Nhau thai người làm thuốc: Đại bổ hay đại hại?

13/11/18, 13:29 Việt Nam

Gần đây, vụ “thuốc làm từ thịt người” đang gây hoang mang dư luận tại Nigeria khiến người ta liên tưởng đến một vị thuốc khác là Tử hà sa (nhau thai người) – được đồn thổi như một loại ‘thần dược’ có tác dụng chữa nhiều bệnh. Vậy thực hư về thông tin này như thế nào?

Nhau thai người làm thuốc: Đại bổ hay đại hại? Ảnh 1
Dùng nhau thai khô (tử hà sa) không rõ nguồn gốc có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. (Ảnh: Internet)

Đây không phải là lần đầu tiên thông tin về loại thuốc làm từ thịt người có nguồn gốc từ Trung Quốc khiến dư luận chấn động. Giới chuyên gia tại Việt Nam cũng khẳng định, đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào chứng minh thịt người là bài thuốc điều trị bệnh và luật pháp Việt Nam không hề cho phép lưu hành loại thuốc này.

>>> ‘Thuốc thịt người’ chỉ là 1 trong 3 ngành công nghiệp ‘ghê rợn’ tại Trung Quốc

Chuyên gia Đông y: “Chưa từng nghe bài thuốc dùng thịt người để chữa bệnh”

Liên quan đến thông tin hàng trăm nghìn viên thuốc ở Nigeria có nguồn gốc Trung Quốc chứa thành phần thịt người đang gây hoang mang dư luận, lương y Vũ Quốc Trung, Phòng chẩn trị y học Cổ truyền chùa Cảm Ứng cho biết, trong Đông y, chỉ có duy nhất một bộ phận của người được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Đó là nhau thai của bà đẻ trong bài thuốc “hà xa đại tạo hoàn”.

Theo lương y Vũ Quốc Trung, nhau thai là bộ phận trong tử cung của người mẹ, phần phụ của thai, có nhiệm vụ bảo vệ và nuôi dưỡng bào thai. Trong y học cổ truyền, nhau thai khô được gọi là “tử hà sa”.

Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, trong các bài thuốc dân gian, nhau thai có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe. Đây là một trong những lý do người ta sử dụng nhau thai để làm thuốc bổ. Tuy nhiên, theo lương y Vũ Quốc Trung, phương pháp này không phổ biến. Đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào chứng minh được điều này.

Ông Trung cũng nêu rõ, tuyệt nhiên chưa từng nghe nói đến bài thuốc dùng thịt người để điều trị bệnh.

TS.BS Trần Thái Hà – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương khẳng định: Ngay cả trong các sách cổ từ xa xưa, chúng tôi cũng không nghe nhắc đến việc dùng thịt người làm thuốc.

Thuốc làm từ nhau thai người: Đại bổ hay đại hại?

Theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam, nhau thai người cần phải được xử lý thật chặt chẽ như là chất thải trong nhóm chất thải y tế lây nhiễm cần đưa đi tiêu hủy. (Ảnh: Internet)

Theo tin đồn, tử hà sa có tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường hoạt động tình dục. Vì tin đồn đó mà nhiều người dân tìm cách mua tử hà sa ở các chợ dược liệu, tiệm thuốc Đông y (do cơ quan chức năng quản lý không chặt chẽ nên vẫn có nguồn cung cấp nhau tử hà sa lậu từ Trung Quốc sang Việt Nam).

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh các công dụng vừa kể, ngoại trừ với chứng suy nhược, nhau thai có thể giúp bổ dưỡng như thịt gà, thịt bò… (do chứa nhiều acid amin của chất đạm).

Tử hà sa bán trên thị trường không có nguồn gốc rõ ràng có nguy cơ rất lớn là mang mầm bệnh. Bởi vì, nhau thai nằm trong một cơ thể sống, mà bất cứ cơ thể sống nào là người cũng có thể nhiễm các bệnh truyền nhiễm do siêu vi, vi khuẩn, ký sinh trùng… Nếu nhau thai không được kiểm tra, chế biến trong điều kiện vô trùng đều có nguy cơ chứa mầm bệnh trong chính nhau thai. Việc dùng nhau thai người, vì vậy, rất nguy hiểm vì có thể bị lây nhiễm các bệnh gây khủng hoảng toàn cầu như HIV, viêm gan B và C…

“Việc sử dụng nhau thai làm thức ăn, bài thuốc cũng có nhiều nguy cơ, nhất là khi bà đẻ mắc bệnh truyền nhiễm, việc sử dụng nhau thai vô cùng nguy hiểm”, lương y Vũ Quốc Trung nói.

Theo quy định của Bộ Y tế, nhau thai người cần phải được xử lý thật chặt chẽ như là chất thải trong nhóm chất thải y tế lây nhiễm cần đưa đi tiêu hủy. Theo một số thầy thuốc Đông y, có khi nhu cầu sử dụng tử hà sa của thầy thuốc Đông y là có thật, tuy nhiên, họ không dám dùng vì bệnh viêm gan siêu vi và HIV ngày càng tăng, mà chế phẩm bán trôi nổi hiện nay lại không rõ nguồn gốc, không đảm bảo cho sức khỏe người tiêu dùng.

Ngoài bị các bệnh truyền nhiễm do mầm bệnh chứa trong nhau thai, người dùng tử hà sa còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh khác do vấn đề bảo quản (nhau thai là môi trường rất tốt phát triển các mầm bệnh lây qua đường tiêu hóa) như tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn, siêu vi, ký sinh trùng…

Theo Tienphong

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La