Người TQ nhập cảnh vào Việt Nam chiếm tỷ lệ cao nhất, hơn 30 % trên tổng số

12/11/19, 13:53 Việt Nam

Trong vòng 4 năm qua (2015-2018), số người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam chiếm tỷ lệ cao nhất với gần 14,8 triệu người, hơn 30% trong tổng số người nước ngoài đến Việt Nam, theo báo cáo trình QH của Ủy Ban Đối Ngoại.

Du khách Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lượng khách du lịch quốc tế của nhiều nước châu Á. (Ảnh: CNN)

Mới đây, Ủy ban Đối ngoại vừa gửi đến Quốc hội báo cáo giám sát chuyên đề năm 2019 về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác quản lý người nước ngoài tại Việt Nam”.

Người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam chiếm tỷ lệ cao nhất

Theo báo cáo này thì số lượng người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam  từ ngày 1/1/2015 đến ngày 31/12/2018 đang có xu hướng tăng nhanh. “Năm 2015 có gần 8 triệu lượt, thì đến năm 2018 đã tăng gấp đôi, lên hơn 16 triệu lượt”, báo cáo nêu.

Các quốc gia, vùng lãnh thổ có công dân nhập cảnh vào Việt Nam nhiều nhất gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đài Loan, Nga. 

Trong đó, người Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam chiếm tỷ lệ cao nhất với số lượng gần 14,8 triệu người trong 4 năm 2015 – 2018, chiếm hơn 30% trong tổng số người nước ngoài đến Việt Nam.

Người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam đa dạng về quốc tịch, mục đích, nghề nghiệp nhưng nhập cảnh nhiều nhất là với mục đích du lịch với hơn 13 triệu lượt, tiếp đó là lao động hơn 1 triệu lượt, thăm thân gần 300.000 lượt.

Theo quốc tịch thì người Hàn có số lượng đông nhất

Cũng theo báo cáo trên thì từ năm 2015 đến nay, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam đã cấp tổng cộng 1.074.065 thị thực và hiện 141.042 người nước ngoài đã có thẻ tạm trú.

Việt Nam đang ngày càng thu hút nhiều người nước ngoài nhập cảnh, cả để du lịch và làm việc.
Việt Nam đang ngày càng thu hút nhiều người nước ngoài nhập cảnh, cả để du lịch và làm việc. (Ảnh qua thanhnien)

Trong đó, số người có thẻ tạm trú đến để lao động chiếm 85.526 người, đầu tư chiếm 14.775 người, thăm thân chiếm 38.799 người. Nếu tính theo quốc tịch, người Hàn có số lượng đông nhất với 1.762 người, tiếp theo là Đài Loan (Trung Quốc) với 20.198 người, đứng thứ 3 là Nhật Bản với 16.604 người, Trung Quốc có 6.121 người và Mỹ là 5.226 người.

Theo Đoàn giám sát, lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc từ 2013 – 2018 có xu hướng tăng tỷ lệ giữ các vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành; giảm tỷ lệ lao động kỹ thuật. 

Số lao động vào Việt Nam cũng có xu hướng tăng dần qua các năm khi năm 2013 có 72.172 người thì đến năm 2018 tăng lên là 88.845 người.

Gần 800 tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Không nằm trong số đối tượng có quyền sử dụng đất tại Việt Nam nhưng người nước ngoài lại được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua việc mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế.

Báo cáo giám sát  của Ủy ban Đối ngoại có nêu từ khi Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực đến nay, theo báo cáo của Bộ Xây dựng, có gần 800 tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Những tổ chức, cá nhân này tập trung chủ yếu tại các địa phương như: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Khánh Hòa…và đều thực hiện nghiêm túc các quy định của Việt Nam về xuất nhập cảnh và lưu trú, sở hữu nhà đất, mua bán chuyển nhượng nhà ở, nộp thuế, theo đánh giá của đoàn giám sát.

Tuy nhiên, báo cáo trên cũng chỉ ra một số hạn chế, vướng mắc mà những người nước ngoài sở hữu nhà ở Việt Nam đang phải đối mặt.

Vướng mắc đầu tiên là Luật Nhà ở năm 2014 cho phép cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua việc mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế. Song, theo quy định tại Luật Đất đai năm 2013, thì người nước ngoài không được liệt kê trong số các đối tượng có quyền sử dụng đất tại Việt Nam.

Những tổ chức, cá nhân người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam tập trung tại các địa phương: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu...
Những tổ chức, cá nhân người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam tập trung tại các địa phương: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu… (Ảnh qua tapchitaichinh)

Ngoài ra, Luật Nhà ở năm 2014 quy định, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở với thời hạn tối đa không quá 50 năm và có thể được gia hạn 1 lần với thời hạn tối đa không quá 50 năm. Tuy nhiên, pháp luật lại không cấm việc một cá nhân nước ngoài sau khi đã bán nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước (do hết thời hạn sở hữu), có được mua lại chính nhà ở đó để được sử dụng thêm 50 năm nữa hay không. 

Như vậy, quy định về thời hạn sở hữu cho người nước ngoài, số lần được gia hạn là rất hình thức, cơ quan giám sát nhấn mạnh.

Cũng theo quy định của Luật Nhà ở, người nước ngoài chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư.

Nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 250 căn nhà. 

Ngoài ra, người nước ngoài được phép mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam nhưng số lượng người thực hiện quyền này còn rất hạn chế.

Theo đó, Đoàn giám sát đánh giá rằng, quy định mức sở hữu căn hộ hoặc nhà ở đối với người nước ngoài chưa thu hút được người nước ngoài sở hữu loại tài sản này để đầu tư.

Từ những luận điểm trên, Ủy ban Đối ngoại đã kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở, từng bước tăng tỷ lệ sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại những thị trường bất động sản có tiềm năng thu hút người nước ngoài mua nhà, một số thành phố lớn mà không làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh trên địa bàn.

Vũ Tuấn (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng