Nghệ An: Bắt kẻ cầm đầu đường dây bán trẻ sơ sinh ra nước ngoài

03/06/19, 15:53 Việt Nam

Sau khi đưa một phụ nữ đang mang bầu sang Trung Quốc bán thai nhi lấy 96 triệu đồng, Chanh đã bị cơ quan công an Nghệ An cấm đi khỏi nơi cư trú và khởi tố về tội ‘tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài’ mới đây.

(Ảnh minh họa qua tintucvietnam)

Cuối tháng 4/2019, Moong Thị Chanh (1977, bản Huồi Thợ, xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn) đã rủ rê, đưa chị Cụt Thị An (trú cùng bản) lúc này đang mang thai ra bến xe Móng Cái (Quảng Ninh).

Từ đây, Chanh dẫn chị An men theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc để bán thai nhi. Chị An sau khi vượt biên qua thành công thì được dẫn đến ở trong một căn nhà, hàng ngày được chăm sóc khá chu đáo, có người mang thức ăn, nước uống.

Đến khi trở dạ thì chị được đưa vào bệnh viện để lấy đứa trẻ. Với mức giá cho mỗi thai nhi là 70 triệu đồng đối với bé gái, còn bé trai 60 triệu đồng. Chanh và chị An đã nhận 3 vạn nhân dân tệ rồi cùng nhau bắt xe quay về cửa khẩu Móng Cái.

Chanh dẫn chị An đi bán thai nhi để lấy 96 triệu đồng. (Ảnh qua docbao)

Cũng tại đây, Chanh đổi số tiền trên để lấy 96 triệu đồng. Đến khi về tới bản, Chanh gặp và đưa cho anh Lương Phò May (chồng chị An) 70 triệu đồng và giữ lại 26 triệu để tiêu xài cá nhân.

Phát hiện vụ việc, công an huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đã áp dụng biện pháp ngăn chặn, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Chanh, đồng thời tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.

“Nữ bị can này bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú để phục vụ công tác điều tra”, đại diện Công an huyện Kỳ Sơn cho hay.

Mới đây, lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Moong Thị Chanh về hành vi ‘Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài’.

Bán con không phải chuyện gì to tát lại có thể trả nợ?

Những năm gần đây, việc bán bào thai từ Nghệ An sang Trung Quốc diễn ra thường xuyên và chẳng lạ gì với người dân nơi đây. Những người phụ nữ đáng thương này nói rằng do hoàn cảnh quá khó khăn nên họ phải bán con để trả nợ, để trang trải cuộc sống hàng ngày.

Trao đổi với phóng viên, chị Lữ Thị P. (1982, bản Đỉnh Sơn 2, xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn) – một trong những người bán đi đứa con của mình cho biết: “Sau khi bán đứa trẻ sơ sinh được 80 triệu đồng trở về, ngoài trả một phần nợ, gia đình còn sắm được một chiếc xe máy 27 triệu đồng, ti vi 2,5 triệu đồng và loa thùng 5 trăm nghìn đồng… số tiền còn lại thì để dành mua gạo”.

Chị Lữ Thị P. bên chiếc tivi và loa thùng mới mua từ tiền bán con. (Ảnh qua 24h)

Đến nay thì tiền bán con đã tiêu hết rồi nhưng gia đình chị vẫn còn nợ 3 triệu đồng nữa. “Hết tiền rồi. Phải đi làm rẫy kiếm lúa, kiếm gạo thôi”, chị hồn nhiên nói.

Cũng giống như chị P., chị Lữ Thị Đ. (1981, cách nhà P. khoảng hơn 100m), sau khi cầm 80 triệu đồng trong tay từ tiền bán con, ngoài trả 15 triệu đồng tiền ngân hàng, 10 triệu đồng tiền gỗ làm nhà; Đ. mua chiếc xe máy 25 triệu đồng và mua gạo nữa là hết. Hết tiền tiêu, chồng đi làm thuê trong miền Nam, còn Đ. ở nhà tiếp tục làm rẫy nuôi con.

Cũng vì khó khăn nên chị P. mới bán con để trang trải cuộc sống. (Ảnh qua 24h)

Khó khăn trong việc điều tra và xử lý các trường hợp mẹ bán con

Tại kỳ họp HĐND tỉnh Nghệ An cuối năm 2018, Đại tá Nguyễn Hữu Cầu – Giám đốc Công an tỉnh cho biết có hàng chục vụ bán con ngay sau khi sinh ra, thậm chí bán cả mẹ lẫn con tại nơi đây. Nhiều trường hợp, những người phụ nữ bán con còn chết bên xứ người vì đội ngũ y bác sĩ trình độ thấp kém…

“Thủ đoạn của loại tội phạm này không mới, chúng thường tìm đến những người phụ nữ dân tộc, chủ yếu là người Khơ mú, sinh sống ở vùng núi cao, mang thai 6-8 tháng. Sau đó, các đối tượng dẫn thai phụ sang TQ bằng đường tiểu ngạch”, Đại tá Nguyễn Hữu Cầu cho hay.

Để có tiền dựng nhà mới, nhiều người phụ nữ đồng bào dân tộc Khơ – mú ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An sẵn sàng bán con. (Ảnh qua 24h)

Cũng theo đại tá, hành vi bán mẹ thì có thể xử lý theo quy định của pháp luật, còn bán con thì không thể xử lý vì bộ luật Hình sự năm 2015 không quy định về tội phạm mua bán bào thai.

“Sự việc xảy ra ở TQ, hiệp định tương trợ tư pháp ký kết giữa Việt Nam và TQ từ năm 1988, chưa được sửa đổi. Đây là điều bất cập rất lớn mà lực lượng công an chúng tôi cố gắng tìm cách để ngăn chặn nhưng vẫn chưa có hiệu quả”, vị giám đốc Công an Nghệ An chia sẻ thêm.

Vũ Tuấn (t/h)

Xem thêm:

Ad will display in 09 seconds

Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

Ad will display in 09 seconds

Bốn yếu tố này tạo nên gia đình hưng vượng

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Những người biết bay đang sở hữu bí mật gì?

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao hòa thượng cướp dâu?

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

    Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

  • Bốn yếu tố này tạo nên gia đình hưng vượng

    Bốn yếu tố này tạo nên gia đình hưng vượng

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Những người biết bay đang sở hữu bí mật gì?

    Những người biết bay đang sở hữu bí mật gì?

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Vì sao hòa thượng cướp dâu?

    Vì sao hòa thượng cướp dâu?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!