Nhà lưu niệm bà Từ Cung mở cửa phục vụ du khách

30/07/15, 10:45 Tin Tổng Hợp
(TITC) - Sau một thời gian chỉnh trang, tu sửa, vừa qua, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã mở cửa trở lại nhà lưu niệm bà Từ Cung (145 Phan Đình Phùng, TP. Huế) để phục vụ khách tham quan.

(TITC) – Sau một thời gian chỉnh trang, tu sửa, vừa qua, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã mở cửa trở lại nhà lưu niệm bà Từ Cung (145 Phan Đình Phùng, TP. Huế) để phục vụ khách tham quan.

(TITC) – Sau một thời gian chỉnh trang, tu sửa, vừa qua, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã mở cửa trở lại nhà lưu niệm bà Từ Cung (145 Phan Đình Phùng, TP. Huế) để phục vụ khách tham quan.

Đây là hoạt động nhằm giới thiệu công trình văn hóa mang dấu ấn của bà Từ Cung, tức Đoan Huy Hoàng Thái Hậu (vợ Vua Khải Định, mẹ Vua Bảo Đại), đồng thời đa dạng hóa các điểm tham quan cho du khách trong hành trình tìm hiểu lịch sử – văn hóa, kết hợp giải trí tại quần thể di tích cố đô Huế.

Đến với nhà lưu niệm bà Từ Cung, du khách có dịp xem những hình ảnh, tư liệu về Vua Khải Định, bà Từ Cung, gia đình cựu hoàng Bảo Đại và Tôn Nhân phủ (cơ quan chuyên trách các công việc của hoàng tộc). Ngoài ra, du khách còn có cơ hội tìm hiểu về lịch sử xây dựng ngôi nhà, nghe câu chuyện về cuộc đời thăng trầm của vị hoàng thái hậu này.

Bên cạnh đó, tại tầng 2 của ngôi nhà, ngoài 1 phòng chính giữa đặt bàn thờ vọng bà Từ Cung còn bố trí 1 phòng rộng nhất dành cho Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc tộc (dòng họ thuộc hoàng tộc nhà Nguyễn) sử dụng để họp bàn việc chung và 1 phòng thư viện của Hội đồng. Các phòng còn lại của ngôi nhà được bố trí bàn ghế phục vụ du khách và nhân dân địa phương đến nghiên cứu, tìm hiểu về gia phả tộc Nguyễn Phúc, triều Nguyễn và văn hóa Huế.

Nhà lưu niệm bà Từ Cung được định hướng kết nối với Khải Tường Lâu, cung An Định để hình thành tuyến tham quan tìm hiểu về đời sống của gia đình Vua Bảo Đại – hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn.

Năm 1955, sau khi bị chính quyền Ngô Đình Diệm tịch thu cung An Định, vốn là biệt cung của triều Nguyễn dành cho bà Từ Cung, bà đã mua lại ngôi nhà của bà Ân Phi (một trong những người vợ của Vua Khải Định) tại 79B Phan Đình Phùng (nay là 145 Phan Đình Phùng) để làm nơi ở cho đến khi qua đời (ngày 10/11/1980).

Ngôi nhà này trước đây chỉ có 2 gian, sau khi tiếp quản, bà Từ Cung đã cho xây thêm 1 gian ở bên phải, đồng thời cải tạo một số kiến trúc và trang trí nội thất theo hướng hiện đại. Trong phòng khách, bà cho trưng bày hình ảnh của những thành viên trong gia đình, từ Vua Khải Định đến các cháu nội của bà; ngoài ra giữa phòng còn có bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp chung với cố vấn Vĩnh Thụy tại Phủ Chủ tịch (Hà Nội) năm 1945. Bên trong ngôi nhà hiện vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị, trong đó có nhiều đồ ngự dụng, cổ vật thời Vua Thiệu Trị, Vua Tự Đức cùng một số bảo vật bà Từ Cung mang từ cung An Định về.

Nhà lưu niệm bà Từ Cung là công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn của 2 nền văn hóa Đông – Tây, đánh dấu giai đoạn giao thời của kiến trúc nhà ở Việt Nam.

Phạm Phương

Theo Tin tức Du lịch

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi