Nguồn gốc câu thành ngữ “Không bằng cầm thú”

24/08/16, 17:06 Cổ Học Tinh Hoa

Trước nay, để nói về một người đã làm những việc độc ác, táng tận lương tâm, người ta thường so sánh rằng “không bằng cầm thú”. Vậy câu thành ngữ này có nguồn gốc như thế nào?

049c0ef866e21e33145eba80e1b63cb2
Nguyễn Tịch gảy đàn. (Ảnh: Internet)

Nguyễn Tịch (210-263) tự Tự Tông, từ nhỏ đã hiển kỳ tài, mới 8 tuổi đã có thể học thuộc thơ văn, dung mạo khôi ngô tuấn tú, bộc lộ chí khí tràn trề, ngạo nghễ độc lập, tự do phóng khoáng. Ông từng làm hiệu úy bộ binh, cho nên còn được gọi là Nguyễn bộ binh. Ông là người Trần Lưu Úy thị (nay là Khai Phong, Hà Nam, Trung Quốc).

Trong Tấn thư nói rằng ông, “tướng mạo anh kiệt, chí khí hùng hồn, ngạo nhiên tự đắc, nhiệm ý mình, mà vui cười tức giận không để lộ ngoài mặt, hoặc đóng cửa xem sách cả tháng không ra ngoài, hoặc đi chơi sông núi cả ngày quên về, học rộng, nhất là lão Trang. Uống rượu, huýt sáo, giỏi đàn. Gặp lúc đắc ý bỗng quên mình, người đương thời cho là bị si. Tịch thường tự ý một mình lấy xe đi, không theo đường lộ, đi hết tới chỗ xe không đi được nữa, khóc một hồi rồi về”.

Trong Tấn Thư cũng có ghi chép, Nguyễn Tịch thiên tính chí hiếu. Lúc mẫu thân ông qua đời, ông khóc nhiều đến mức thổ huyết. Lúc hạ huyệt chôn cất mẫu thân, quyết không rời xa linh cữu, khóc gào thảm thiết, lại tiếp tục bị thổ huyết, bởi vậy ông gầy như cái que, nhìn gần như sắp chết.

Lúc ông làm Đại tướng quân tòng sự trung lang, một lần quan lại nói có người giết mẹ.

Nguyễn Tịch than: “Ôi! Giết phụ thân còn được, sao lại giết mẫu thân? ”.

Những người ngồi cạnh bèn nhắc ông đã lỡ lời.

Tấn Văn Đế nói: “Giết phụ thân là tội ác cực kỳ trong thiên hạ, mà nói còn được sao?”.

Nguyễn Tịch giải thích: “Vì cầm thú chỉ biết mẹ mà không biết cha, giết cha thì xem như bằng cầm thú. Còn đến cả mẹ cũng giết, thì đến cả cầm thú cũng không bằng được!”.

Mọi người ngồi đó phục ông biện luận giỏi. Ấy là một trong những cách ông dùng lời nói khôi hài để biện giải những đạo lý thâm sâu.

Và cũng từ đó có câu thành ngữ “không bằng cầm thú” trong dân gian. Cách nói này để ám chỉ một con người tâm địa ác độc, đã phạm phải việc vô cùng độc ác, chỉ có thể so sánh “không bằng cầm thú”.

Ngày nay, đạo đức nhân loại ngày càng bại hoại, khắp nơi đều nghe thấy chuyện giết chóc, con giết cha, con giết mẹ, anh giết em… Vậy nên, câu nói “không bằng cầm thú” cũng lại được nhắc đến rất nhiều.

Theo soundofhope.org

 

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

Ad will display in 09 seconds

Đâu là khí chất của một người cao quý

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Lời dặn của quỷ đói

Ad will display in 09 seconds

Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

    Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

  • Đâu là khí chất của một người cao quý

    Đâu là khí chất của một người cao quý

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Lời dặn của quỷ đói

    Lời dặn của quỷ đói

  • Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

    Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện