Nghiên cứu mới: 70,000 ngàn năm trước con người gần như đã bị hủy diệt
Phóng viên Li Wenhui đã tìm thấy trong xuất bản của Hiệp hội nghiên cứu di truyền học ở người của Mỹ một báo cáo gần nhất chứng minh rằng hơn 70,000 năm trước, con người đã ở trên bờ vực tuyệt chủng do biến đổi khí hậu, chỉ còn lại khoảng 2.000 người
Nghiên cứu mới nhất về ti lạp thể DNA ở người, do nhóm nghiên cứu chung giữa Israel và Mỹ dẫn đầu, đã cho thấy sự tách biệt của người miền Nam Châu Phi và người Thorn Hoey là những chủng người khác nhau trong thời kỳ từ 90.000 đến 150.000 năm trước đây.
Các nhà nghiên cứu cho biết, trong khoảng 90.000 135.000 năm trước đây, ở miền đông châu Phi chịu khí hậu hạn hán nghiêm trọng, biến đổi khí hậu dẫn đến sự thay đổi về dân số, họ bị chia thành các cộng đồng cô lập nhỏ và hầu như không liên quan với nhau. Đến 70.000 năm trước đây, do biến đổi khí hậu số lượng người giảm xuống chỉ còn khoảng 2.000 người, kết quả là đe dọa đến sự tuyệt chủng loài người.
Trước khi sử dụng nghiên cứu ti lạp thể DNA ở người, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu từ nguồn gốc của con người hiện đại cách đây 200.000 năm. Khoảng 60.000 năm trước, con người có thể đã di cư từ châu Phi và chuyển sang những lãnh thổ khác nhau trên thế giới, nhưng cho đến nay, các nhà khoa học biết được rất ít thông tin về sự phát triển của con người.
Bằng chứng về sự tồn tại của nền văn minh tiền sử
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy khoa học của con người vẫn còn rất hạn chế, và hiện nay các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều bằng chứng của nền “văn minh tiền sử” đã từng tồn tại, và “văn hóa tiền sử” được phát triển hết sức rực rỡ. So với công nghệ của họ, công nghệ của chúng ta hiện nay thấp hơn rất nhiều.
Theo các báo cáo, cột sắt nguyên chất “Shika” ở Ấn Độ đã có niên đại cách đây hơn 1600 năm, mặc dù đã trải qua nhiều mưa nắng nhưng nó vẫn sáng bóng, không hề có một dấu hiệu của gỉ sắt. Các nhà khoa học trên toàn thế giới muốn phát hiện ra cách chế tạo ra cột sắt không gỉ nhưng không có kết quả. Theo kết quả nghiên cứu, cột sắt có thành phần sắt tinh khiết lên tới 99%, điều mà khoa học hiện nay không cách nào chế tạo nổi.
Trong một hang động gần như không có dấu chân người ở miền Bắc Tây Ban Nha, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra những tác phẩm điêu khắc và hội họa của thời kỳ đồ đá cũ cách ngày nay khoảng 26.000 – 10.000 năm. Họ còn khai quật được dưới lòng đất của khu vực này những bộ hài cốt dã thú giống hệt như trong bức bích họa. Theo khảo chứng của các nhà sinh vật học, những loài động vật này đại đa số là các loài cầm thú quý hiếm, kỳ lạ ở thời đại xa xưa, có loài ở Châu Âu đã tuyệt chủng.
Ở Nam Phi, người ta phát hiện ra những bức bích họa đá rất bóng và đẹp với màu sắc rất rực rỡ. Nó là những bức bích họa đá có cách đây hơn 15 ngàn năm với mức độ nghệ thuật tinh tế, có tỉ lệ chính xác cao và được làm từ những khoáng chất vô cùng phong phú.
Vào 600 triệu năm trước đây đã có dấu chân một người đi dày dẵm lên hóa thạch bọ ba thùy. Tháng 7 năm 1968, một nhà sưu tập hóa thạch nghiệp dư, ông William. Mester ở Utah Antelope Springs, đã khám phá ra dấu chân lâu đời nhất của con người với con bọ ba thùy trên mặt khối hóa thạch. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng con bọ ba thùy chỉ tồn tại cách đây trong khoảng từ 300 đến 600 triệu năm trước.
Vào năm 1972, người ta đã vận chuyển các quặng Uranium từ nước cộng hòa Gabo đến các nhà máy ở Pháp, nhưng các quặng này đều được kiểm tra là đã qua sử dụng. Chính phủ Pháp đã cử một phái đoàn gồm các nhà khoa học đến nghiên cứu. Các nhà khoa học ở Châu Âu cũng tham dự và đã khám phá ra mỏ quặng là một lò phản ứng hạt nhân tiền sử rất lớn. Chính Phủ Pháp và nhiều nước trên thế giới đã vô cùng bất ngờ trước kết quả nghiên cứu này. Lò phản ứng hạt nhân này có công nghệ phát triển rất cao so với chúng ta ngày nay.
Theo The Epoch Times