Ngẫm thế cục chính trị của ĐCSTQ thông qua “lăng kính” của Kim Dung

04/06/20, 21:43 Góc Nhìn
Tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung từ lâu đã được nhiều người nhận định là có mang theo nội dung chính trị, nhắm thẳng vào chính quyền ĐCSTQ.
Tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung từ lâu đã được nhiều người nhận định là có mang theo nội dung chính trị, nhắm thẳng vào chính quyền ĐCSTQ. (Ảnh: Genk)

Tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung từ lâu đã được nhiều người nhận định là có mang theo nội dung chính trị, nhất là hai bộ tiểu thuyết cuối cùng của ông dường như không kiêng dè gì, nhằm thẳng vào chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mà chỉ trích.

Tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung từ lâu đã được nhiều người nhận định là có mang theo nội dung chính trị, nhắm thẳng vào chính quyền ĐCSTQ.
Tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung từ lâu đã được nhiều người nhận định là có mang theo nội dung chính trị, nhắm thẳng vào chính quyền ĐCSTQ. (Ảnh: Genk)

Thật ra thái độ của Kim Dung đối với ĐCSTQ ban đầu không tệ như vậy, thậm chí ông đã từng coi ĐCSTQ và lãnh tụ Mao Trạch Đông như những người anh hùng chân chính. Muốn tìm hiểu quá trình nhận thức ĐCSTQ của Kim Dung, có lẽ nên bắt đầu đi từ Xạ Điêu Tam Khúc, sang Thiên Long Bát Bộ, Tiếu Ngạo Giang Hồ và cuối cùng là Lộc Đỉnh Ký.

Đầu tiên là Xạ Điêu Tam Khúc, một trong năm nhân vật có võ công cao nhất thiên hạ là Hồng Thất Công. Hồng Thất Công cũng là bang chủ của bang phái lớn mạnh nhất thời bấy giờ – Cái Bang. Nhân vật này mang họ Hồng (màu đỏ – màu của hồng kỳ), làm chủ phương Bắc (phía Bắc Trung Quốc là Liên Xô), cai quản những người ăn mày (giai cấp vô sản) – ngụ ý của Kim Dung có lẽ đã khá rõ: Hồng Thất Công chính là chỉ Liên Xô và ĐCSTQ.

Hồng Thất Công được miêu tả là người nghĩa hiệp chân chính, suốt đời ngoài tật xấu ham ăn ra thì luôn bôn ba khắp nơi để duy trì chính nghĩa, không chỉ người chính phái khâm phục ông mà cả những kẻ tà đạo cũng sợ ông một phép, ngay cả Hoàng Dược Sư vốn nhìn thiên hạ chỉ bằng nửa con mắt cũng phải tôn trọng ông mấy phần. Kẻ hung ác như Cừu Thiên Nhẫn bị ông mắng vài câu đã xấu hổ lao đầu xuống vực, kẻ thâm độc như Âu Dương Phong chạm phải ánh mắt nghiêm khắc của ông cũng tự thấy xấu hổ mà né tránh. 

Cái Bang càng là bang phái vì dân vì nước, bang chúng luôn lấy “trung nghĩa” làm đầu, thấy người bị nạn thì dốc hết sức mà cứu, nếu quốc gia lâm nguy thì chủ động đứng ra kháng cự ngoại xâm, tuy nhiên họ không bao giờ lưu lại danh tính, kiên quyết không nhắc kể đến công lao.

Hồng Thất Công được miêu tả là người nghĩa hiệp chân chính, suốt đời ngoài tật xấu ham ăn ra thì luôn bôn ba khắp nơi để duy trì chính nghĩa
Hồng Thất Công được miêu tả là người nghĩa hiệp chân chính, suốt đời ngoài tật xấu ham ăn ra thì luôn bôn ba khắp nơi để duy trì chính nghĩa. (Ảnh: Read01)

Những điều này cho thấy thái độ ban đầu của Kim Dung đối với Liên Xô và ĐCSTQ là rất khâm phục, rất có kỳ vọng. Cũng có lẽ nguyên nhân là vì Liên Xô ở thời điểm này vừa mới “đánh bại” phát xít Đức, cái đuôi hồ ly vẫn chưa thật sự hiện ra rõ ràng.

Tuy nhiên quan điểm này sang đến Thiên Long Bát Bộ thì đã khác: Cái Bang trong Thiên Long Bát Bộ vẫn là một bang phái lớn mạnh, nhưng họ toàn bao gồm những trưởng lão bảo thủ và cố chấp, đã vậy lại dường như không có khả năng phân biệt phải trái trắng đen, toàn bang bị một kẻ gian xảo bất tài như Toàn Quán Thanh dắt mũi, đối với người anh hùng Tiêu Phong nhiều lần xả thân cứu họ thì họ xem là “kẻ ngoại tộc” không đội trời chung, còn đối với hạng dở dở ương ương như Du Thản Chi thì họ tôn kính đưa lên làm bang chủ. Nhưng dù sao Cái Bang cũng vẫn là một chính phái, vẫn còn những người hào hiệp trượng nghĩa, đây là môn phái mà Kim Dung dùng để miêu tả “mặt chính” của ĐCSTQ.

Song khác với Xạ Điêu Tam Khúc, Kim Dung tuy vẫn còn hảo cảm nhưng đã có ác cảm khá lớn với ĐCSTQ, ông đã dùng thêm một tà phái nữa để ẩn dụ “mặt tà” của ĐCSTQ, đó chính là phái Tinh Tú: một tà phái gồm toàn những kẻ vô sỉ lấy nịnh hót làm vui, chưởng môn Đinh Xuân Thu càng là một kẻ xấu xa bại hoại.

Sang đến Tiếu Ngạo Giang Hồ, Kim Dung vẫn dùng hai môn phái để miêu tả hai mặt “chính – tà” của ĐCSTQ.

“Mặt chính” là phe Hoa Sơn Khí Tông do Nhạc Bất Quần lãnh đạo. Tuy nhiên cái gọi là “chính” này cũng không còn tốt nữa, Nhạc Bất Quần tuy có biệt hiệu là “Quân tử kiếm”, cả đời toàn nói chuyện nhân nghĩa đạo đức, nhưng đích thực là một kẻ ngụy quân tử vô cùng âm độc xảo trá, đằng sau những chuyện tốt mà ông ta làm đều là để phục vụ cho mưu đồ nhất thống võ lâm của ông ta. Phe Hoa Sơn Khí Tông vốn là dùng ngụy kế để thắng phe Kiếm Tông, nhưng lại tự tô vẽ ra mình là tài giỏi và cao cả, tự xưng mình là võ học chính tông rồi thóa mạ Kiếm Tông là loài tà đạo không có đất sống.

Nhạc Bất Quần tuy có biệt hiệu là “Quân tử kiếm”, cả đời toàn nói chuyện nhân nghĩa đạo đức, nhưng đích thực là một kẻ ngụy quân tử vô cùng âm độc xảo trá
Nhạc Bất Quần tuy có biệt hiệu là “Quân tử kiếm”, cả đời toàn nói chuyện nhân nghĩa đạo đức, nhưng đích thực là một kẻ ngụy quân tử vô cùng âm độc xảo trá. (Ảnh: Kknews)

Trận chiến giữa hai phe Kiếm Khí phái Hoa Sơn, có lẽ là ám chỉ nội chiến Quốc Cộng ở Trung Quốc. Rõ ràng ĐCSTQ không hề thắng được Trung Hoa Dân Quốc một cách quang minh chính đại, nhưng bao nhiêu năm qua họ vẫn liên tiếp tự phủ cho bản thân lớp hào nhoáng “đảng ta lãnh đạo nhân dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”, còn thóa mạ Quốc Dân Đảng là “bè lũ lưu vong bán nước”!

“Mặt tà” đương nhiên là Nhật Nguyệt Giáo với hai đại diện là Đông Phương Bất Bại và Nhậm Ngã Hành.

Chỉ nội bốn chữ “Đông Phương Bất Bại” (phương đông không bao giờ thất bại) đã tỏ rõ sự kiêu ngạo và tự huyễn hoặc bản thân của ĐCSTQ những năm đó, cho rằng “đảng là mặt trời chân lý”, “kiên quyết không cúi đầu trước chủ nghĩa đế quốc phương Tây”. Cái tên Nhậm Ngã Hành (ta chỉ làm theo ý thích của ta) càng tỏ rõ sự độc tài, bảo thủ và không bao giờ muốn chia sẻ quyền lực với bất kỳ ai của ĐCSTQ.

Cả Đông Phương Bất Bại và Nhậm Ngã Hành đều tự nghĩ ra những câu như “giáo chủ văn thành võ đức, nhân nghĩa anh minh, thiên thu vạn đại, nhất thống giang hồ” để tự tâng bốc bản thân và bắt giáo chúng hằng ngày đều phải đọc đi đọc lại những câu đó chúc tụng họ, cũng giống như ĐCSTQ bắt nhân dân phải học thuộc lòng những câu “đảng cộng sản quang vinh muôn năm, tuyệt đối đúng đắn” mang đậm chất nhồi sọ vậy.

Trong truyện có chi tiết Đồng Bách Hùng – một trưởng lão kỳ cựu có tình nghĩa thâm sâu và tuyệt đối trung thành với Đông Phương Bất Bại, chỉ vì bị tình nghi mà cũng bị Nhật Nguyệt Giáo tuyên án tử. Đáng thương nhất là đứa cháu nội của Đồng Bách Hùng, đã hoàn toàn bị “tẩy não”, vừa mở miệng đã không khác gì một con robot được lập trình sẵn, liến thoắng đọc những câu ca tụng giáo chủ, thậm chí nó còn dõng dạc nói: “Ai cũng phải ca tụng giáo chủ, nếu ông nội của cháu không ca tụng giáo chủ thì ông nội đáng chết!”. 

Người đọc xem đoạn này có thể cảm thấy phẫn nộ và khinh bỉ vì “sự nhồi sọ” ghê tởm của Nhật Nguyệt Giáo lên “tờ giấy trắng” trẻ thơ ấy, nhưng đây hoàn toàn không phải tiểu thuyết bịa đặt. Những năm đó ĐCSTQ quả thật đã làm điều như vậy và còn hơn cả như vậy. Mao Trạch Đông và các lãnh đạo ĐCSTQ khác không chỉ vu khống cho những người hết lòng trung thành với họ, mà còn bắt con cháu của những người đó bước ra đấu tố ông bà cha mẹ mình.

Cái tên Nhậm Ngã Hành (ta chỉ làm theo ý thích của ta) càng tỏ rõ sự độc tài, bảo thủ và không bao giờ muốn chia sẻ quyền lực với bất kỳ ai của ĐCSTQ.
Cái tên Nhậm Ngã Hành (ta chỉ làm theo ý thích của ta) càng tỏ rõ sự độc tài, bảo thủ và không bao giờ muốn chia sẻ quyền lực với bất kỳ ai của ĐCSTQ. (Ảnh chụp màn hình video)

Nhật Nguyệt Giáo ban đầu do Nhậm Ngã Hành cai quản, khi Nhậm Ngã Hành bị lật đổ thì Đông Phương Bất Bại lên nắm quyền, kế đó Nhậm Ngã Hành lại thoát thân và giết chết Đông Phương Bất Bại cướp lại ngôi vị. 

Vòng luẩn quẩn này phản ánh sự đấu tranh nội bộ liên miên không ngừng nghỉ trong hệ thống lãnh đạo của ĐCSTQ: hôm nay ca tụng một người, ngày mai mang người đó ra tử hình, ngày mốt lại truy tặng danh hiệu anh hùng cho người đó. ĐCSTQ từ thời Mao Trạch Đông cho tới ngày hôm nay vẫn không ngừng tự đấu tranh lẫn nhau như vậy.

Tuy nhiên Kim Dung có lẽ vẫn còn một kỳ vọng mong manh vào ĐCSTQ: sau khi Nhậm Ngã Hành chết đột ngột vì “tai biến mạch máu não”, người kế vị là Hướng Vấn Thiên đứng ra thực hiện chính sách hòa giải với các môn phái khác, từ đó giang hồ trở lại bình yên. 

Hẳn là Kim Dung mong chờ sự canh tân nào đó từ một vị lãnh đạo mới của ĐCSTQ, một người có thể đứng ra thực hiện hòa giải dân tộc với nhân dân, và với cả Quốc Dân Đảng. Ba chữ “Hướng Vấn Thiên” phải chăng là muốn ngước lên hỏi Trời xem nguyện vọng kia có thành hiện thực hay không?

Sang đến tác phẩm cuối cùng, Lộc Đỉnh Ký, lúc này thái độ của Kim Dung đối với ĐCSTQ đã hoàn toàn là chán ghét rồi, ông chỉ dùng duy nhất một tà giáo “thập ác bất xá” để ám chỉ ĐCSTQ: Thần Long Giáo.

Trong con người của giáo chủ Thần Long Giáo Hồng An Thông tập hợp đầy đủ những “tính xấu” của các nhân vật phản diện trước đây: cái mặt dày lố bịch của Đinh Xuân Thu, khả năng làm thơ ca tụng bản thân của Đông Phương Bất Bại, sự cuồng vọng tự đại của Nhậm Ngã Hành. Hơn nữa xét về mặt xấu nào thì Hồng An Thông cũng vượt trội hơn so với ba nhân vật trên.

Trong con người của giáo chủ Thần Long Giáo Hồng An Thông tập hợp đầy đủ những “tính xấu” của các nhân vật phản diện
Trong con người của giáo chủ Thần Long Giáo Hồng An Thông tập hợp đầy đủ những “tính xấu” của các nhân vật phản diện khác. (Ảnh: Kienthuc)

Hồng An Thông mang họ “Hồng” (vẫn là màu của hồng kỳ), dưới tay ông ta lại có năm chưởng môn sứ (cũng như ngôi sao năm cánh), hai điều này là chỉ vào “quốc kỳ” của ĐCSTQ. 

Thêm vào đó nhiều người vẫn hay gọi ĐCSTQ là “con rồng đỏ”, thực chất là một con rắn xấu xa, thậm chí có người cho rằng con rắn độc ác mà Thánh Kinh nói đến chính là ám chỉ ĐCSTQ. Còn Hồng An Thông vốn là người nuôi rắn độc, sau này “đổi đời” rồi mới tự tôn loài rắn lên thành loài rồng, đặt tên giáo phái là Thần Long Giáo, kỳ thực là toàn sử dụng thuốc độc chế luyện từ nọc rắn để hại người.

Ngoài ra Hồng An Thông còn ngấm ngầm câu kết với nước La Sát (Nga) để âm mưu lật đổ triều đình nhà Thanh, thống nhất giang sơn, xong việc sẽ thỏa thuận cắt đất và thần phục nước La Sát. Điều này cũng càng giống với việc ĐCSTQ từ khi khởi đầu vốn đã là một tổ chức bán nước cho Liên Xô (Nga), nhờ uống sữa của Liên Xô mà lớn vậy.

Nội bộ Thần Long Giáo liên tục có mâu thuẫn, tranh đấu ngầm giữa giáo chúng với nhau liên miên không dứt, mặc dù ngoài mặt người nào cũng gân cổ lên mà ca tụng giáo chủ nhưng lại chẳng có ai thật lòng. Cuối cùng khi mâu thuẫn lên tới đỉnh điểm, các giáo chúng cùng bao vây tấn công giáo chủ Hồng An Thông. Hồng An Thông tuy đã giết sạch “phản đồ” nhưng chính ông ta cũng bị thương, lại bị vợ phản bội, uất ức mà chết, Thần Long Giáo hoàn toàn diệt vong vì tự tranh đấu lẫn nhau.

Đây có lẽ chính là kết cục sau cùng mà Kim Dung muốn nhìn thấy ở ĐCSTQ, sau khi đi từ khâm phục đến chán ghét và rồi nhận rõ bản chất tà ác của chế độ đó: không thể canh tân, chỉ có thể tự tàn sát lẫn nhau đến chết mà thôi!

Thế Di

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

Ad will display in 09 seconds

Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

    Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?