Nền tảng kiến lập Hoa Kỳ, nguyên tắc 16: Phương sách tốt nhất cho một chính phủ – tam quyền phân lập

25/01/21, 10:22 Tri thức

Nguyên tắc lập quốc thứ 16 của Hoa Kỳ chính là tam quyền phân lập, chủ trương rằng chính phủ nên được chia thành ba bộ phận: Lập pháp, hành pháp và tư pháp. 

Tam quyền phân lập
Chính phủ Hoa Kỳ theo đuổi mô hình tam quyền phân lập: Lập pháp, hành pháp và tư pháp. (Ảnh qua Medium)
Xem đầy đủ về các nguyên tắc lập quốc tại đây

Ba loại quyền lực nhà nước này được thực thi bởi ba cơ quan chính phủ, với những chức năng khác nhau, nhằm đạt được quyền lực chuyên môn, chức năng và quyền hạn rõ ràng, kiểm tra và cân bằng lẫn nhau, mục đích ngăn chặn sự lạm quyền.

Nguyên tắc này ra đời như thế nào? Trong thời cổ đại, một số nhà khoa học chính trị đã luôn suy nghĩ về việc, làm thế nào để chính phủ của con người đạt hiệu quả nhất. Có ba sự lựa chọn vào thời điểm đó: Quốc vương, quý tộc hoặc dân chủ. 

• Quốc vương trị vì có hiệu quả cao.

• Quý tộc thống trị có thể đại diện hoặc phản ánh lợi ích và tư tưởng của tầng lớp trên trong xã hội.

• Dân chủ là cho phép thể hiện lợi ích của những người bình thường.

Họ cho rằng cả ba đều có lợi thế, nhưng cũng có sơ hở: Khuyết điểm của chế độ quân chủ (Quốc vương) là ông ta muốn xây dựng chế độ chuyên chế, thì mọi người không thể phản kháng, chế độ quý tộc có thể dẫn đến đầu sỏ chính trị; dân chủ dễ bị hỗn loạn và bạo loạn chính trị, vì vậy không có chế độ nào là hoàn mỹ, vậy phải làm sao?

Polybius – một người ở Hy Lạp cổ đại, ông là một nhà sử học. Khi còn ở Hy Lạp, ông đã tham gia quản lý nhiều thành bang Hy Lạp, hiểu biết sâu rộng.  Sau đó, sau khi Hy Lạp bị La Mã chinh phục, ông bị trục xuất đến La Mã, nhưng chính tại La Mã ông đã nhìn thấy kinh nghiệm của Cộng hòa La Mã trong việc cai quản một vùng lãnh thổ khổng lồ và cảm thấy rất có cảm hứng. Vì vậy, ông đã chủ động phục vụ La Mã và dốc hết sức vì La Mã. 

Polybius đã đưa ra một ý tưởng mới, dựa trên kinh nghiệm chính trị mà ông học được từ Hy Lạp và La Mã: Liệu chúng ta có thể tận dụng thế mạnh, loại bỏ khuyết điểm của mình để thiết lập một chế độ mới toàn diện không?

Ý tưởng của Polybius là, chúng ta lấy điểm mạnh của ba chế độ và tách biệt những quyền lực này. Vậy làm thế nào để phân tách? Trước hết phải có một vị vua mới có thể làm cho mọi việc trở nên hiệu quả. Đồng thời phải có hai hội đồng là thượng viện và hạ viện, thượng viện đại diện cho quý tộc, do quý tộc bầu ra, hạ viện đại diện cho dân thường và do dân thường bầu ra. Họ kiểm tra và cân đối lẫn nhau và dựa vào nhau để tránh những thiếu sót của các chế độ đó.

Theo Polybius, Cộng hòa La Mã gần như đã đạt được như trên vào thời điểm đó. Rome có một quan chấp chính giống như một vị vua, lại có viện nguyên lão do các quý tộc bầu ra, nếu thành lập thêm một hạ viện do dân thường bầu ra nữa, là hoàn hảo. Tuy nhiên trong những năm sinh thời, Polybius đã không thể thấy một hệ thống chính trị toàn diện như vậy được thực hiện. Sau đó, sau khi Caesar bị ám sát, Rome chuyển sang chế độ quân chủ, và giấc mơ của Polybius đã không thành hiện thực.

Tư tưởng của Polybius được “truyền thừa” cho Montesquieu ở Pháp sau năm 1800. Trong phong trào Khai sáng ở Pháp, có ba người là Montesquieu, Voltaire và Rousseau được mệnh danh là “Ba chàng lính ngự lâm của nước Pháp”, họ là ba học giả tiêu biểu của phong trào Khai sáng. 

Các vị cha lập quốc Hoa Kỳ
Các vị cha lập quốc Hoa Kỳ đã theo đuổi tư tưởng của Montesquieu. (Ảnh qua Twitter)

Montesquieu đã xuất bản một cuốn sách vào năm 1748 có tên là “Luận về tinh thần pháp luật”. Trong cuốn sách này, ông đã đề xuất một học thuyết tiên tiến hơn Polybius về “tam quyền phân lập”. Ông chỉ ra rõ ràng rằng, chúng ta cần thành lập một bộ phận hành chính, bộ phận lập pháp, chúng ta còn phải có một bộ phận khác gọi là bộ phận pháp viện – bây giờ chúng ta gọi là bộ phận tư pháp. 

Montesquieu cho rằng ngoài quốc vương, thêm cả thượng viện và hạ viện là chưa đủ, chúng ta cần chia thành ba bộ phận là lập pháp, hành chính và tư pháp để giải quyết các vấn đề có thể nảy sinh trong hệ thống chính trị.

Quả thực, cuốn sách này Montesquieu đã phải dốc rất nhiều tâm huyết trong 20 năm mới có thể hoàn thành. Sau này, cuốn sách nhận được đánh giá cao, nhưng tại thời điểm đó thì không. Vì ông thấy chế độ quân chủ của Anh lúc bấy giờ khá giống những gì mình muốn, nên trong sách vở của ông thường ca ngợi nước Anh, nhưng lúc đó Anh và Pháp là đối thủ của nhau. Những lời tốt đẹp của ông về Anh khiến người Pháp rất không hài lòng, nên sách của ông không được người Pháp “chào đón”. Tư tưởng “tam quyền phân lập” của ông cũng “không có đất dụng võ” ở Pháp.

Người tiếp theo mà Montesquieu “truyền lửa” là John Adams, người sống cách ông hàng chục năm, cũng là một trong những quốc phụ của Hoa Kỳ và sau này là Tổng thống thứ hai của Hoa Kỳ.

John Adams là một học giả đam mê chính trị học, ông coi học vấn trị quốc là một “khoa học thiêng liêng” để nghiên cứu, và sẵn sàng hy sinh tất cả những gì mình có cho học vấn chính trị đúng đắn. Sau khi nghiên cứu kỹ tư tưởng của Montesquieu, ông xác định rằng đây là cách tốt nhất để thành lập chính phủ tại Hoa Kỳ, và đi đầu trong việc đề xuất “tam quyền phân lập” của chính phủ liên bang Hoa Kỳ.

Nhưng khi ông mới đề xuất thì mọi người đều phản đối, cách thiết lập “mới lạ” như vậy rốt cuộc có gì hay ho chứ? Có người còn mắng thẳng mặt, nhưng Adams vẫn không từ bỏ, kiên trì nung nấu ý định, khi không được thông qua trong Quốc hội Lục địa, ông vội vàng chạy đến thuyết phục bang Massachusetts trước, cuối cùng Massachusetts đã chấp thuận và dẫn đầu trong việc thực hiện tam quyền phân lập ở cấp tiểu bang. 

Sau đó, tất cả mọi người đều bị ông lần lượt thuyết phục, Quốc hội Lập hiến Philadelphia đã quyết định thông qua chế độ này, và sử dụng cuốn sách của Montesquieu làm tài liệu hướng dẫn Hiến pháp. Không chỉ vậy, các vị cha lập quốc Hoa Kỳ còn “măng vượt quá tre”, ngoài sự phân lập trong “tam quyền phân lập” của Montesquieu ra, còn thêm vào sự hợp tác của tam quyền, và cuối cùng đã khai sinh ra phiên bản “tam quyền phân lập” Hoa Kỳ hiện đại.

Trong Hiến pháp Hoa Kỳ ghi rõ: “Tất cả quyền lập pháp thuộc sở hữu của Quốc hội Hoa Kỳ”, “Quyền hành pháp thuộc sở hữu của Tổng thống Hoa Kỳ”, “Quyền tư pháp thuộc sở hữu của Tòa án tối cao Hoa Kỳ và một số tòa án thứ cấp có thể được Quốc hội ra lệnh thành lập bất kỳ lúc nào”. Hiến pháp Hoa Kỳ chia quyền lực của chính phủ từ “một thành ba”, để đạt được quyền lực chuyên môn, chức trách và quyền hạn rõ ràng, để ngăn chặn sự tập trung quyền lực và lạm quyền.

Mặc dù Hiến pháp Hoa Kỳ không quy định rằng chính quyền các bang cũng cần phân chia quyền lực thành ba phần, nhưng hầu hết các chính quyền bang cũng theo đuổi “tam quyền phân lập”, có cơ quan hành pháp bang, hội đồng bang và tòa án tối cao bang.

Vậy làm thế nào để các quyền lực chính phủ có thể hợp tác, ước chế và cân bằng lẫn nhau? Nguyên tắc lập quốc tiếp theo sẽ cho chúng ta câu trả lời.

Việt Anh

Theo soundofhope.org

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

    Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

  • Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

    Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm