Nền tảng kiến lập Hoa Kỳ, nguyên tắc thứ bảy: Chính phủ phải bảo vệ quyền lợi của người dân

31/12/20, 11:46 Tri thức

Cốt lõi của nguyên tắc lập quốc thứ bảy là: chức năng của chính phủ là bảo vệ quyền lợi của người dân, không phải cung cấp sự bình đẳng về vật chất. Đây là sự thăng hoa của quyền bình đẳng thứ ba trong nguyên tắc thứ sáu trong bài trước.

TT Washington
TT Washington nhậm chức năm 1789. (Ảnh qua Twitter)
Xem đầy đủ về các nguyên tắc lập quốc tại đây

Vai trò của chính phủ

Trước hết, các vị cha già lập quốc tin rằng, quyền lực của chính phủ được trao bởi Hiến pháp, cho thứ gì thì nhận thứ đó, những gì Hiến pháp không đề cập đến thì không được nhận. 

Chính phủ cũng “không lớn” hơn dân chúng, hoàn toàn bình đẳng với dân chúng. Nếu dân chúng không có quyền lợi nhất định nào đó, thì chính phủ cũng không thể có, vì vậy chính phủ chỉ giống như một người dân “khổng lồ” mà thôi.

Nếu chính phủ và người dân kiện tụng, thì chính phủ không có quyền đặc biệt nào trước quan tòa. Không phải bạn là công tố viên, mà lời nói của bạn có “sức nặng”, thẩm phán sẽ không nghĩ như vậy. Thẩm phán cho rằng, chính phủ cũng chỉ là một phía – một người dân “đặc biệt” khác mà thôi. Bạn có thể thắng nếu bạn có lý lẽ, còn nếu không thì ngược lại, trong đầu thẩm phán sẽ có suy nghĩ như vậy.

Nếu chính quyền không thể bảo vệ quyền sở hữu tài sản, người dân sẽ mất tất cả các quyền của họ.

Có một vấn đề rất, rất quan trọng khác, đó là vai trò của chính phủ. Rốt cuộc chính phủ có thể làm gì? Chính phủ có thể làm phúc lợi không? Chính phủ có thể hành động để xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo không?

Ngày nay, bạn sẽ thấy rằng chính phủ đã làm rất nhiều việc như vậy, thu rất nhiều thuế và cứu trợ rất nhiều, ví như y tế (medicare), thuốc chữa bệnh (medicaid), an sinh xã hội (social security),… Mọi người đều cho rằng đó là lý lẽ chính đáng, là thông lệ theo quy ước, nhưng trong mắt những vị cha già lập quốc, đó là sai lầm, vô cùng sai lầm.

Tại sao? Ví dụ, nếu bạn sống trong cộng đồng này, người hàng xóm bên trái của bạn có hai mảnh ruộng và người hàng xóm bên phải của bạn không có ruộng. Vì vậy, bạn đã quyết định chạy đến người hàng xóm bên trái và nói, tôi sẽ lấy một mảnh ruộng của anh và chia nó cho người hàng xóm bên phải của tôi, vì tôi nghĩ như vậy mới là công bằng. Bạn nghĩ sao? Anh ta sẽ không chỉ mắng bạn, mà còn đưa bạn ra tòa.

Nhưng tại sao chính phủ có thể làm điều này bằng cách thu thuế, lấy tiền của người hàng xóm bên trái cho người hàng xóm bên phải? Dưới con mắt của các vị cha già lập quốc, việc chính phủ dùng tiền thuế để làm phúc lợi không khác gì hành vi cướp đất của người nói trên, cũng là ăn cướp, chỉ là họ nhân danh chính quyền để làm. 

Những vị cha già lập quốc nghĩ rằng, điều này thậm chí còn tồi tệ hơn. Vì nếu bạn cướp của hàng xóm bên trái và chia cho hàng xóm bên phải, hàng xóm bên trái vẫn có thể đến chính quyền để kiện, vậy nếu chính chính quyền cũng làm vậy thì bạn sẽ kiện ai? Vì vậy, việc nhân danh chính quyền để “vơ vét” là cực kỳ tồi tệ, bởi không còn cách nào để cứu vãn. 

Những vị cha già lập quốc có một quan niệm rất rõ ràng: Khi không thể bảo vệ tài sản của mình, kể cả tài sản của người giàu, tất cả người Mỹ sẽ mất đi quyền lợi.

Tại sao? Nếu chính phủ có thể tước bỏ ruộng của người hàng xóm bên phải, thì logic của họ chỉ là, tôi nghĩ điều đó tốt hơn cho bạn và công bằng hơn cho mọi người. Nếu tất cả mọi người đều công nhận rằng, chính phủ có khả năng và quyền lực để phán xét cái gì là công bằng, chính phủ sẽ thực hiện điều đó. 

Vậy thì, tiến thêm một bước sâu hơn nữa, khi chính quyền cũng thu hồi đất của người hàng xóm bên phải, bạn sẽ làm gì? Một số người có thể nói rằng, điều đó là không thể, điều đó là không công bằng, họ sẽ không làm như vậy. Nhưng bạn đã trao cho chính phủ quyền xét xử công bằng, thì họ có thể làm như vậy. 

Trên thực tế, họ cũng đã làm như vậy: Trước hết lấy đất của người dân bên trái cho bên người dân bên phải, sau đó lấy hết đất của cả người dân bên trái và bên phải, tất cả đều nhân danh công bằng, đó là một chính quyền , một chính phủ xấu xa.

Khi đó nếu bạn phản kháng, họ sẽ bỏ tù bạn, lấy đi tự do của bạn; bạn vẫn dám phản kháng lại, bạn sẽ bị giết, bị tước đoạt mạng sống. Vì họ cảm thấy điều đó “tốt hơn cho xã hội”. 

Họ cảm thấy chính sách “Đả thổ hào, phân điền địa” (lấy đất đai của người giàu phân chia cho người nghèo) thật tốt biết bao, ai ai cũng có đất đai; nông trang tập thể cũng thật là tốt, một người vì mọi người, mọi người vì một người, rồi sau đó thì sao? Sau khi thu hồi đất đai, liền lập nên chủ nghĩa cộng sản, cuối cùng mọi người phát hiện ra rằng tất cả các quyền không còn nữa, mà đều thuộc về chính phủ.

Vì vậy, khi chúng ta cho phép chính phủ tước đoạt tài sản của người dân, với danh nghĩa “bình đẳng giàu nghèo”, chúng ta thực sự đã cho chính phủ cơ hội tước đoạt tài sản, quyền tự do và quyền sống của người dân. 

Khi phán quyết của chính phủ trở thành công lý và chính nghĩa, việc bảo vệ các quyền cá nhân không còn nữa, và tất cả phụ thuộc vào việc chính phủ có hài lòng hay không. Vì vậy, để bảo vệ các quyền cơ bản của người dân, cần ngăn chặn chính phủ lạm quyền, phải bắt đầu từ việc bảo vệ quyền sở hữu.

Dưới sự bảo vệ của tự do, mọi người sẽ làm việc chăm chỉ, bất bình đẳng giàu nghèo là một kết quả bình thường.

bất bình đẳng giàu nghèo
Nếu mọi người đều làm việc chăm chỉ, thì bất bình đẳng giàu nghèo là một kết quả bình thường. (Ảnh qua KMY)

Hiện tượng vừa nêu đã xảy ra ở Liên Xô, ở Trung Quốc, và ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa. Hơn 200 năm trước, những vị cha già lập quốc của Hoa Kỳ đã quyết định rằng, Hoa Kỳ chúng ta sẽ sử dụng một phương pháp khác. Phương pháp đó là gì? 

Đất đai của mọi người đều được bảo vệ, và quyền kháng nghị của mọi người cũng được bảo vệ. Dù bạn có bao nhiêu đất đai, bạn cũng không lo có người đến lấy. Dù bạn kháng nghị thế nào cũng không ai bắt bạn, phát tài làm giàu không có gì sai, Hoa Kỳ không cần bình đẳng giàu nghèo.

Lý lẽ cho điều này là gì? Có một ý tưởng rõ ràng ẩn chứa phía sau. Bởi trong xã hội mà quyền tự do được đảm bảo, thì mọi người đều có quyền và cơ hội để cải thiện bản thân và tích lũy của cải. Những người nghèo nhất có thể thoát nghèo, nhờ học tập nghiêm túc và làm việc chăm chỉ, bởi vì xã hội này còn lối thoát. 

Vì vậy, trong một xã hội mà tự do được đảm bảo, khả năng thoát khỏi đói nghèo thực sự là lớn nhất, đây là điểm đầu tiên. Điểm thứ hai là trong một xã hội mà quyền tự do được đảm bảo, thì sẽ có sự bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo. Bởi vì mỗi người đều có tài năng và mức độ nỗ lực khác nhau, kết quả tất nhiên là khác nhau. 

Ví dụ, nếu có một đứa trẻ bần hàn, nỗ lực hết mình, không ăn không ngủ làm việc, khả năng cậu ta sẽ thành lập một công ty lớn là hoàn toàn có thể. Vì vậy, khi nào còn tồn tại tự do, thì sẽ có bất bình đẳng giàu nghèo. Vì vậy, bất bình đẳng giàu nghèo là lẽ đương nhiên, là bình thường và không có vấn đề gì.

Nhưng ngày nay, một số chính trị gia cánh tả sẽ nói: Không được! Họ thật giàu có! Ví dụ, một phần trăm người có tám mươi phần trăm của cải, điều này là không công bằng! 

Về vấn đề này, những vị cha già lập quốc đã đưa ra câu trả lời từ hơn 200 năm trước, có quá nhiều người giàu, phải không? Càng nhiều người như vậy càng tốt! Điều chúng ta cố gắng chẳng phải làm cho mọi người trở nên giàu có sao? Bây giờ quả ngọt đã kết trái, sao bạn lại e ngại với kết quả mà bạn mong muốn ban đầu? 

Hơn nữa, người giàu không phải kẻ xấu, vì hầu hết những người giàu, trong một xã hội tự do, đều làm giàu bằng sự chăm chỉ, nỗ lực hết mình. Vì vậy, họ là những người vừa biết quý trọng của cải, vừa là người biết cách tạo ra của cải tốt nhất. 

Người giàu đã đưa Hoa Kỳ bước vào thời đại công nghiệp vào cuối thế kỷ XIX

Cuối thế kỷ XIX, Hoa Kỳ bắt đầu chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp hóa, lúc này đòi hỏi phải cần rất nhiều đất đai, nhiều vốn, nhiều máy móc, nhiều nhân công và cần thuê nhiều người. 

công nghiệp hóa, Mỹ
Cuối thế kỷ XIX, Hoa Kỳ bắt đầu chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp hóa. (Ảnh qua Medium)

Ai sẽ làm điều đó? Đó là những người Mỹ giàu có vào thời điểm đó, họ là thế hệ doanh nhân công nghiệp đầu tiên, bây giờ họ được gọi là nhà tư bản. Những người giàu này đã tự móc hầu bao, thành lập các doanh nghiệp quy mô lớn thành công, và đưa nước Mỹ trở thành một xã hội công nghiệp. Công nhân trong các công ty của họ sau này trở thành tầng lớp trung lưu ở Hoa Kỳ.

Do đó, trong mắt những người cha lập quốc Hoa Kỳ, có một số ít người rất giàu ở Hoa Kỳ bắt đầu kinh doanh, và giúp hầu hết mọi người trở thành tầng lớp trung lưu, đây là một hiện tượng xã hội tốt.

Hầu hết mọi người đều cho rằng, sự bất bình đẳng giàu nghèo là không tốt. Các vị cha già lập quốc Hoa Kỳ tin rằng không phải như vậy, chúng ta không thể “san phẳng” giàu nghèo, chỉ có thể khiến mọi người đều có cơ hội như nhau. Người giàu sẽ có những đóng góp tốt cho xã hội, ví như tạo công ăn việc làm, và cả xã hội sẽ vươn theo đó như “nước đẩy thuyền lên”, vì vậy đừng ghen tị với người có tiền, hãy cứ tự mình làm việc chăm chỉ.

Chính phủ không phải là cơ quan có thẩm quyền giải quyết mọi vấn đề xã hội

Những người xã hội chủ nghĩa, bao gồm nhiều người thuộc phe cánh tả ngày nay, thường coi chính phủ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết mọi vấn đề xã hội: Nếu chính phủ mạnh, thì có thể giải quyết được nhiều vấn đề, vì họ có thể tùy ý làm những gì họ muốn.

Nhưng những vị cha già lập quốc Hoa Kỳ cho rằng ngược lại, chính phủ không phải là cơ quan có thẩm quyền giải quyết nhiều vấn đề xã hội, mà thường là nguồn gốc của nhiều vấn đề xã hội.

Tại sao chính phủ lại là nguồn gốc của nhiều vấn đề xã hội? Bởi vì về mặt tính chất, chính phủ không có khả năng giải quyết các vấn đề về xã hội, cuộc sống và thương mại phức tạp. 

Ví dụ: Chính quyền San Francisco đã đưa ra một thông báo cách đây vài năm, nói rằng chính quyền thành phố của chúng tôi sẽ cung cấp Wifi miễn phí trong toàn thành phố, vì vậy ở tất cả các công viên, bạn có thể kết nối với Wi-Fi miễn phí. 

Hôm nay bạn truy cập trực tuyến tại công viên Portsmouth Square ở San Francisco, ở đây có mạng không dây SF Wifi do chính phủ cung cấp, nhưng mạng luôn bị hỏng và không thể kết nối được. 

Bởi vì một mạng không dây chất lượng cao đòi hỏi hỗ trợ kỹ thuật cao, việc cung cấp WiFi không phải là “chuyên môn” của chính quyền thành phố. Cuối cùng, họ đã thông báo một mong muốn tốt đẹp và kết quả là tạo ra một sản phẩm rất khó tin.

Đồng thời, Google cũng cung cấp WiFi cho San Francisco. Google và Starbucks Coffee đã bắt tay hợp tác, WiFi của họ rất ổn định. Tại sao? Vì đây là “nghề” của Google, không phải nghề của Chính quyền thành phố San Francisco. 

Chính phủ kiên quyết làm, kết quả là chỉ làm được “cái mẽ bên ngoài”, đây chính là điểm kém hiệu quả của chính phủ. Hơn nữa, chính phủ khó có thể chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả, chẳng phải họ lúc nào cũng phải có ngân sách, doanh thu, lợi nhuận… để đo lường thành tích, làm tốt hay làm không tốt mà không kịp thời đôn đốc, hay không có cấp trên giám sát, dễ xảy ra hiện tượng “cha chung không ai khóc”, không làm tròn trách nhiệm, lãng phí và kém hiệu quả.

Những vị cha già lập quốc cho rằng, chính phủ nên có quy mô nhỏ, để giảm lãng phí, hơn nữa chính phủ chỉ có nên làm những gì thuộc về “sở trường”.

chính phủ nên có quy mô nhỏ, để giảm lãng phí
Chính phủ nên có quy mô nhỏ, để giảm lãng phí. (Ảnh qua Twitter)

Vậy thì chính phủ có sở trường về việc gì? Sở trường của chính phủ chắc chắn không phải là lắp đặt mạng không dây ở San Francisco, cũng không phải nhúng tay vào các công ty tư nhân, để điều chỉnh tỷ lệ phụ nữ trong ban giám đốc. Chính phủ chỉ giỏi các dịch vụ công như quốc phòng, ngoại giao, an ninh công cộng, đường cao tốc… 

Chính phủ không nên vượt khỏi phạm vi của mình, can thiệp vào việc kiểm soát dân chúng phải thế này phải thế kia, nếu chính phủ quản lý quá nhiều sẽ nảy sinh nhiều vấn đề. Đây là quan điểm rất rõ ràng của những vị cha già lập quốc Hoa Kỳ.

Tự do ở Hoa Kỳ đã nuôi dưỡng phẩm chất đẹp đẽ của người Mỹ

Phương án mà Hoa Kỳ lựa chọn là chính phủ bảo vệ tự do, đặc biệt là tự do làm giàu. Bản chất của con người sẽ khiến con người làm việc chăm chỉ để làm giàu, nếu ai cũng như vậy thì xã hội sẽ sung túc, đất nước sẽ giàu mạnh. 

Người giàu biết rằng làm giàu không dễ, phải tiết kiệm, khi giàu thì bố thí cho người nghèo, việc cứu trợ này là tự nguyện, chứ không phải như chính phủ chạy sang nhà người hàng xóm bên trái, cưỡng đoạt đất của anh ta đưa cho người hàng xóm bên phải. Ngược lại, là người hàng xóm bên trái cảm thấy muốn nhường ruộng đất cho gia đình bên phải, đây là sự tự nguyện, chính anh ta muốn làm như vậy, hoàn toàn xuất phát từ sự thiện lương của anh ta.

Vì vậy, bầu không khí tự do ở Mỹ đã rèn luyện tính cách của người Mỹ, một mặt là chăm chỉ và tiết kiệm, người ta thường thấy người giàu đặc biệt keo kiệt, thực tế thì họ không bủn xỉn mà rất tiết kiệm. Buffett đã trở thành người giàu nhất thế giới, nhưng khi đến McDonald’s để mua bữa sáng ông vẫn sử dụng phiếu giảm giá, vì ông biết rằng giảm chi phí sẽ tạo ra lợi nhuận. Vì vậy, trong đầu ông luôn tâm niệm: Tôi muốn giảm chi phí… đây là thói quen tằn tiện.

Đồng thời, người Mỹ cũng hào phóng nhất thế giới, không chỉ người giàu mới làm nhiều việc thiện, trung bình mỗi gia đình ở Mỹ quyên góp hơn 2.500 USD mỗi năm, đây là mức quyên góp lớn nhất so với dân chúng của các quốc gia trên thế giới. Sự chăm chỉ, tiết kiệm và hào phóng của người Mỹ đến từ sự tự do của nước Mỹ. Vì tự do khiến họ trở nên giàu có, nhưng cũng khiến họ đồng cảm với những người không may mắn như vậy.

Làm việc tốt phải thỏa đáng, bố thí phải có chừng mực, phúc lợi xã hội chưa chắc là việc tốt

Ngày nay, xã hội Mỹ đã có rất nhiều phúc lợi, và các dự án phúc lợi khác nhau đã trở thành tiền lệ xã hội. Nhưng Samuel Adams – vị cha già lập quốc của Hoa Kỳ nói: “Quốc gia làm phúc lợi, là vi phạm (Hiến pháp)”.

Chính phủ không thể cung cấp phúc lợi, và phúc lợi nên để cho người dân thực hiện. Nhưng ngay cả khi các cá nhân làm từ thiện và bố thí, đều có liên quan đến những vấn đề sâu sắc hơn.

phúc lợi
Phúc lợi nên để cho người dân thực hiện, như vậy mới khởi nên việc có trách nhiệm với bản thân hơn. (Ảnh qua Reddit)

Benjamin Franklin nói, việc đồng cảm với những người yếu thế, cần phải hết sức thận trọng. Sự bố thí của bạn có thể là con dao hai lưỡi, vì nó có thể nuôi dưỡng sự phụ thuộc, khuyến khích sự yếu đuối, xua tan khát vọng kiếm sống và nỗ lực tiến bộ của anh ta.

Franklin nói, từ thiện thực ra là một hành động cao cả, một hành động của Thần linh, nhưng nó không thể được thực hiện một cách đơn giản. Nếu lòng bác ái của chúng ta dẫn đến sự lười biếng được khuyến khích và sự ngu ngốc được ủng hộ, thì chúng ta đang chống lại Thần linh. 

Vì đôi khi nghèo khó là hình phạt Thần linh áp đặt cho sự lười biếng và lãng phí vô độ, chúng ta bố thí tùy ý sẽ phá hỏng sự sắp đặt của Thần linh. Vì vậy, mọi người khi muốn làm từ thiện phải cẩn thận, không nên vì lòng tốt mà lại trở thành kẻ phá bĩnh, phải suy xét thấu đáo.

Vậy làm từ thiện như thế nào là đúng? Các vị cha già lập quốc Hoa Kỳ đã đúc kết cách đây hơn 200 năm rằng, cái gọi là “từ thiện có tính toán”, tiếng Anh gọi là “calculated  compassion”. Chính xác thì nó là gì? Các vị cha già lập quốc đã tóm tắt nó như sau:

Đầu tiên, đừng ôm đồm tất cả. Giúp anh ta là khiến anh ta tự giúp mình, cố gắng để anh ta tự giúp mình, giúp một chút chứ không lo chu toàn mọi việc.

Thứ hai, chỉ ban phát  bố thí sau khi người nghèo làm việc chăm chỉ, như vậy mới có tác dụng khích lệ.

Thứ ba, đưa cho người nghèo một “chiếc thang” để họ đi lên, sử dụng từ thiện để khuyến khích họ leo lên. Nói cách khác, bạn không thể tặng ngay một ngôi nhà lớn cho người nghèo. 

Benjamin Franklin nói, đầu tiên hãy cho anh ta một cái lều , nếu anh ta chăm chỉ thì hãy cho anh ta một căn nhà gỗ, sau đó cho anh ta một ngôi nhà bình thường và cuối cùng là cho anh ta một ngôi nhà tốt. Bạn không thể để anh ta chuyển đến một ngôi nhà tốt mà ở luôn, như vậy anh ta sẽ không biết nâng niu, trân trọng.

Thứ tư, cứu nguy chứ không cứu nghèo. Cứu nguy, tức là mọi người cần được giúp đỡ trong những tình huống rất khẩn cấp, giống như cứu nguy và cứu trợ thiên tai của xã hội chúng ta, nhưng sau khi tình huống khẩn cấp qua đi, việc hỗ trợ phải dừng lại để tránh hình thành sự phụ thuộc.

Thứ năm, người đứng ra ứng cứu đầu tiên nên bắt đầu từ mối quan hệ gần nhất, tức là để gia đình, người thân ra tay, vẫn không ổn thỏa thì để giáo hội, vẫn không ổn thì để cộng đồng, vẫn chưa đủ để chính quyền thành phố và chính quyền quận của mình cứu, rồi cuối cùng là chính quyền của bang. Còn chính phủ liên bang sẽ không bao giờ tham gia vào phúc lợi.

Tại sao chính phủ liên bang không bao giờ nên tham gia vào việc cứu tế? Bởi vì điều đó sẽ chỉ làm tha hóa chính phủ liên bang, và người nghèo. Đây là quan điểm của các vị cha già lập quốc Hoa Kỳ về chính phủ. Điều này khác với nhiều quốc gia khác. 

Các vị cha già lập quốc Hoa Kỳ luôn suy nghĩ về việc không để chính phủ lạm quyền, không để chính phủ hành xử thái quá, và không để chính phủ kiểm soát quá nhiều. Ngay cả việc làm việc thiện, chúng ta cũng phải xem xét cách làm việc thiện như thế nào mới đúng nghĩa, và các cha ông đều đã định nghĩa rất kỹ. Nếu bạn muốn làm từ thiện chân chính, bạn phải làm nhiều việc cẩn thận, phải thực sự làm vì lợi ích của người nghèo.

Tóm lại, các vị cha già lập quốc Hoa Kỳ đã đề ra, chức năng của chính phủ là bảo vệ quyền lợi của người dân, chứ không phải cố gắng đeo đuổi sự bình đẳng về vật chất. Đó mới là vai trò thật sự của chính phủ.

Việt Anh

Theo soundofhope.org

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!