Nạn thứ 81 trong Tây Du Ký, phải chăng là thiếu sót của Bồ Tát?
Điều làm người ta khó hiểu là, sau khi trải qua 80 nạn, bốn thầy trò Đường Tăng đã lấy được chân kinh, nhưng cuối cùng Phật Như Lai lại hạ lệnh cho Kim Cang thiết lập thêm một nạn nữa…
“Tây Du Ký”, câu chuyện 4 thầy trò Đường Tăng đi tây phương thỉnh kinh, tổng cộng đã trải qua 81 nạn. Đây cũng là tư tưởng quy nhất 9 lần 9 của Phật gia.
Điều làm người ta khó hiểu là, sau khi trải qua 80 nạn, bốn thầy trò Đường Tăng đã lấy được chân kinh, nhưng cuối cùng Phật Như Lai lại hạ lệnh cho Kim Cang thiết lập thêm một nạn nữa. Mọi người đến đây thường cảm thấy rất nghi hoặc, đã thành chính quả cả rồi, vì sao lại thêm vào một nạn nữa, phải chăng chỉ là lấy cho đủ số thôi không?
Là sơ suất của Bồ Tát, là sự an bài của Như Lai, hay là liên quan đến tác giả Ngô Thừa Ân? Phật chẳng lẽ đến con số cũng tính sai hay sao?
Thực ra không phải là sự việc đơn giản bề ngoài như vậy. Độ một cá nhân thành Thần thực ra cần thượng sư làm rất nhiều sự việc, cần cải biến rất nhiều nhân duyên, cần cải biến đường đời cho người tu luyện, cần chuẩn bị quả vị cho người tu luyện, thậm chí có thể ảnh hưởng đến kết cấu vũ trụ. Tất cả đều được an bài vô cùng chặt chẽ, nếu trong quá trình tu luyện phát sinh biến hóa thì cần phải cải biến một lần nữa, như vậy rất nhiều điều đã xảy ra trước đây lại phải quay lại an bài lại, thậm chí cần đảo ngược thời gian, điều này là không được phép. Do vậy nhất định phải phù hợp với yêu cầu quả vị được xác định trước, lúc này mới có thể được tính là viên mãn.
Chúng ta tạm thời cho rằng nạn cuối cùng là do Phật Như Lai và Bồ Tát cố ý thêm vào, như vậy thì mục đích là gì? Nạn thứ 81 này, bốn thầy trò Đường Tăng bị lão rùa hất xuống sông vì lỡ thất hứa chuyển lời thỉnh cầu của lão rùa tới đức Phật Tổ Như Lai.
Chúng ta hãy xem nguyên lai bên trong nạn thứ 81 này là có huyền cơ gì?.
Thứ nhất, muốn thông qua nạn này nói với chúng ta rằng, đến cả Như Lai, Bồ Tát cũng là theo pháp lý mà hành, phải hoàn thành đích cuối cùng theo pháp lý mới có thể đạt viên mãn.
Thứ hai, là để cảnh tỉnh bốn thầy trò Đường Tăng, dù đã viên mãn rồi cũng không thể làm bậy, nếu không thận trọng mà làm điều gì trái với pháp lý, thì ngay lập tức sẽ bị rớt xuống.
Thứ ba, cũng là điểm quan trọng nhất, trên con đường tu luyện, cho đến bước cuối cùng vẫn tồn tại khảo nghiệm. Nếu vào thời khắc này, bốn thầy trò Đường Tăng vẫn còn tâm bất mãn, oán hận, hoặc là có ác niệm nào đó, thì sẽ thất bại trong gang tấc.
Cũng may trong lúc ấy, bốn thầy trò họ rất thanh tỉnh. Trong “Tây du ký” ghi chép lại: “Chân của Tam Tạng đột nhiên bị rơi xuống, cảm thấy rất kinh hãi. Bát Giới cười ha ha nói: ‘Hảo, hảo, hảo! Đúng là càng muốn nhanh thì càng chậm’. Sa Tăng nói: ‘Hảo, hảo, hảo! Bởi vì chúng ta đi nhanh quá, nên bảo chúng ta nghỉ ngơi một chút’. Đại Thánh nói: ”Ngồi ở bờ sông đợi chín ngày, một ngày lại có thể đi qua chín con sông’ (ý nói rằng nhanh hay chậm là tùy vào hoàn cảnh, là điều rất bình thường), Tam Tạng nói: ‘ba người các ngươi lại đấu võ mồm rồi, hãy xem xem đây là nơi nào…'”.
Chúng ta có thể thấy rằng đến lúc này, bốn thầy trò Đường Tăng đã không còn tâm oán hận, họ vui vẻ đối mặt với khó khăn. Lúc mới bắt đầu sẽ không đạt đến trạng thái như vậy được, ngược lại họ chắc chắn sẽ oán hận việc Bồ Tát và Như Lai đã gây trở ngại. Còn lúc này, dường như họ đã hiểu ra đó là khảo nghiệm.
“Tây du ký” là một câu chuyện về tu luyện, có thể nói nạn cuối cùng này được an bài một cách rất tài tình, cũng là biểu hiện chân thực của con đường tu luyện. Vượt qua nạn thứ 81, bốn thầy trò Đường Tăng cuối cùng cũng công thành viên mãn.
Lê Hiếu, biên dịch từ NTDTV
>>> Vì sao người Do Thái vốn thông minh nhưng phải sống lang bạt suốt 2.000 năm?