Nghiên cứu luân hồi: Lạm dụng quyền lực đời trước, bất hạnh bám đuổi đời này

23/09/17, 10:40 Nhân quả - Luân hồi

Trong tôn giáo thường lý giải rằng, những bất hạnh của kiếp này đều có nguyên nhân từ kiếp trước. Nhớ lại tiền kiếp, sẽ hiểu và chấp nhận được hiện tại, cũng là phương pháp định hướng cho tương lai.

Lạm dụng quyền lực đời trước, bất hạnh bám đuổi đời này. (Ảnh: SBS)
Lạm dụng quyền lực đời trước, bất hạnh bám đuổi đời này. (Ảnh: SBS)

Đối với những bất công mà một người gặp phải trong đời, người tu luyện tin rằng đó là kết quả của những điều ác mà họ đã làm trong những đời trước. Nói cách khác, mọi người sống qua nhiều đời và nghiệp lực của họ là một thứ vật chất tạo ra do làm điều xấu có liên quan đến những khổ nạn và bệnh tật trong đời này.

Ở phương Tây, nhiều bác sĩ và học giả đã có thể tìm thấy những đời trước của bệnh nhân và nhờ đó xác định được nguyên nhân thật sự của những đau khổ và bệnh tật của họ trong đời này. Edgar Cayce (1877–1945), một người theo đạo Cơ Đốc bình thường và cũng là một nhà tiên tri, đã làm được điều ấy.

Tuy nhiên, những khả năng siêu thường của Cayce đã luôn bị nghi ngờ. Trường Đại học Tổng hợp Harvard đã cử tiến sĩ Hugo Munsterberg đến để điều tra những khả năng siêu thường của Cayce, cuối cùng Tiến sĩ Munsterberg cũng đã bị thuyết phục hoàn toàn.

Khi Edgar Cayce sống ở Virginia, nhiều người đã đến để kiểm chứng những khả năng siêu thường của ông, trong số đó có Thomas Sugrue – nhà văn, nhà sử học người Mỹ. Sau khi Thomas điều tra và xác minh kỹ càng, ông không chỉ công nhận những khả năng siêu thường của Cayce, mà năm 1942 còn viết một cuốn sách về Cayce với tiêu đề: “Câu chuyện về Edgar Cayce: Có một dòng sông”.

Edgar Cayce là một người Cơ Đốc giáo ngoan đạo, và là một người giản dị và chân thành. Ông không bao giờ dùng những khả năng siêu thường của mình để kiếm danh lợi. Một nửa thế kỷ sau khi ông mất, nhiều cuốn sách về Cayce đã được xuất bản.

Trong suốt cuộc đời của mình, Cayce đã đọc và ghi lại khoảng 15 nghìn trường hợp, nhiều trường hợp trong số đó là đọc về những đời trước của mọi người. Tiến sĩ Gina Cerminara đã cẩn thận biên soạn và phân tích những nghiên cứu của Cayce về tiền kiếp, và xuất bản chúng vào năm 1950 trong cuốn sách của bà với tiêu đề “Những ngôi nhà: Câu chuyện của Edgar Cayce về sự luân hồi”.

Dưới đây là mô tả một số nghiên cứu về những bệnh nhân đã lạm dụng quyền lực để hại những người khác trong những đời trước của họ và cuối cùng phải sống trong bần hàn, và hoặc là khốn khổ vì bệnh tật, trong những đời này họ phải trả nợ cho những tội nghiệp mà họ đã gây ra.

Edgar Cayce, người đàn ông có khả năng "đọc" tiền kiếp của người khác và tiên đoán chuẩn xác phi thường. (Ảnh: Historic Mysteries)
Edgar Cayce, người đàn ông có khả năng “đọc” tiền kiếp của người khác và tiên đoán chuẩn xác phi thường. (Ảnh: Historic Mysteries)

Nhiều người có thể đã nghe thấy rằng vào thời Trung Cổ, khi tôn giáo cũng là luật pháp, nhiều phụ nữ đã bị buộc tội oan là làm phù thủy và bị thiêu cho đến chết trên cọc. Một trong những bệnh nhân của Cayce đã từng là một người đàn ông thuộc tầng lớp thượng lưu trong một đời trước, có nhiệm vụ phán xử những trường hợp liên quan đến phù thủy.

Nói cách khác, ông ta có nhiệm vụ bức hại những người bị buộc tội oan là phù thủy. Trên bề mặt, ông ta đang duy hộ tôn giáo và cái gọi là đạo đức xã hội, nhưng ngược lại trên thực tế, để biện hộ cho thói dâm ô của mình, ông ta đã lạm dụng tình dục đối với những người phụ nữ vô tội này trong khi xét xử họ.

Khi ông ta đến gặp Cayce để được chẩn đoán, trong đời này ông ta là một cậu bé 11 tuổi sống trong cảnh bần hàn với mẹ của mình. Cậu bé bị mắc chứng động kinh nghiêm trọng khiến cậu bị liệt ở phần người bên trái và không nói được. Cậu thậm chí không thể tự mặc quần áo cho mình vì vai của cậu bị vẹo quá.

Trong khoảng vài ngày, những cơn động kinh của cậu ta cứ 20 hay 30 phút lại xảy ra một lần, làm cho cậu hoàn toàn mất khả năng tự nâng đầu mình hay ngồi thẳng lên. Những tài liệu mà Cayce ghi lại đưa ra giả thuyết rằng chứng động kinh thường là kết quả của những hành vi cực kỳ sai trái về tình dục trong những đời trước.

Trong trường hợp của cậu bé, có vẻ như những thống khổ mà cậu phải chịu là vì đã lạm dụng quyền lực của mình để bức hại những người vô tội cùng với những hành vi sai trái về tình dục trong đời trước của mình.

Một bệnh nhân khác của Cayce là một quân nhân trong thời kỳ Đế quốc La Mã cổ đại. Anh ta đã lạm dụng quyền hạn của mình để tư lợi và làm giàu cho riêng mình. Cayce không nói rõ là anh ta đã lạm dụng quyền lực như thế nào. Ông chỉ nói rằng anh ta đã hưởng lợi về mặt vật chất nhưng đã bị mất rất nhiều về mặt tinh thần.

Trong đời này, anh ta sống trong cảnh bần hàn cơ cực, không nhà không cửa và bị cái đói dày vò. Anh ta phải sống dựa vào tiền từ thiện của thân nhân ở Mỹ gửi về để sống qua ngày trong khu nhà ổ chuột ở London. Trong đời trước, anh ta đã dùng bạo lực để lấy của cải của người khác, cái nhân gây ra nghèo đói và vô gia cư trong đời này.

Một ví dụ khác, một nữ bệnh nhân của Cayce đã từng tham gia cuộc Cách mạng Pháp trong đời trước, bà kêu gọi nhân dân Pháp nổi dậy chống lại tầng lớp quý tộc. Trong cuộc Cách mạng Pháp, bà đã hiến dâng mình để thực hiện lý tưởng, và đã đạt được những tiến bộ to lớn trên phương diện tinh thần.

Nhưng khi đã đạt được quyền lực sau thành công của cuộc cách mạng, bà đã trở nên sa đọa không kém những người quý tộc mà bà đã từng chiến đấu để lật đổ. Khi người phụ nữ này đến gặp Cayce để chẩn đoán thì đã 40 tuổi, phải sống trong cảnh góa bụa 10 năm, và phải tự nuôi một cô con gái.

Bà đã phải vất vả lắm mới kiếm đủ tiền để tiêu. Cuộc sống cô đơn và buồn tẻ đã làm cho bà tuyệt vọng. Bởi vì bà đã lạm dụng quyền lực trong một đời trước và đẩy những người khác vào chỗ tuyệt vọng, bà đã phải nếm trải nỗi tuyệt vọng tương tự trong đời này. Trông có vẻ như là bà là một nạn nhân của nền kinh tế và của một số phận không công bằng, nhưng trên thực tế bà thực sự là nạn nhân của những tội ác của chính mình trong đời trước.

Tất nhiên, không phải tất cả những khổ nạn trong cuộc đời đều là do những lỗi lầm trong các đời trước. Nó có thể là được an bài cho một số người gặp những khổ nạn trong cuộc đời để giúp họ đề cao tầng về tinh thần qua những thử thách này.

Những người này được an bài để chịu bệnh tật, khổ nạn, và bất công trên đời hoặc là để tiêu nghiệp mà họ đã tích từ các đời trước hoặc là để rèn luyện tinh thần của họ. Sự bất hạnh của những người khác, bất kể là dưới hình thức nào, đều không phải là việc để cười.

Con người sẽ tạo nghiệp cho chính mình nếu họ thờ ơ lãnh đạm hoặc thậm chí cười trên những đau khổ và bất hạnh của những người khác. Cuối cùng thì những người đó sẽ phải trả giá bằng những khổ nạn tương tự trong một đời sau.

Theo MinhHue

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng