Nếu đặt chân lên các hành tinh của hệ mặt trời, chúng ta có thể sống được bao lâu?

26/01/20, 10:03 Tri thức

Nhìn vào những kế hoạch đầy tham vọng lớn từ Elon Musk, người ta biết rằng chúng ta có thể bắt đầu du hành vũ trụ sớm hơn mong đợi.  Mặc dù thực tế là chuyện này không có khả năng xảy ra trong tương lai gần, nhưng hãy cùng xem một người sẽ có cảm giác thế nào khi ở trong các hành tinh này. 

Sao Thủy

(Ảnh qua Bright Side)

Nếu bạn muốn đến thăm hành tinh này bạn cần phải… hẹn giờ. Sự thay đổi nhiệt độ trên Sao Thủy hoàn toàn điên rồ, bởi ngày có thể đạt tới 427°C, trong khi vào ban đêm, nó giảm xuống -178.9°C. Sao Thủy quay tương đối chậm, vì vậy để tồn tại, tất cả những gì bạn cần chỉ là nắm bắt khoảnh khắc khi nhiệt độ ban ngày thay đổi thành nhiệt độ ban đêm, một cái gì đó thoải mái trong khoảng từ 427ºC đến -173°C. Nhưng dù sao đi nữa, 90 giây là khoảng thời gian bạn có thể ở đây.

Sao Kim

(Ảnh qua Bright Side)

Nếu bạn từng có cơ hội đặt chân lên Sao Kim, bạn sẽ chỉ có một giây để tận hưởng nó. Nhân tiện, việc sử dụng từ “tận hưởng” nghe có vẻ mỉa mai, bởi vì thật khó nói chính xác điều gì sẽ giết bạn ở cuối một và chỉ một giây. 

Bầu khí quyển của hành tinh này là 98% CO2 và áp suất lớn hơn 90 lần so với trên Trái đất, cộng với toàn bộ bề mặt của nó được bao phủ bởi những đám mây dày mưa với axit sulfuric. Ngoài ra, nó nóng, rất nóng, nhiệt độ trung bình đạt gần 427°C.

Sao Hỏa

(Ảnh qua Bright Side)

Mặc dù Sao Hỏa là ứng cử viên đầu tiên cho việc chinh phục không gian vũ trụ, nhưng thời gian dài nhất bạn có thể ở lại trên hành tinh này là khoảng 80 giây. Bầu khí quyển của nó có 95% là CO2 và thường xuyên bị ảnh hưởng bởi những cơn bão bụi khổng lồ. Chúng tạo nên một bầu trời nâu nếu chúng ta quan sát từ bề mặt sao Hỏa. Sao Hỏa rất lạnh và nhiệt độ trung bình là -80°F (-62.22°C).

Sao Mộc

(Ảnh qua Bright Side)

Hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời này cơ bản không được gọi là hành tinh vì nó không có bề mặt cứng, mà chỉ đơn giản được cấu tạo từ hydro và helium. Nó sẽ thân thiện với bạn chỉ chưa tới 1/1000 của giây. Thật vậy, chỉ cần rơi vào bầu khí quyển này, bạn sẽ chết ngay lập tức vì nhiễm độc phóng xạ. Và sau đó, nếu vẫn tiếp tục ‘sống sót’ bạn sẽ được rơi vào giữa các đám mây amoniac bị khuấy đảo liên tục bởi các cơn gió có tốc độ điên cuồng khoảng 360 km/h, tương đương sau một động cơ máy bay phản lực.

Nếu vẫn chưa đủ, bạn sẽ tiếp tục rơi xuyên qua một đại dương khổng lồ gồm hydrogen kim loại lỏng với dòng trường từ mạnh nhất trong Hệ mặt trời. Cuối cùng, bạn sẽ rơi vào trung tâm của sao Mộc, nơi có áp suất lên tới 2 triệu bar (áp suất ở Trái đất là 1bar) và nhiệt độ cao như mặt trời.

Sao Thổ

(Ảnh qua Bright Side)

Nhìn từ Trái đất, sao Thổ có màu vàng nhạt và là một trong những thiên thể sáng nhất trên bầu trời đêm. Chất liệu chủ yếu trên hành tinh này là hydro và hoàn toàn không có Oxy. Và đây lại lạ một hành tinh khổng lồ khác nữa sẽ cho phép bạn ở trên đó ít hơn một giây. Ngoài những đám mây khí, Sao Thổ liên tục có những cơn gió rất mạnh có thể đạt tới vận tốc 1800 km/h khiến không một sinh vật sống nào có thể có thời gian để chớp mắt – trước khi bị nó biến thành bụi của vũ trụ. Ngoài ra hành tinh này cũng rất lạnh, đủ để không sinh vật nào có thể tồn tại trên đó.

Sao Thiên Vương

(Ảnh qua Bright Side)

Hành tinh này được bao phủ bởi một hỗn hợp nóng của nước, amoniac và metan.Trên thực tế, chúng ta thậm chí không có cơ hội tính xem bạn có thể ở lại hành tinh này bao lâu bởi bạn sẽ bị hòa tan gần như ngay lập tức trong hỗn hợp điên rồ này. Do đó, đơn giản là không có thời gian để tồn tại. Ngoài ra, nhiệt độ ở hành tinh này thuộc hạng lạnh nhất trong tất cả các hành tinh trong Hệ Mặt trời, khoảng -224°C.

Sao Hải vương

(Ảnh qua Bright Side)

Thời gian cho một người tồn tại trên hành tinh này là ít hơn một giây. Mọi vật thể sẽ bị biến mất, phá hủy trong nháy mắt, thậm chí không báo trước một giây nào hết. Tất cả những gì có trên hành tinh này là gió, gió và gió. Nhưng cơn gió kinh hoàng, với vận tốc đôi khi lên tới 600m/s – nhanh hơn cả tốc độ âm thanh.

Nếu một ngày nào đó các nhà khoa học tìm ra cách du hành tới bất kỳ hành tinh nào trong hệ mặt trời của chúng ta và có thể xử lý tất cả những bất ngờ khó chịu như khí độc, gió điên và nhiệt độ khắc nghiệt, bạn sẽ du hành tới đâu?

Hạo Nhiên (theo Bright Side)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng