Nghệ thuật Shen Yun: Những sắc màu khởi nguồn cho cảm hứng bất tận

Nhắc đến Shen Yun (Thần Vận), người ta không thể không kể đến những điệu múa điêu luyện, những câu chuyện lịch sử được khắc họa sâu sắc. Thêm vào đó là cách sử dụng màu sắc đa dạng, hài hòa, gây ấn tượng mạnh đối với khán giả.

(Ảnh: Shen Yun)
Cách phối màu độc đáo của Shen Yun gây ấn tượng mạnh đối với khán giả. (Ảnh: Shen Yun)

Màu sắc luôn đóng một vai trò quan trọng ở Trung Quốc. Qua hàng nghìn năm, người ta đều cảm thấy văn hóa của Trung Quốc được lấy cảm hứng từ các vị Thần. Họ cho rằng năm yếu tố – nước, lửa, gỗ, kim loại và đất – sinh ra tất cả mọi thứ ở trên đời, kể cả màu sắc, do đó đều không thể tách khỏi luật trời.

Màu sắc có thể mang tính biểu tượng nên phải sử dụng một cách khôn ngoan. Khổng Tử coi các màu đen, đỏ, xanh dương, trắng và vàng là các màu truyền thống thể hiện sự nhân từ, công bình, trung thành, khôn ngoan và tin tưởng.

Những vị Hoàng đế thường chọn các màu sắc mang tính biểu tượng. Sự ngự trị của họ dựa trên ngũ hành và thuyết Âm Dương. Họ lựa chọn màu sắc dựa trên các yếu tố, các mùa và ý nghĩa biểu tượng của họ.

Việc lựa chọn màu sắc luôn được thực hiện như vậy cho tới khi chế độ cộng sản được thiết lập và thay thế những niềm tin truyền thống bằng chủ nghĩa vô thần, bằng đấu tranh giai cấp và bằng sự phá hủy những giá trị cổ xưa.

Màu đỏ, màu của yếu tố lửa, xưa kia đã từng được sử dụng một cách cẩn thận để thể hiện sự vật, ví dụ như mắt của một con rồng. Còn bây giờ thì màu đỏ tràn ngập Trung Quốc, nó lấn át tất cả các màu khác.

Khi các vũ công trong trang phục gợi lên hình ảnh của những con phượng thiên quay người và xoay tròn theo đường xoắn ốc, những chiếc váy màu xanh da trời biến thành một bầu trời đêm lấp lánh.

Khi các nghệ sĩ bắt đầu biểu diễn điệu múa trong một lễ hội dân gian, những chuyển động nhanh của màn múa đẩy vào không khí những sóng xanh màu ngọc bích, với những đám mây màu vàng và màu cam.

Phông nền kỹ thuật số tái hiện lại sự huy hoàng của những phong cảnh trái đất. Những đền thờ thiêng liêng, cung điện vua chúa, các khu vườn Trung Quốc tinh tế, hoặc các bức tranh thiên đường sống động khi các vũ công tiến đến trên sân khấu.

"Các cô gái Mãn Châu lịch thiệp", một điệu múa của Shen Yun 2011. (Shen Yun PERFORMING ARTS) 
Những cô gái Mãn Châu lịch thiệp, một điệu múa của Shen Yun 2011. (Ảnh: Shen Yun)

Công ty Shen Yun là trung tâm của sự hồi sinh nền văn hóa Trung Hoa đích thực, được thể hiện thông qua các điệu múa cổ điển và âm nhạc. Kể từ khi công ty có trụ sở tại New York này bắt đầu hoạt động từ năm 2006, sự kết hợp của múa cổ điển Trung Hoa và trang phục đầy màu sắc trước một phông cảnh tuyệt đẹp tạo ra hiệu ứng sân khấu độc nhất, đã làm mê hoặc các nghệ sĩ và các nhà thiết kế trên khắp thế giới.

Khán giả đã ghi nhận ở Shen Yun những yếu tố nghệ thuật đỉnh cao và độc đáo. Ví dụ, rất hiếm, ngay cả trong lĩnh vực dệt may, để thấy màu xanh lá cây được kết hợp với màu đỏ thẫm. Một số nhà thiết kế thời trang đã cảm thấy cảm hứng tuôn trào khi tham dự một buổi diễn của Shen Yun.

Đây là trường hợp của Yliana Yepez, từng là một cựu người mẫu và nay trở thành một nhà thiết kế các phụ kiện trang phục, đã xem biểu diễn Shen Yun tại Trung tâm Lincoln, hồi tháng 1/2014. Tại thời điểm đó, cô đã chuẩn bị các mẫu cho tuần lễ thời trang sắp tới của Mercedes Benz, New York.

(Ảnh: Shen Yun)
(Ảnh: Shen Yun)

Những màu sắc này mang lại cho bạn sự sống động. Sau khi xem chương trình này, tôi nghĩ tôi sẽ thay đổi một chút bảng màu của mình”, cô nói.

Sau đó, những chiếc túi xách của cô đã trở nên nổi tiếng và được đăng hình trên các tạp chí như Vogue, InStyle hay Glamour Magazine. Bộ sưu tập hiện nay của cô với những màu chủ đạo như nghệ tây, ngọc lục bảo, quýt, ngọc lam và màu hồng điều được kết hợp với những màu vừa phải hơn.

Azzurra Itri, nhà thiết kế thời trang Ý và chủ sở hữu của OneSoul, đã khẳng định: “Shen Yun luôn là một nguồn cảm hứng lớn”, sau khi tham dự một buổi biểu diễn tại Milan – trong năm thứ hai.

Những bộ váy truyền thống Trung Quốc cho thấy khả năng pha trộn màu sắc và sự mềm mại của trang phục theo một cách thật sự sáng tạo”, cô giải thích thêm: “Thông qua màu sắc và cử động, múa cổ điển Trung Quốc tạo ra một hiệu ứng thực sự huyền diệu”.

(Ảnh: Shen Yun)
(Ảnh: Shen Yun)

Nhà thiết kế lừng danh Norma Kamali, chuyên gia sáng tạo trang phục trong lĩnh vực múa, cho biết: “Tôi đã nhìn thấy những ví dụ tuyệt vời nhất về cách các loại vải, trang phục, ống tay áo có thể nâng giá trị của những điệu nhảy và kể lại câu chuyện“.

Babbie Lovett, người mẫu và nhà sản xuất sàn diễn thời trang, cho biết, trong số các chương trình biểu diễn mà cô đã xem, Đoàn nghệ thuật Shen Yun là đẹp nhất. “Tôi nghĩ mình vừa được nhìn thấy một màn trình diễn tuyệt nhất”, bà Lovett nói sau một buổi biểu diễn tại Trung tâm Lincoln.

Donna Karan, nhà thiết kế hàng đầu của DKNY và là người sáng lập Urban Zen Charity Initiative, đã tham dự buổi diễn của Shen Yun năm 2011, đã nói: “Điều khiến tôi yêu thích buổi diễn này, là tính xác thực của nó. Tôi đã phát hiện ra nhiều khía cạnh của Trung Quốc trong buổi diễn này”.

Như một câu nói nổi tiếng của Trung Quốc “mỗi triều đại đều có nét riêng của mình”. Điều này đề cập đến một thực tế rằng mỗi một triều đại mang đến những nét nghệ thuật mới, bao gồm cả phong cách trang phục, kiến trúc, nghệ thuật và những cải tiến kỹ thuật.

(Ảnh: Shen Yun)
(Ảnh: Shen Yun)

Theo truyền thuyết xa xưa, những vị Thần trên thiên thượng sẽ đầu thai thành người trên trái đất trong những giai đoạn khác nhau. Họ sẽ trở thành Hoàng đế, học giả và các nghệ sĩ để mang đến cho nhân loại một món quà từ thiên thượng.

Những trang phục trên thiên đình là một trong những quà tặng của Thần. Bởi vậy, các tiên nữ, chư Phật, Bồ Tát, Đạo và các vị thần khác đều có hiện diện trên trang phục của họ.

Các cô gái ở thời nhà Đường được giới thiệu với váy màu vàng và ống tay áo rộng bay lượn. Trong một điệu nhảy cung đình, những nàng công chúa Mãn Châu của triều đại nhà Thanh mang trang phục được trang trí cầu kỳ được ví như một “đóa hoa”. Những bộ váy áo trên sân khấu được thiết kế để phù hợp với các điệu nhảy, nhưng phong cách của chúng thì duy trì màu sắc và các yếu tố truyền thống.

Bằng các vũ điệu và trang phục, Shen Yun đã tôn vinh hơn 50 dân tộc thiểu số ở Trung Quốc. Ví dụ, những điệu nhảy Mông Cổ của Shen Yun nhấn mạnh những trang phục và kiểu tóc là niềm tự hào của phụ nữ Mông Cổ.

(Ảnh: Shen Yun)
(Ảnh: Shen Yun)

Người Mèo, hoặc H’mong là nhóm dân tộc lớn thứ năm ở Trung Quốc và là một trong những dân tộc lâu đời nhất. Trang phục thêu những gam màu hiếm và những đồ trang sức bằng bạc mịn chiếm vị trí nổi bật trong các điệu múa dân tộc H’mong. Trong điệu nhảy Mèo, nhịp điệu mạnh mẽ gia tăng khi các vũ công di chuyển theo tiếng trống cùng tiếng leng keng của đồ trang sức.

Điều này sẽ ảnh hưởng đến bộ sưu tập tiếp theo của tôi. Thật ấn tượng. Sự uốn lượn và sự kết hợp của màu sắc – thật táo bạo khi kết hợp một số màu sắc – thật tuyệt vời”, Cristiane Belmonte, một nhà thiết kế thời trang đã cho biết sau khi xem buổi biểu diễn ở Milan.

Có sự tương phản trong màu sắc … các điệu nhảy đều rất đẹp, các vũ công và âm nhạc kết hợp hài hòa với nhau. Rất thanh lịch“, Michael Silvia, sáng lập viên của The Sylvia & Group nhận xét.

Mỗi năm, Shen Yun sản xuất một chương trình khác nhau và chỉnh lại bảng màu của 400 trang phục mới, được tỉ mỉ cắt và ghép cẩn thận, đó là một đại dương màu mới và nguồn cảm hứng cho công chúng. Một số người nhận thấy rằng các màu sắc này bắt đầu xuất hiện tại các sàn diễn thời trang lớn trên thế giới.

Theo Vietdaikynguyen

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!