Nghe loại âm nhạc trái với Thiên đạo ắt dẫn tới hại người, vong quốc

30/08/17, 13:48 Cổ Học Tinh Hoa

Cổ nhân đặc biệt chú trọng đến sự ảnh hưởng của âm nhạc đối với tâm tính con người. Tâm tính, đạo đức của một người là nên thuận theo Thiên đạo. Âm nhạc trái với Thiên đạo thì sẽ làm “hủy nhân vong quốc”.

Một học giả tu hành đời Đường đã nói: “Âm nhạc tốt tạo nên người tốt, âm nhạc xấu tạo nên người xấu”. (Ảnh: Shen Yun Performing Arts)
Một học giả tu hành đời Đường đã nói: “Âm nhạc tốt tạo nên người tốt, âm nhạc xấu tạo nên người xấu”. (Ảnh: Shen Yun Performing Arts)

Âm nhạc là có cát, có hung

Trong “Luận Ngữ” có ghi chép rằng, một lần, khi học trò Nhan Uyên hỏi Khổng Tử về vấn đề trị quốc, Khổng Tử đáp: “Yếu xả khí trịnh quốc đích âm nhạc”, tức là phải bỏ đi âm nhạc của nước Trịnh (một nước chư hầu nhà Chu thời Xuân Thu). Âm nhạc của nước Trịnh thời ấy là thuộc loại tà âm phóng túng tình dục.

Theo Khổng Tử, loại âm nhạc khiến nam giới bị trầm mê vào sự hấp dẫn của sắc đẹp thì sẽ làm hại đến tâm tính và tình cảm của họ, hủy hoại ý chí và đạo đức của họ.

Trong “Sử ký. Nhạc thư” viết: “Thính thưởng âm nhạc, hữu cát hữu hung, giá tựu thị âm nhạc quan hồ tâm tính, nhi tâm tính hựu quan hồ tự nhiên chi thiên đích đạo lý”. Tức là nghe, thưởng thức âm nhạc là có điều tốt lành và cũng có điều hung ác không may mắn.

Đây là sự ảnh hưởng của âm nhạc đối với tâm tính của người nghe. Tâm tính, đạo đức của một người là nên thuận theo Thiên đạo. Âm nhạc trái với Thiên đạo thì sẽ làm “hủy nhân vong quốc”.

Người Trung Hoa cổ xưa đặc biệt chú ý đến sự ảnh hưởng của âm nhạc đối với tính nết con người. Họ hiểu rõ và cho rằng lợi ích lớn lao của âm nhạc chính là để giáo dục con người.

Những người am hiểu âm nhạc thời xưa quan niệm rằng, âm nhạc không phải để phát triển cảm giác của những giác quan. Bởi vì họ đã nhìn thấy “Cấu tạo tâm tính” và “Giáo dục qua âm nhạc”, đó là tác dụng nguyên thủy của âm nhạc.

Âm nhạc có nhiều cấp khác nhau. Âm nhạc thấp kém xâm phạm nguyên tắc của sự điều độ, nó không giới hạn việc biểu lộ cảm xúc của con người, sẽ đưa tới suy thoái và bạo lực, cuối cùng nhân loại không còn đạo đức. Loại âm nhạc này là một lời nguyền, tạo nên sự sụp đổ của một triều đại. Âm nhạc ở cấp cao biểu lộ nguyên lý của vũ trụ. Vì vậy, thưởng thức loại âm nhạc này sẽ ảnh hưởng đến đức của người nghe, và người ta có thể nâng cao được đạo đức của mình.

Một học giả tu hành đời Đường đã nói: “Âm nhạc tốt tạo nên người tốt, âm nhạc xấu tạo nên người xấu ác”. Quả đúng là như vậy!

Tà âm bất chính hủy nhân vong quốc

Thời cổ đại có điển cố: “Tang gian bộc thượng chi âm, vong quốc chi âm dã” (âm thanh trong ruộng dâu trên bãi sông Bộc là tiếng nhạc mất nước). Trong “Sử ký” có ghi chép lại điển cố này như sau:

Sư Khoáng là nhà âm nhạc nổi danh thời Xuân Thu, được lịch sử xưng là “Thánh nhạc”. Vua của nước Tấn là Tấn Bình Công vừa hoàn thành xong Vương Cung muốn cử hành điển lễ chúc mừng. Vua nước Vệ là Vệ Linh Công vì mong muốn hai nước có mối quan hệ hữu hảo liền dẫn nhạc công đến chúc mừng. Vua Vệ Linh Công dẫn tùy tùng đến bên bờ sông Bộc Thủy (sông Bộc) thì trời đã tối. Họ đành phải ở lại bên sông để nghỉ tạm qua đêm.

Lúc này, họ nghe thấy một ca khúc mới lạ văng vẳng vang đến, trong lòng vô cùng phấn chấn, hứng thú. Vua Vệ Linh Công liền ra lệnh cho âm nhạc gia Sư Quyên ghi chép lại.

Tâm tính, đạo đức của một người là nên thuận theo Thiên đạo. Âm nhạc trái với Thiên đạo thì sẽ làm “hủy nhân vong quốc. (Ảnh: Sohu)
Tâm tính, đạo đức của một người là nên thuận theo Thiên đạo. Âm nhạc trái với Thiên đạo thì sẽ làm “hủy nhân vong quốc. (Ảnh: Sohu)

Ngày hôm sau đoàn người đến nước Tấn. Trong buổi tiệc, sau khi được thưởng thức các màn ca múa nhạc của nước Tấn, Vệ Linh Công lệnh cho Sư Quyên diễn tấu bản nhạc mà họ đã nghe ở bờ sông Bộc ngày hôm trước. Với tài gảy đàn của Sư Quyên, âm thanh bản diễn tấu vang lên, lúc thì da diết, bi thương khiến người khác tan nát cõi lòng, lúc lại giống như tiếng mưa phùn không ngớt.

Ngồi ở bàn tiếp đãi, thái sư chưởng nhạc của nước Tấn là Sư Khoáng mỉm cười, dụng tâm nghe. Nhưng chỉ một lát sau nụ cười trên gương mặt ông dần biến mất, thần sắc càng lúc càng nghiêm nghị hơn.

Sư Quyên mới gảy chưa đến một nửa bản nhạc thì Sư Khoáng rốt cuộc không nhịn được, đứng dậy giữ tay Sư Quyên lại và nghiêm nghị nói: “Mau dừng lại! Đây là loại tà âm vong quốc, ngàn vạn lần chớ nên gảy!”.

Vua Tấn Bình Công vội chất vấn thái sư: “Khúc nhạc này thực sự nghe rất hay, ngài sao lại nói là âm nhạc vong quốc được?” 

Sư Khoáng đáp: “Vào cuối đời nhà Ân, có Sư Diên là quan âm nhạc, cùng với vua Trụ làm ra khúc nhạc uỷ mị này. Vua Trụ nghe lấy làm thích lắm. Đến khi Vũ vương ta đánh vua Trụ, Sư Diên ôm đàn chạy về phía đông, nhảy xuống sông Bộc. Từ bấy giờ có ai thích âm nhạc đi qua đấy thì lại có tiếng đàn văng vẳng ở dưới nước vang lên. Khúc nhạc này Sư Quyên nghe được trên đường đi, là khúc đàn ở trên sông Bộc. Loại âm nhạc này rất không tốt, ai say mê nó thì thân sẽ bị hủy mà quốc gia thì bị suy sụp. Cho nên, không thể để Sư Quyên gảy hết đoạn nhạc này”.

Nói đến đây, Sư Khoáng chuyển qua nói với Sư Quyên: “Khúc nhạc mà ngài vừa gảy là khúc nhạc ngài nghe được ở bên sông Bộc phải không?”

Vua Vệ Linh Công và Sư Quyên nghe xong đều sửng sốt và lấy làm lạ. Tấn Bình Công lại hỏi Sư Khoáng rằng: “Đó là âm nhạc của đời trước, gảy nghe chơi thì có hại gì!”.

Sư Khoáng nói: “Vua Trụ vì mê khúc đàn ấy mà đến nỗi mất nước, đó là một thứ âm nhạc bất tường, vậy chớ nên gảy”.

Tấn Bình công nói: “Ta thích nghe âm nhạc mới, Sư Quyên hãy vì ta gảy nốt khúc đàn ấy”. Sư Quyên lại lựa dây rồi gảy nốt khúc đàn ấy. Tiếng đàn êm ái, lên bổng xuống trầm, như than như khóc.

Tấn Bình Công lại nói: “Khúc nhạc này ta nghe thật quá cảm động lòng người, còn có khúc nào hay hơn, cảm động hơn nữa không?”.

Sư Khoáng trả lời: “Có!”

Tấn Bình Công nói: “Có thể cho ta nghe một khúc được không?”

Sư Khoáng nói: “Phải là người có đức dày hành nghĩa thâm hậu mới có thể nghe được khúc này. Nay ngài bạc đức, không nên nghe!”.

Tấn Bình Công nói: “Quả nhân chỉ mong có thể nghe ca khúc ấy, ngài đừng nên chối từ”.

Sư Khoáng bất đắc dĩ phải cầm lấy đàn mà gảy. Mới gảy được một khúc, thì có một đàn chim hạc ở phương Nam bay đến. Gảy thêm khúc nữa thì chim hạc vỗ cánh mà múa, vươn cổ mà hót theo tiếng nhạc.

Tấn Bình Công đứng dậy vỗ tay tán thưởng. Những người đứng xem ai cũng kinh ngạc. Tấn Bình Công ngồi xuống, nói: “Còn khúc nhạc nào hay hơn, cảm động hơn thế không?”

Sư Khoáng nói: “Có, ngày xưa vua Hoàng đến hội các thần ở núi Thái Sơn, rồi làm ra điệu nhạc này. Vua đời sau đức bạc, không xứng để nghe, nếu nghe thì có họa bại vong”.

Tấn Bình Công thấy vậy liền nói: “Quả nhân nay đã già rồi, còn lo bại vong sao? Nếu được nghe khúc nhạc ấy mà chết thì cũng thoả lòng”.

Sư Khoáng nhất định không chịu gảy. Tấn Bình công đứng dậy, hai ba lần cố ý nài ép. Sư Khoáng bất đắc dĩ lại phải ôm cầm mà gảy.

Mới gảy một khúc, có đám mây đen ở phương Tây hiện lên. Gảy khúc nữa thì bỗng nổi một cơn dông, bao nhiêu ngói ở trên nóc điện bay tung lên và cột hiên gãy hết, lại thấy có tiếng sét dậy trời, rồi mưa như trút nước. Dưới đài ngập mấy thước, trong đài chỗ nào cũng ướt cả, Tấn Bình Công sợ hãi, cùng với Vệ Linh Công nằm phục vào một nơi. Khi mưa gió đã im lặng rồi, nội thị mới vực Tấn Bình Công và Vệ Linh Công ở trên đài xuống.

Tiếp sau đó nước Tấn gặp phải đại hạn suốt ba năm, không một ngọn cỏ nào sống sót, dân chúng lầm than cơ cực.

Theo Trithucvn

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!