Người biểu tình Hồng Kông trong cuộc chiến thị phi với truyền thông Trung Quốc

21/10/19, 15:19 Thế giới
Người biểu tình Hồng Kông đeo mặt nạ hình Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bất chấp lệnh cấm đeo mặt nạ nơi công cộng
Người biểu tình Hồng Kông đeo mặt nạ hình Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bất chấp lệnh cấm đeo mặt nạ nơi công cộng. (Ảnh: )

Sau sự việc thủ lĩnh Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền Hồng Kông (gọi tắt FDC hoặc Dân Trận) là Sầm Tử Kiệt (Jimmy Sham) bị một nhóm người lạ mặt dùng búa tấn công vào đầu gây thương tích, đến ngày 19/10 xuất hiện người biểu tình bị đâm trọng thương ở bụng. Bạo lực tại Hồng Kông leo thang khiến máu đổ nhiều hơn. Ngoài ra có một cuộc chiến khác, cuộc chiến dư luận trở lên kịch liệt hơn.

Bài viết chỉ trích “bạo lực chính trị” của Tân Hoa Xã bị xóa bỏ

Các nghị viên đối lập ở Hồng Kông đưa hình Đặc Khu Trưởng Carrie Lam với đôi tay "vấy máu" trong nghị trường.
Các nghị viên đối lập ở Hồng Kông đưa hình Trưởng Đặc Khu Carrie Lam với đôi tay “vấy máu” trong nghị trường. (Hình: AP Photo/Kin Cheung)

Ngày 16/10, Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) có bài diễn văn thường niên tại Hội đồng Lập pháp (Legco), tuy nhiên đã bị hủy bỏ sau khi các nhà lập pháp phản đối và biểu tình.

Tờ HKFP cho biết, trước khi bà Lâm bước lên phát biểu, các nhà lập pháp ủng hộ dân chủ đã hô vang các khẩu hiệu quen thuộc: “Năm yêu cầu, không thể thiếu một”, “Carrie Lam phải từ chức, phải điều tra sự tàn bạo của cảnh sát”.

Cuộc họp của Hội đồng lập pháp Hồng Kông tiếp tục bị gián đoạn đến ngày thứ hai liên tiếp (ngày 17/10) khi các nhà lập pháp ủng hộ dân chủ tiếp tục la hét và yêu cầu bà Carrie Lam từ chức. Theo Hãng tin Bloomberg, khoảng hơn chục nghị sĩ đã bị nhân viên an ninh lôi khỏi phòng họp của Hội đồng lập pháp trong lúc họ bày tỏ sự phản đối.

Hôm 17/10, Tân Hoa Xã, một hãng thông tấn của Trung Quốc, đã đăng bài viết với tiêu đề “Xui khiến người ta làm việc bạo loạn, thì cũng là kẻ bạo loạn – Nhìn mà xem vai trò xấu xí của thành viên đảng đối lập ở Hồng Kông”. Bài viết sau đó đã bị gỡ bỏ.

Nội dung bài viết trọng tâm chỉ trích các nghị viên phe đối lập là “bạo lực chính trị” vì đã la ó phản đối bài phát biểu của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, khiến cuộc họp Hội đồng Lập pháp phải ngưng lại. Cũng theo bài viết này, chịu trách nhiệm cho sự bạo loạn tại Hồng Kông chính là các nghị viên dân chủ, không đề cập đến vai trò của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), chính phủ Hồng Kông và lực lượng cảnh sát.

Sầm Tử Kiệt viết tâm thư “gửi nhà”

Hôm 10/6, Sầm Tử Kiệt tại góc đường Vượng Giác bị tập kích gây chảy máu đầu, nên không thể xuất hiện trực tiếp tham gia các hoạt động cùng người biểu tình. Hôm 18/10, 18 khu vực Hồng Kông tiếp tục các hoạt động phản đối “Lệnh cấm che mặt” bằng hoạt động “Cùng nắm tay – Kết nối những người đeo mặt nạ”.

Ngày 19/10, cảnh sát không chấp nhận yêu cầu biểu tình phi bạo lực của Dân Trận ở Vượng Giác với khẩu hiệu “Hủy bỏ ác pháp, điều tra độc lập, gây dựng lại đội cảnh sát”. Sầm Tử Kiệt sau đó đã gửi một bức “thư gửi nhà” đến những người Hồng Kông:

“Dân Trận một mực đề cao phong trào biểu tình ôn hòa, lý tính và phi bạo lực. Chính quyền không chấp nhận những tiếng nói phản đối, không giải quyết các vấn đề xã hội mà lại muốn xử lý những người đề xuất giải pháp; ngay cả khi Dân Trận gần đây kiên trì tổ chức hoạt động hội nghị không diễu hành thì vẫn bị cảnh sát phản đối. Chẳng phải chính quyền muốn bịt tai trộm chuông, lừa mình dối người?

Đêm qua sự kiện mọi người nối vòng tay, lại khiến tôi cảm động. Bạn bè gửi cho tôi một bức ảnh mọi người viết ‘Chúng tôi đều là Sầm Tử Kiệt’. Cảm ơn sự quan tâm của mọi người, nhưng điều khiến tôi cảm động hơn chính là sự quả cảm của các anh em chẳng màng đến cái giá phải trả, khiến tôi cảm nhận sâu sắc ‘Chúng ta đều là người Hồng Kông’.

Sầm Tử Kiệt (Jimmy Sham) - một trong những người lãnh đạo Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền Hồng Kông (FDC).
Sầm Tử Kiệt (Jimmy Sham) – một trong những người lãnh đạo Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền Hồng Kông (FDC). (Ảnh: Twitter)

Vậy nên tôi có hai điều thỉnh cầu mọi người:

Thứ nhất, để chúng ta có thể kết nối và giúp đỡ nhau, đừng dán nhãn phân biệt bất kì ai trong phong trào để mà kì thị, bởi tôi tin bất luận là quốc tịch nào, ngôn ngữ, màu da nào chỉ cần bước trên con đường dân chủ thì đều là anh em.

Thứ hai là mọi người chú ý an toàn và có thể bình an trở về, đặc biệt là những người anh em sẵn sàng trả giá vì Hồng Kông, và những người tuyên bố bất tuân dân sự vào chiều nay”.

“Tinh đảo nhật báo” đăng tin “Cộng đồng mạng kêu gọi mang theo dao để ‘giải quyết riêng'”

Dân Trận cho biết lúc Sầm Tử Kiệt bị tấn công, theo bản năng anh giơ tay bảo vệ đầu nên không thấy rõ kẻ tập kích, nhưng cảnh sát Hồng Kông cam đoan đó là một tên che mặt bận đồ đen, không phải người Trung Quốc. Có người bảo đó là người Nam Á.

Sầm Tử Kiệt kêu gọi những người tham gia biểu tình “không giải quyết riêng” (không báo cảnh sát mà lén lút trả thù), trên mạng cũng có người nhanh chóng phát tin không công kích nhà thờ Hồi Giáo, tòa nhà Trùng Khánh, cửa hàng Nam Á, cũng không phân biệt mà làm tổn thương người Nam Á vô tội.

Hôm 20/10, trang bìa “Tinh đảo nhật báo” (Sing Tao Daily) đăng bài viết với tiêu đề “Cộng đồng mạng kêu gọi mang dao ‘giải quyết riêng’, tám nghìn cảnh sát nâng cao cảnh giác”, thông tin này trái ngược với những lời mà Sầm Tử Kiệt kêu gọi.

Bài viết nói: “Có tin cho biết, người biểu tình chỗ con đường qua trạm Cửu Long (Hong Kong West Kowloon Station), Viện Bảo tàng Không Gian (Hong Kong Space Museum), cửa hàng và các nơi công cộng được bố trí thành nơi tập kích, phía cảnh sát đã tăng cường bảo đảm an toàn. Có người trên mạng tuyên bố ‘nợ máu phải trả bằng máu’ kêu gọi ‘nhóm chim sư tử’ mang theo dao ‘giải quyết riêng’ ít nhất 4 cảnh sát và người bất đồng chính kiến. Theo tin nhận được, cảnh sát rất lo ngại tình hình nên đã điều động ít nhất 8.000 người cùng súng nước, xe bọc thép vũ trang để bảo đảm các phương tiện và cơ sở sản xuất không bị phá hoại tại trạm đường sắt cao tốc Cửu Long”.

Người biểu tình Hồng Kông đeo mặt nạ hình Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bất chấp lệnh cấm đeo mặt nạ nơi công cộng
Người biểu tình Hồng Kông đeo mặt nạ hình Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bất chấp lệnh cấm đeo mặt nạ nơi công cộng. (Ảnh: 6parkbbs)

Trên thực tế, trong các cuộc diễu hành do Dân Trận tổ chức với hàng trăm vạn người tham gia thì cửa hàng ven đường vẫn buôn bán bình thường, các tiệm vàng, đồ trang sức chưa phát sinh các vụ cướp bóc, dù có việc ẩu đả tại khu mạc chược đường Nguyên Lãng (Yuen Long), nguyên nhân đây cũng là địa điểm tập trung của những thành phần xã hội đen.

“Đại Công báo” cho biết côn đồ tấn công nhà ở và sân vườn cướp tài sản

Tờ Đại Công báo (Ta Kung Pao) hôm 20/10 đã đăng bài viết với tiêu đề “Côn đồ xông vào vườn nhà phá cửa vơ vét tài sản”. Bài báo viết: “Sáng hôm trước một tên côn đồ tự làm hàng rào chắn trên đường thu tiền mãi lộ, tuyên bố ‘cách mạng thành công sẽ bồi hoàn gấp bội’. Mấy ngày gần đây tại Hồng Kông có chủ xí nghiệp tiết lộ, có tên côn đồ kéo bè phái đến nhiều khu nhà bất động sản để vơ vét tài sản nói là ‘cách mạng phí’ từ chối bồi thường hư hại, dọa giết cả gia đình, mọi người cảm thấy bất an. Giới làm luật cảnh báo, hành vi của những tên côn đồ này đã vi phạm ‘tội trộm cướp’, tội vơ vét tài sản nhà ở, cao nhất có thể bị 14 năm tù”.

Trên một diễn đàn bình luận hôm 20/10, một người với bút danh Lưu Sinh khi được hỏi suy nghĩ về việc tống tiền này, Lưu Sinh cho biết đó là chuyện không thể tin: “Trước kia cũng có cá nhân quyên tiền cấp cơm cho người biểu tình, mỗi người đều quyên trăm đồng, nếu nói có cả chục người gõ cửa đòi tiền thì tôi không tin đó là người biểu tình, tuyệt đối không tin. Một người bình thường thôi trên truyền thông xã hội phát ra thông điệp nói là không có tiền, thì có hàng vạn tiền được quyên góp. Nên tôi không tin có chuyện mấy người biểu tình đi gõ cửa từng hộ nhà xin mấy ngàn tiền. Chuyện này cũng không phải do người Hồng Kông làm đâu”.

Rất nhiều bình luận trên mạng cho rằng đây là hành động của xã hội đen nhằm vu khống người biểu tình. “Người biểu tình Hồng Kông đa phần là học sinh sinh viên còn trẻ tuổi, có ý thức và được cho là rất lễ phép”; “Hồng Kông bị cuốn vào ‘chế độ bạo lực’ cùng với ‘hoang ngôn bạo lực’ (bạo lực bằng những lời nói dối)”.

Hôm 17/10, Tân Hoa Xã sau khi đăng bài chỉ trích nghị viên dân chủ “bạo lực chính trị”, thì cũng trong thời gian đó Sầm Tử Kiệt tại bệnh viện cũng đã bày tỏ trên sóng phát thanh cho rằng, nguyên nhân chính của các vấn đề hiện tại là ở “bạo lực chế độ”.

Qua 4 tháng phát động biểu tình, cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ gần 3000 người, trong đó có hàng trăm người dưới 18 tuổi, người bị bắt ở trên đường, thậm chí ở nhà và bệnh viện.
Qua 4 tháng phát động biểu tình, cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ gần 3000 người, trong đó có hàng trăm người dưới 18 tuổi, người bị bắt ở trên đường, thậm chí ở nhà và bệnh viện. (Ảnh: SCMP)

Qua 4 tháng phát động biểu tình, cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ gần 3000 người, trong đó có hàng trăm người dưới 18 tuổi, người bị bắt ở trên đường, thậm chí ở nhà và bệnh viện. Trong trại tập trung, còn có thông tin về cực hình, tra tấn và xâm hại tình dục.

Thời gian gần đây còn nổi lên nhiều trường hợp “tự sát” đầy nghi vấn, như trường hợp nạn nhân 15 tuổi Trần Ngạn Lâm, thông tin càng được đưa ra thì nghi ngờ càng nhiều. Hôm 18/10, một người tự nhận là mẹ của Trần Ngạn Lâm xuất hiện trên TVB nói rằng con bà tự sát và có biểu hiện tâm thần. Tuy nhiên, lại có thông tin phân tích cho thấy người phụ nữ này là giả, mẹ và cậu của Trần Ngạn Lâm hiện đã mất liên lạc.

Phong trào Hồng Kông cho đến hôm nay bắt đầu từ việc phản đối luật dẫn độ, yêu cầu Trưởng Đặc khu Carrie Lam từ chức, về sau phát triển thành “5 yêu cầu không thể thiếu một”, mấy trăm nghìn người lên tiếng nhưng chính phủ Hồng Kông không đáp lời. Hôm 17/10, bà Carrie Lam nói rõ “Khó có thể đáp ứng 5 yêu cầu”.

Cuộc thăm dò mới nhất của CUHK cho thấy 87.6% người được phỏng vấn cho biết chỉnh phủ Hồng Kông nên thành lập ủy ban điều tra độc lập, 81,3% người cho biết muốn tổng tuyển cử, 73,3% yêu cầu bà Carrie Lam từ chức.

Khải Hoàn (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!