này đã giết chết khoảng 20 triệu người. Do đó, nói về giết người, chế độ Xô Viết chỉ đứng sau Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông (đã sát hại khoảng 65 triệu người).

Chống chủ nghĩa phát xít là một chiến lược chứ không phải là một hệ tư tưởng.

– Bernd Langer, cựu thành viên của Autonome Antifa

Ý tưởng về mặt trận thống nhất là tập hợp các tổ chức cánh tả để kích động cuộc cách mạng cộng sản. Người Xô Viết tin rằng sau cuộc cách mạng của Nga năm 1917, chủ nghĩa cộng sản rồi sẽ lan sang Đức, vì Đảng Cộng sản (ĐCS) Đức lúc đó là đảng cộng sản lớn thứ 2 thế giới.

Tại Đại hội Thế giới lần thứ 4 của Quốc tế Cộng sản III năm 1922, kế hoạch được vạch ra. Moscow giương cao khẩu hiệu “Đến với quần chúng” cho chiến lược mặt trận thống nhất và tìm cách hợp nhất các đảng cộng sản và công nhân Đức dưới một ý thức hệ duy nhất mà Moscow kiểm soát.

Langer viết: “Mặt trận thống nhất không có nghĩa là sự hợp tác bình đẳng giữa các tổ chức khác nhau, mà là những người cộng sản thống trị phong trào công nhân”.

Benito Mussolini, người theo chủ nghĩa Mác xít và chủ nghĩa xã hội, đã bị trục xuất khỏi Đảng Xã hội Ý năm 1914 vì ủng hộ Thế chiến thứ nhất. Sau đó, ông thành lập đảng chính trị để tiến hành phong trào phát xít. Ông đã nắm quyền thông qua cuộc biểu tình “March on Roma” vào tháng 10/1922.

Ở Đức, Adolf Hitler trở thành người đứng đầu Đảng Quốc xã Đức năm 1921 và đảo chính năm 1923.

ĐCS Đức quyết định sử dụng ngọn cờ chống chủ nghĩa phát xít để hình thành phong trào. Tuy nhiên, Langer nhận thấy rằng, đối với ĐCS Đức, những lý tưởng về “chủ nghĩa phát xít” và “chống chủ nghĩa phát xít” không có gì khác biệt, và thuật ngữ “chủ nghĩa phát xít” chỉ đơn thuần là biện pháp tu từ để hỗ trợ cho sự phản đối mạnh mẽ của họ.

Cả hai hệ thống cộng sản và phát xít đều dựa trên chủ nghĩa tập thể và nền kinh tế kế hoạch nhà nước. Cả hai đều đề xuất các hệ thống, trong đó cá nhân bị kiểm soát nặng nề bởi một nhà nước đầy quyền lực, và cả hai đều gây ra hành động tàn bạo và diệt chủng quy mô lớn.

Theo báo cáo năm 2016 của cơ quan tình báo Đức, từ quan điểm của “cực tả cánh tả”, cái nhãn “chủ nghĩa phát xít” mà Antifa gắn lên thường không đề cập đến chủ nghĩa phát xít thực sự. Nó chỉ đơn thuần là cái nhãn gán cho “chủ nghĩa tư bản”.

Những kẻ cực đoan cánh tả tuyên bố rằng họ đang chiến đấu với “chủ nghĩa phát xít” nhưng họ lại đi tấn công các nhóm khác. Báo cáo cho rằng, thuật ngữ “chủ nghĩa phát xít” có một ý nghĩa nữa theo hệ tư tưởng cực tả, đó là “cuộc chiến chống lại hệ thống chủ nghĩa tư bản”.

Theo Langer, điều này đúng ngay từ đầu. Đối với người cộng sản ở Đức, “chống chủ nghĩa phát xít” đơn thuần chỉ có nghĩa là “chống lại chủ nghĩa tư bản”. Ông giải thích rằng, việc gắn nhãn chỉ là các khái niệm đấu tranh trong hình thái một từ vựng chính trị.

2
Thành viên của nhóm cực đoan Antifa đang phá hoại mặt tiền một cửa hiệu ở Nantes, Pháp, ngày 14/2/2014. (Ảnh: Getty)

Họ lập luận rằng, nhà nước tư bản gây ra chủ nghĩa phát xít, hoặc dung túng nó. Do đó, chống chủ nghĩa phát xít không chỉ nhắm vào những kẻ cực đoan cánh hữu mà còn chống lại nhà nước và các đại diện của nhà nước, đặc biệt là thành viên của các cơ quan an ninh.

Langer giải thích rằng, về mặt lịch sử, bằng cách gắn nhãn “chống chủ nghĩa phát xít” lên các phong trào chống tư bản, ĐCS Đức đã có thể sử dụng xảo ngữ này để gắn nhãn tất cả các đảng chính trị khác là phát-xít. Langer nói: “Theo đó, các đảng khác chống ĐCSĐ là những người theo chủ nghĩa phát xít, đặc biệt là Đảng Dân chủ Xã hội Đức”.

Do đó, mỉa mai thay, nhóm cộng sản “chống phát xít” này chủ yếu tập trung vào những người bị gán nhẵn phát-xít mới – các nhà dân chủ xã hội.

Ngày 23/8/1923, Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Nga tổ chức một cuộc họp bí mật. Tại đó, tất cả các quan chức quan trọng đã công khai cuộc nổi dậy vũ trang ở Đức.

ĐCS Đức trước lời kêu gọi này, đã phát động phong trào dưới ngọn cờ của Mặt trận hành động thống nhất và tự gọi mình là Nhóm hành động chống phát-xít – Antifascist Action (gọi tắt là Antifa – như ngày nay vẫn được gọi ở Đức). Và tổ chức Antifa các nước khác bắt nguồn từ đây.

3
Đại hội Thống nhất của Antifa, được Đảng Cộng sản Đức tổ chức, là nơi tập hợp để đánh bại Đảng Dân chủ Xã hội và Đảng Quốc xã, tại Nhà Hát Philharmonic ở Berlin ngày 10/7/1932. (Ảnh: Public Domain)

Vào thời điểm này, Hitler và đảng phát-xít của ông ta đã bắt đầu xuất hiện trên vũ đài chính trị thế giới. Đảng Quốc xã đã sử dụng một nhóm tương tự như Antifa được gọi là “áo nâu” để hăm dọa và gây bạo lực chính trị.

Trong khi đó, Antifa bắt đầu thu hút một số thành viên phản đối chủ nghĩa phát-xít ở Đức và những người không đăng ký vào những tổ chức có liên hệ với Liên Xô hoặc không có hiểu biết về Liên Xô.

Tuy nhiên, bạo lực mà Antifa gây ra phần lớn có tác động ngược lại. Chiến thuật bạo lực và đe dọa các hệ thống thù địch dưới phong trào Antifa, cùng với ý thức hệ bạo lực của nó, đã thúc đẩy nhiều người hướng tới chủ nghĩa phát-xít.

Richard J. Evans, tác giả của cuốn sách này viết trong “the Third Reich in Power” (Đế chế thứ 3 nắm chính quyền) rằng: “Những lời hùng biện về bạo lực cách mạng của cộng sản, hứa hẹn sự tan rã của chủ nghĩa tư bản và việc thành lập nước Đức Xô Viết đã làm cho tầng lớp trung lưu của nước này sợ hãi. Những người này biết quá rõ những gì đã xảy ra với các đối tác của họ ở Nga sau năm 1918”.

Ông nói: “Thất bại của chính phủ khi giải quyết cuộc khủng hoảng và sự nổi lên của cộng sản làm họ hoảng sợ trong  tuyệt vọng, họ bắt đầu rời khỏi các phe phái nhỏ, phân tán, có quyền lợi chính trị bình thường và hướng về Đức Quốc xã”.

Langer giải thích rằng, ngay từ đầu ĐCS Đức là một thành viên của Quốc tế Cộng sản III, và “chỉ trong vòng vài năm, nó đã trở thành đảng Stalinist”, cả về ý thức hệ và hậu cần. Ông nói rằng, nó còn “phụ thuộc tài chính vào trụ sở ở Moscow.”

Các nhà lãnh đạo của ĐCS Đức, cùng với phong trào bạo lực và đe doạ các đảng chính trị đối lập của Antifa, đã rơi vào tay chính quyền Xô Viết. Sau đó, rất nhiều nhà lãnh đạo ĐCSĐ trở thành lãnh đạo của Cộng hòa Dân chủ Đức, bao gồm Bộ An ninh Quốc gia.

Như Langer nói: “Chống chủ nghĩa phát xít là một chiến lược chứ không phải là một hệ tư tưởng”. ĐCS Đức đưa ra chiến lược đó để thay cho “khái niệm chống lại chủ nghĩa tư bản” rất sớm từ những năm 1920 ở Đức, chứ không phải là một phong trào hợp pháp chống lại chủ nghĩa phát xít mà sau này mới phát sinh ở Đức.

Chủ nghĩa cộng sản ước tính đã giết chết ít nhất 100 triệu người, nhưng các tội ác của nó không được biên soạn đầy đủ và hệ tư tưởng của nó vẫn còn tồn tại.

Bạch Vân, theo Epochtimes

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng