Nga tiếp cận thành công vùng hồ bí hiểm nhất thế giới
Dẫn lời một nguồn tin không nêu tên, hãng thông tấn RIA Novosti của Nga thông báo nhóm các nhà khoa học nước này đã ngừng khoan ở độ sau 3768m và chạm đến đáy của vùng hồ băng giá này.||
Dẫn lời một nguồn tin không nêu tên, hãng thông tấn RIA Novosti của Nga thông báo nhóm các nhà khoa học nước này đã ngừng khoan ở độ sau 3768m và chạm đến đáy của vùng hồ băng giá này.
Thông tin này khiến dư luận thở phào sau nhiều ngày suy đoán về tình trạng của đội khoan, khi mà họ phải chạy đua với thời gian để tiếp cận được với hồ băng Vostok có tuổi đời 20 triệu năm ở Bắc cực, hoặc là buộc phải chờ thêm một năm nữa và thử lại lần hai. Do thời tiết quá khắc nghiệt, Vostok gần như nằm ngoài tầm với của con người với một sự sống hoàn toàn xa lạ, tới mức giới khoa học đã đặt tên cho chiếc hồ này là hồ “ngoài hành tinh”. Fox News là hãng đầu tiên phản ánh về sự “im lặng đáng sợ” từ đội khoan của Nga. “Không một lời nào từ hiện trường suốt 5 ngày qua”, Giáo sư John Priscu, Khoa sinh thái học của Đại học Montana (Mỹ), người đứng đầu một chương trình thám hiểm Bắc cực tương tự cho biết. Ông cũng giải thích về những gì đã xảy đến với độ ẩm bên trong mắt, mũi và cổ họng của đội thăm dò ở nhiệt độ khắc nghiệt của Bắc cực. “Khi bạn ở ngoài trời, không khí lạnh khủng khiếp, âm 30, âm 40 độ C. Nếu bạn mở mắt, dung dịch bên trong mắt sẽ bắt đầu đóng băng. Hai lỗ mũi cũng bắt đầu đóng băng. Độ ẩm trong miệng cũng đóng băng”. Tình hình càng trở nên nước sôi lửa bỏng khi Trạm ISS nhận được tín hiệu SOS từ đội khoan “mất tích”. “Những gì họ đang làm là rất, rất khó và chưa từng có ai dám nghĩ đến, chứ đừng nói là thử làm trước đây”, Giáo sư Priscu bình luận. Với những gì đang diễn ra ở hồ Vostok, một giả thuyết cũ về người Đức đã xây dựng một căn cứ bí mật ngay từ những năm 1930 lại được khơi lại. Khu hồ “ngoài hành tinh” này chỉ mới được phát hiện ừ năm 1996 và lần khoan thử đầu tiên này cũng bị hoãn tới hai năm do điều kiện không thích hợp của thời tiết và công nghệ chưa đủ hiện đại. Y Lam |