Sau cuộc gặp với Giang Trạch Dân, thái độ và đường lối của Joe Biden với ĐCSTQ hoàn toàn thay đổi

13/11/20, 11:03 Thế giới

Kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020 vẫn chưa được quyết định. Trước thềm bầu cử, vụ “ổ cứng máy tính” của Hunter Biden – con trai ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ Joe Biden bị phơi bày. Bê bối cha con Joe Biden nhận hối lộ từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các nước khác bị phanh phui. Những chi tiết về mối quan hệ sâu sắc giữa Biden và ĐCSTQ cũng như với Tập Cận Bình đã dần được hé lộ.

Nhìn lại con đường “CNXH hóa” của ứng cử viên Tổng thống Mỹ Joe Biden  (ảnh 1)
Vào ngày 14/2/2012, Phó Tổng thống khi đó là Biden đã gặp Phó Chủ tịch ĐCSTQ lúc đó là Tập Cận Bình tại Nhà Trắng. (Ảnh: AP)

Mối quan hệ sâu sắc giữa Biden và Tập Cận Bình

Ngày 10/11, tờ Epoch Times dẫn lời truyền thông Hồng Kông “Văn hội báo” (Wen Wei Po) nói rằng, “tình bạn riêng tư” giữa Biden và Tập Cận Bình vượt xa tình bạn với “người bạn cũ” Shinzo Abe (cựu Thủ tướng Nhật Bản). Trong mười năm qua, Biden thường xuyên “qua lại” với các lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ, và nhiều lần gặp gỡ Tập Cận Bình, hai người còn ăn sô-cô-la cùng nhau.

Vào đầu tháng 12/2013, Phó Tổng thống Hoa Kỳ khi đó là Biden đã đến thăm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tháng 11 năm đó, ĐCSTQ đã đơn phương thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Hoa Đông và bị Nhật Bản phản đối.

Sau chuyến thăm Nhật Bản của Biden vào ngày 2/12, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thịnh tình khoản đãi Biden và hội đàm song phương vào tối ngày 3. Sau cuộc gặp, hai bên cũng đã tổ chức một cuộc họp báo chung, Thủ tướng Abe cũng tuyên bố rằng, nhằm ứng phó với vấn đề vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc, hai bên đã đạt được những “đồng thuận” như “Không thể ngầm thừa nhận việc Trung Quốc sử dụng vũ lực để đơn phương thách thức thay đổi hiện trạng”.

Vào ngày 4/12, Biden đã đến thăm Trung Quốc và hội kiến ​​với Tổng Bí thư ĐCSTQ lúc đó là Tập Cận Bình. Mặc dù Nhật Bản hy vọng rằng Hoa Kỳ có thể cùng tham gia kêu gọi Trung Quốc xóa bỏ Vùng Nhận dạng Phòng thủ Kiểm soát Biển Hoa Đông, nhưng Biden đã không đưa ra bất kỳ yêu cầu nào về vấn đề này với Trung Quốc.

Khi đó tờ “Văn hội báo” đã trích dẫn các tin tức của truyền thông Nhật Bản nói rằng, khi Biden gặp Abe, ông đã cự tuyệt các yêu cầu của Nhật Bản như: Hoa Kỳ đồng ý với chủ trương của Nhật Bản đó là “Trung Quốc (ĐCSTQ) phải rút khỏi vùng nhận diện phòng không”, cuối cùng, chỉ đồng ý sử dụng những từ ngữ mơ hồ “không thể ngầm thừa nhận vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc” để diễn đạt.

Truyền thông Nhật Bản đưa tin, ông Biden không nói cho Abe biết lý do Mỹ từ chối yêu cầu của Nhật Bản. Tuy nhiên, khi gặp Chủ tịch của Đảng đối lập – Đảng Dân chủ Nhật Bản là Banri Kaieda vào sáng ngày 3/12, thì lại nhỏ to bộc bạch suy nghĩ của bản thân: “Chủ tịch Tập Cận Bình đang ở giai đoạn đầu khó khăn của sự nghiệp, tôi không thể gây thêm phiền phức cho ông ấy”.

Tờ “Văn hội báo” đưa tin, nếu Abe tận tai nghe thấy câu này, chắc chắn sẽ ngất ngay tại chỗ, hóa ra người Mỹ ngoài miệng hô vang “Liên minh Nhật – Mỹ”, nhưng trong lòng họ lại yêu mến Bắc Kinh.

Tin tức cũng cho hay “tình bạn cá nhân” giữa Biden và Tập Cận Bình vượt xa tình bạn với “người bạn cũ” Abe.

Theo tin tức, vào tháng 2/2012, khi Phó Chủ tịch ĐCSTQ lúc đó là Tập Cận Bình dẫn đầu phái đoàn đến thăm đáp lễ Hoa Kỳ, Biden đã tháp tùng Tập trong suốt chuyến đi. Hai người có mặt tại một hội nghị ở Los Angeles. Biden cầm sô-cô-la do thống đốc Hawaii mang đến đưa cho Tập Cận Bình đứng bên cạnh, hai người cùng nhau ăn.

Vào tháng 8/2011, khi Phó Tổng thống Hoa Kỳ Biden đến thăm Trung Quốc, Tập Cận Bình khi đó là Phó Chủ tịch ĐCSTQ cũng tháp tùng Biden trong suốt chuyến đi. Cả hai cũng đến Trung tâm Olympic Quốc gia Bắc Kinh để xem trận bóng rổ nam giữa hai trường đại học, sau đó đến Đô Giang Yển, Tứ Xuyên du ngoạn.

Biden “giao du” với ba thế hệ lãnh đạo Đảng của ĐCSTQ, động thái của ông với chính sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc thu hút sự chú ý của dư luận.

Joe Biden năm nay 77 tuổi và sinh ra ở Scranton, Pennsylvania, năm 1972, Biden 29 tuổi lần đầu tiên được bầu vào Quốc hội, trở thành một trong những thượng nghị sĩ trẻ nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Bốn mươi năm trước, khi Biden lần đầu tiên bước vào chính trường Mỹ, ông đã tỏ ra quan tâm đến Trung Quốc. Năm 1979, trong thời gian đảm nhiệm chức Thượng nghị sĩ của tiểu bang Delaware, Hoa Kỳ, Biden đã đến thăm Trung Quốc lần đầu tiên, đồng thời gặp gỡ Đặng Tiểu Bình – nhân vật quyền lực nhất của ĐCSTQ vào thời điểm đó.

Biden có thái độ cứng rắn đối với ĐCSTQ khi mới bước vào chính trường

Joe Biden khi còn là Thượng Nghị sỹ trong cuộc gặp với Giang Trạch Dân bàn về tên lửa hạt nhân năm 2001. (Ảnh: BBC)

Năm 1991, Tổng thống Hoa Kỳ George H. W. Bush chuẩn bị gia hạn quy chế Tối huệ quốc (Most Favoured Nation, viết tắt là MFN) của Trung Quốc. Khi Thượng viện Hoa Kỳ thảo luận về vấn đề này, Thượng nghị sĩ Biden đã bày tỏ sự phản đối. Ông nói: “Nếu ĐCSTQ tiếp tục hành động như bọn côn đồ về vấn đề phổ biến vũ khí, chúng ta cũng nên đáp trả lại với thông tin rõ ràng… xóa bỏ vị thế MFN của ĐCSTQ.”

Sau khi Biden gặp cựu lãnh đạo của ĐCSTQ Giang Trạch Dân ở Bắc Đới Hà vào tháng 8/2001, thái độ của Biden đối với ĐCSTQ đã hoàn toàn đảo ngược. Khi ĐCSTQ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001, Biden, lúc đó là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, đã không hề phản đối.

Đến năm 2007, khi Biden được bầu lại làm Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, con trai ông là Hunter Biden bắt đầu gia nhập cộng đồng kinh doanh quốc tế. Sau khi Obama chọn Biden làm ứng cử viên phó tổng thống vào năm 2008, Hunter cũng đồng sáng lập công ty tư vấn “Seneca Global Advisors” với Christopher Heinz, con riêng của John Kerry – người sau này trở thành Ngoại trưởng Mỹ.

Vào tháng 4/2010, Michael Lin, một doanh nhân Đài Loan có móc nối giao thiệp với các chức sắc và ông trùm kinh doanh của cả Hoa Kỳ và Trung Quốc, đồng thời là giám đốc khu vực châu Á/Trung Quốc của Tổ chức Lãnh đạo Lập pháp Hoa Kỳ vào thời điểm đó, đã giới thiệu Hunter – Chủ tịch Rosemont Seneca, với các tổ chức tài chính của ĐCSTQ, đồng thời cho hay, mục đích của Hunter là “tăng cường hiểu biết lẫn nhau và khám phá khả năng hợp tác thương mại”. Vài ngày sau, Phó Tổng thống Mỹ khi đó là Biden đã có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân ở Washington.

Ngày 17/8/2011, Biden thăm lại Trung Quốc. Chủ tịch Trung Quốc lúc bấy giờ là Hồ Cẩm Đào và Phó Chủ tịch Tập Cận Bình đều có cuộc gặp với Biden tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh. Trong thời kỳ này, Biden không còn trực tiếp chỉ trích ĐCSTQ về việc phổ biến vũ khí và nhân quyền; thay vào đó, ông chủ trương phát triển mạnh mẽ mối quan hệ thân thiết giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Vào tháng 2/2012, Tập Cận Bình đã có chuyến thăm tới Hoa Kỳ, Biden đã tháp tùng Tập gần như suốt chặng đường, cùng lúc đó, công ty tư vấn Seneca Global Advisors của Hunter – con trai của Biden, đã xúc tiến một khoản đầu tư mạo hiểm nước ngoài lớn nhất vào Hoa Kỳ liên quan đến 1,25 tỷ đô la Mỹ và 42 triệu đô la Mỹ vốn chủ sở hữu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Vụ đầu tư được ký kết tại Los Angeles, và đại diện Trung Quốc ký kết lúc đó là Tập Cận Bình.

Tờ New York Times cho biết, trong 18 tháng kể từ đầu năm 2011, Biden và Tập Cận Bình lấy danh nghĩa Mỹ – Trung để gặp nhau ít nhất 8 lần, thời gian dùng bữa riêng tổng cộng là hơn 25 giờ.

Vào tháng 12/2013, theo lời mời của Lý Nguyên Triều – cựu Phó Chủ tịch Trung Quốc, Biden lại đáp chuyên cơ tới Bắc Kinh, khi đó con trai Hunter cũng nhân tiện tháp tùng.

Đến năm 2014, Biden đã nói rất rõ, “Tôi muốn Trung Quốc (ĐCSTQ) thành công, bởi vì thành công kinh tế của họ, phù hợp với lợi ích của chúng tôi”. So với chuyến thăm Trung Quốc 23 năm trước, Joe Biden đã hoàn toàn là con người khác.

Kể từ đầu năm nay, do virus Vũ Hán, cùng với việc ĐCSTQ liên tục tăng cường các hoạt động quân sự ở Biển Đông, Biển Hoa Đông và eo biển Đài Loan, kèm theo việc ĐCSTQ cưỡng chế thực thi “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”, quan hệ Trung – Mỹ đã xấu đi đến mức thấp nhất kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao. Khi Biden tranh cử tổng thống, ông đã tuyên bố rằng nếu đắc cử, trước tiên ông phải dỡ bỏ thuế quan đối với Trung Quốc.

Tổng thống Trump: “Nếu Biden thắng, Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ thắng”

Vào tháng 10 năm nay, một ổ cứng máy tính chứa một lượng lớn ảnh nhạy cảm, email và hồ sơ cuộc gọi của Hunter – con trai Biden đã bị New York Post phanh phui. Các bằng chứng bị cáo buộc không chỉ cho thấy Hunter có những vấn đề nghiêm trọng trong cuộc sống, chẳng hạn như lạm dụng ma túy và dính líu quan hệ với trẻ vị thành niên, mà còn cho thấy những vụ “lùm xùm” của gia đình Biden trong lĩnh vực kinh doanh xuyên quốc gia, cũng như hồ sơ email về các giao dịch và hợp tác với các quan chức Trung Quốc.

Luật sư riêng của TT Trump và là cựu Thị trưởng New York Rudy Giuliani, người ban đầu tiết lộ vụ bê bối của cha con Biden với truyền thông, đã nói với truyền thông vào ngày 20/10 rằng, Biden đã để con trai Hunter can thiệp vào kế hoạch hối lộ của một công ty Trung Quốc, trong đó bao gồm ba thành viên ĐCSTQ, một trong số đó là sĩ quan tình báo ĐCSTQ. Trong kế hoạch hối lộ, “10% số tiền được chia cho (Biden).” “Tương đương 10 triệu đô la một năm.”

TT Trump đã nhấn mạnh nhiều lần trong suốt chiến dịch tranh cử: “Nếu Biden thắng, Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ thắng.” “Biden là con ngựa thành Troy của xã hội chủ nghĩa”.

Các nhà phân tích cho rằng, lời nói của TT Trump thực sự là một lời cảnh báo cho mọi người.

Minh Huy

Theo soundofhope.org

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Những điều ít biết về Đệ nhất phu nhân nước Mỹ Melania Trump

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao hòa thượng cướp dâu?

Ad will display in 09 seconds

Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

Ad will display in 09 seconds

Đâu là khí chất của một người cao quý

  • Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

    Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Những điều ít biết về Đệ nhất phu nhân nước Mỹ Melania Trump

    Những điều ít biết về Đệ nhất phu nhân nước Mỹ Melania Trump

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

    Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

  • Vì sao hòa thượng cướp dâu?

    Vì sao hòa thượng cướp dâu?

  • Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

    Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

  • Đâu là khí chất của một người cao quý

    Đâu là khí chất của một người cao quý