Nếu chiến tranh Trung – Mỹ xảy ra, mục tiêu tấn công của 2 nước có gì khác biệt?
Mỹ đã đóng cửa Lãnh sự quán Houston và Bắc Kinh cũng đóng cửa Lãnh sự quán Thành Đô. Sự khác biệt là Mỹ rất yên lặng, nhưng phía Thành Đô lại phát trực tiếp trên TV và chính quyền nắm lấy cơ hội để kích động “tinh thần yêu nước”.
Ông Pompeo đã có một bài phát biểu mang tính bước ngoặt và cuối cùng Mỹ đã hiểu bản chất của Đảng Cộng sản và nhận ra rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và thế giới tự do không thể cùng tồn tại.
Ông Pompeo không nói đến chiến tranh, nhưng ông nói rằng, trong những năm tới, Mỹ sẽ “không tin tưởng” trong việc đối đãi với ĐCSTQ, và Mỹ sẽ sát cánh cùng với người dân Trung Quốc và thế giới tự do, để mưu cầu sự thay đổi của Trung Quốc.
Ông Pompeo ở bên này phát biểu, thì phía bên kia – Trung Quốc ngay lập tức hành động như thể một cuộc không kích đang đến. Gần đây, Bắc Kinh, Thượng Hải, Hạ Môn, Nam Kinh, Phúc Châu, Triều Châu, Quảng Châu và các thành phố khác đã ban hành các tài liệu hướng dẫn trú ẩn không kích, tăng cường các cuộc tập trận phòng không, và chính quyền đã dấy lên một làn sóng mới chuẩn bị chiến tranh chống Mỹ, tạo ra bầu không khí chiến tranh.
Sự tương phản rõ rệt giữa thái độ của hai bên càng làm nổi bật cảm giác bất an của ĐCSTQ và ý thức đấu tranh mạnh mẽ của họ. Trên thực tế, Trump và Pompeo không muốn chiến tranh, hơn nữa, một quốc gia dân chủ phải có sự ủng hộ của dư luận để phát động chiến tranh. Cả hai cuộc chiến tranh thế giới đều do những kẻ độc tài khởi xướng, và sau một thời gian dài Mỹ mới bị kéo vào cuộc chiến.
Tuy nhiên, kiểu tâm lý đấu tranh điên cuồng này của ĐCSTQ thực sự có thể làm phát sinh chiến tranh. Bởi vì đối với một chế độ độc tài, chiến đấu hay không chỉ là vấn đề suy nghĩ của một cá nhân. Nếu người quyền lực cao nhất bị tẩy não và bị điều khiển bởi “tâm đấu tranh”, điều đó sẽ còn nguy hiểm hơn.
Nếu xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc thực sự dâng lên thành chiến tranh, thì đó sẽ không phải là một cuộc chiến đòi hỏi những nơi trú ẩn không kích.
Ông Pompeo nói trong bài phát biểu rằng, ĐCSTQ và thế giới tự do không thể cùng tồn tại bởi vì một bên là tự do và bên kia là chuyên chế. Sự khác biệt về giá trị quan này cũng xác định rằng, nếu một cuộc chiến thực sự nổ ra, Mỹ và Trung Quốc sẽ có các mục tiêu khác nhau.
Với các giá trị quan của Mỹ và biểu hiện của họ trong các cuộc chiến trước đây, đều cho thấy mục tiêu của họ không phải là dân thường, mà là một số thủ phạm và các mục tiêu quân sự quan trọng. Đặc biệt, các công nghệ quân sự hiện đại có thể quét sạch mục tiêu.
Ở Trung Quốc ngày nay, không ai thực sự trung thành với người đứng đầu ĐCSTQ. Điều này hoàn toàn khác với các công dân đế quốc Nhật Bản thề trung thành với Thiên hoàng Nhật Bản.
Chừng nào người đứng đầu bị loại bỏ, thì cỗ máy chiến tranh ĐCSTQ sẽ chấm dứt ngay lập tức. Vào thời điểm đó, bất cứ ai đứng lên và tuyên bố bãi bỏ ĐCSTQ sẽ ngay lập tức nhận được sự ủng hộ của Mỹ và nhân dân Trung Quốc, và Trung Quốc sẽ sớm bước vào một kỷ nguyên mới.
Mỹ chỉ muốn một Trung Quốc bình thường mà không có Đảng Cộng sản, vì vậy việc loại bỏ mục tiêu và công kích chuẩn xác, rất có thể sẽ là chiến thuật của Mỹ.
Vào tháng 6 năm ngoái, để trả đũa Iran vì đã bắn hạ máy bay không người lái của Mỹ trên biển, Mỹ đã từng muốn không kích vào Iran, nhưng Trump đã ngừng các cuộc không kích vào phút cuối. Lý do đình chỉ là cuộc không kích sẽ giết chết 150 người Iran.
Cuộc sống của con người quý hơn máy bay không người lái. Và vào ngày 3/1 năm nay, Trump đã ra lệnh dứt khoát trong việc loại bỏ Soleimani – thủ lĩnh của tổ chức khủng bố Iran. Cả hai sự kiện này phản ánh các giá trị quan của Mỹ.
Các giá trị quan của ĐCSTQ quyết định phương án chiến tranh: một khi chiến tranh nổ ra, nếu vũ khí thông thường thua Hoa Kỳ, ĐCSTQ có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để gây ra sự hủy diệt hàng loạt cho dân thường Mỹ, do đó khi Mỹ phản công, cũng gây ra nhiều thương vong cho Trung Quốc.
Tuy nhiên, dưới một hệ thống dân chủ, đối mặt với con số thương vong chưa từng có, chính phủ Mỹ dưới áp lực này có thể lùi lại, mà không chiến đấu đến cùng. ĐCSTQ không quan tâm đến số người dân thương vong ở Trung Quốc, miễn là ĐCSTQ còn tồn tại, họ buộc Mỹ phải đầu hàng và đồng ý với các điều khoản của ĐCSTQ, họ sẽ giành được “chiến thắng vĩ đại”.
Nếu như Trung Quốc cố gắng thực hiện việc loại bỏ mục tiêu cấp cao của Mỹ, thì điều này không có tính trọng yếu lắm, bởi vì Mỹ có một cơ chế chuyển đổi quyền lực hoàn chỉnh. Nếu tổng thống bị giết, ngược lại sẽ tăng cường sự ủng hộ của dư luận Mỹ, và nhà lãnh đạo mới sẽ có nhiều lý do hơn để tấn công ĐCSTQ.
Vào tháng 11/1957, Mao Trạch Đông đã dẫn đầu đoàn đại biểu Trung Quốc đến thăm Liên Xô. Ông đã từng đưa ra lời phát biểu chống lại nhân loại: “Mạnh nhất chính là chiến tranh hạt nhân, chiến tranh hạt nhân có điều gì xuất sắc? Như có 2,7 tỷ người trên thế giới, nếu chết một nửa thì vẫn còn một nửa, với 600 triệu người ở Trung Quốc, chết một nửa thì vẫn còn lại 300 triệu người“. Đây là giá trị quan thực sự của ĐCSTQ.
Nhưng hãy tưởng tượng rằng nếu trong thời đại đó, có công nghệ tấn công tại chỗ cao siêu, thì Mao Trạch Đông có thể đã không có “can đảm” nói như vậy.
Vì vậy, nếu một cuộc chiến thực sự nổ ra, là liên quan đến tính mạng của một vài kẻ cầm đầu, hay tính mạng của hàng trăm triệu người? ĐCSTQ sẽ bị loại bỏ, hay là nền văn minh nhân loại sẽ bị ĐCSTQ hủy hoại? Người Trung Quốc có một câu nói: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Vào thời khắc “Trời diệt Trung Cộng” này, kết quả cuối cùng sẽ rõ ràng.
Tác giả: Tần Tựu Thạch
Tuệ Tâm (Theo Secretchina)
(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của BBT TinhHoa.Net)