Mỹ đang “làm ngơ” trước những bằng chứng cưỡng bức lao động tại Trung Quốc

08/01/16, 17:32 Trung Quốc

Khi Trung Quốc bãi bỏ hệ thống hình sự tai tiếng với các trại lao động cưỡng bức vào tháng 12/2013, Hoa Kỳ đã hoan nghênh hành động này của Bắc Kinh bằng cách loại đất nước đông dân nhất thế giới khỏi danh sách đen toàn cầu ghi nhận quốc gia thất bại trong việc chống lại chế độ nô lệ thời hiện đại.

Đóng cửa các trại giam là ưu tiên hàng đầu của Mỹ trong hơn một thập kỷ, theo một bản ghi nhớ của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chưa được công bố trước đó được Reuters ghi lại.

Tuy nhiên, hai năm sau khi Trung Quốc tuyên bố họ đã đóng cửa hệ thống “cải tạo lao động”, thì mạng lưới các cơ sở giam giữ ngoài vòng pháp luật sử dụng tra tấn và cưỡng bức lao động lại phát triển mạnh, theo cựu tù nhân, luật sư và những người biết về những cơ sở này.

Giữa tháng 2 và tháng 4/2015, các chuyên gia nhân quyền của Bộ ngoại giao Mỹ đã chỉ ra các cơ sở này để đưa Trung Quốc vào danh sách đen một lần nữa, theo tài liệu Reuters có được nhưng không được công bố trước đó.

Việc này sẽ đặt Trung Quốc vào bậc 3 thấp nhất trong đánh giá hằng năm đối với 188 quốc gia về vấn đề nô lệ thời hiện đại, tức tình trạng lạm dụng trại cưỡng bức lao động hay buôn lậu có tại Bắc Triều Tiên, Nga và Thái Lan.

Tuy nhiên, các chuyên gia đã bị các nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ gạt bỏ trong báo cáo tổng kết vào ngày 27/7. Đây là một trong số hàng chục quyết định liên quan đến việc xếp hạng quốc gia mà Reuters dẫn chứng, chúng đã làm dấy lên câu hỏi về việc liệu chính quyền Obama có đặt ưu tiên ngoại giao vượt trên nhân quyền. Báo cáo đưa ra tại thời điểm nhạy cảm trong quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc, từ an ninh mạng đến căng thẳng tại biển Đông.

Nhìn chung, các chuyên gia Phòng Theo dõi và Chống buôn người thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kì không đồng tình với các phòng ban về việc xếp hạng 17 quốc gia bao gồm cả Trung Quốc trong báo cáo buôn người năm 2015, theo Reuters ngày 3/8. Các chuyên gia chỉ thắng ba trong số những cuộc tranh luận này, tỷ lệ tồi tệ nhất trong lịch sử 15 của đơn vị.

Buôn bán người và nhân quyền là những thứ chúng tôi muốn tạo ra một bước tiến nhưng có lẽ đã không được,” một phụ tá Quốc hội nói về việc quay lưng và bỏ Trung Quốc ra khỏi bảng xếp hạng buôn bán người.

Trong báo cáo buôn bán người năm nay, Bộ ngoại giao đã thừa nhận rằng Trung Quốc đã chuyển đổi các trại lao động hoạt động gần sáu thập kỷ qua thành các trại tạm giam khác nhưng quyết định hạ cấp là không xác đáng, lý do được đưa ra là họ đã gia tăng các vụ bắt giữ và kết án những kẻ bị tình nghi buôn bán người và đã hợp tác với quốc tế tốt hơn để chiến đấu chống chế độ nô lệ hiện đại.

Báo cáo buôn bán người sắp xếp thứ hạng các quốc gia về vấn đề buôn bán người và lao động cưỡng bức, được xem là nguồn lực toàn diện nhất thế giới trong nỗ lực chống buôn bán người của chính phủ. Nói chung các nhóm nhân quyền đều đồng ý điều này. Các quốc gia thường xuyên phải vận động Bộ Ngoại giao để tránh xa Bậc 3, để có thể nhận được các khoản viện trợ.

Phản hồi những câu hỏi từ Reuters, một quan chức Bộ Ngoại giao cho biết họ dựa vào độ “toàn vẹn” của báo cáo, báo gồm cả bảng xếp hạng của Trung Quốc, đang ở “Bậc 2 cần theo dõi” trong năm thứ hai liên tiếp. Khi được hỏi rằng Hoa Kỳ có nhận thức được việc cưỡng bức lao động đang xảy ra ở các trung tâm giam giữ, các quan chức cho biết: “chúng tôi không thể định lượng được mức độ cưỡng bức lao động xảy ra tại những trung tâm này vào lúc này.

Những quan chức chính phủ Trung Quốc đã không phản hồi bất kỳ điều gì về các cơ sở giam giữ được đề cập trong văn bản.

Trại cải tạo lao động giống như trại lính

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cập Bình phát biểu tại Đại lễ đường Nhân Dân, Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 2 tháng 9 năm 2015 trong một buổi lễ tưởng niệm 70 năm Chiến thắng Nhật của Quân đội Nhân dân Trung Quốc, với sự tham dự của các cựu chiến binh trong Thế Chiến II.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cập Bình phát biểu tại Đại lễ đường Nhân Dân, Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 2 tháng 9 năm 2015 trong một buổi lễ tưởng niệm 70 năm Chiến thắng Nhật của Quân đội Nhân dân Trung Quốc, với sự tham dự của các cựu chiến binh trong Thế Chiến II.

Thường được gọi là “lao giáo”, trại cải tạo lao động của Trung Quốc bị lên án ở trong nước và quốc tế do chúng trao quyền cho cảnh sát có thể giam giữ người đến bốn năm mà không cần xét xử, và họ có thể buộc những người này làm việc trong các hầm mỏ, nhà máy, trang thại, theo những nhóm nhân quyền báo cáo.

Một nhà nghiên cứu thuộc tổ chức Theo dõi Nhân quyền ước tính trong năm 2013 có khoảng 160.000 người, trong đó có người nghiện ma túy và các thành viên của tôn giáo bị đàn áp, họ được sắp xếp vào 350 trại cưỡng bức lao động trước khi chúng được bãi bỏ.

Luật sư của những người bị tạm giữ nói rằng trong khi Trung Quốc có thể đã đóng cửa các trại cưỡng bức lao động, nhưng lạm dụng tương tự bao gồm cả lao động cưỡng bức vẫn tiếp tục diễn ra trong những trung tâm giam giữ khác.

Theo những cựu tù và luật sư của họ thì: Một số người có lẽ đã được gửi đến các lao giáo đang biến mất vào một hệ thống “giáo dục” bất hợp pháp, bí mật mà sử dụng tra tấn.

Reuters đã không thể xác minh một cách độc lập các điều kiện bên trong các trung tâm giam giữ đang hoạt động tại Trung Quốc, hay xác nhận sự ngược đãi cụ thể mà các tù nhân mô tả.

Nhiều trại cưỡng bức lao động đã được biến thành trung tâm cai nghiện bắt buộc, nơi người bị xem là nghiện có thể bị giam giữ đến ba năm mà không cần xét xử theo quy định của Trung Quốc và truyền thông nhà nước. Vào tháng Sau, Thứ trưởng Tư pháp Zhang Sujun được trích dẫn trên phương tiện truyền thông nhà nước cho biết đã có 334 trung tâm cai nghiện ma túy bắt buộc đang giam giữ gần 240.000 người.

Trung Quốc đã biến đổi hệ thống giáo dục cưỡng bức của nó dành cho người nghiện và một số nhà hoạt động báo cáo rằng điều kiện đã được cải thiện, bao gồm mức đền bù cho người ở tù, chỉ có một lượng công việc cho họ và ít sử dụng bạo lực.

Một biện pháp vào năm 2011 đã cho phép người nghiện làm việc sáu giờ một ngày như một phần trong điều trị hồi phục của họ nhưng cấm cưỡng bức lao động trong các trung tâm cai nghiện bắt buộc.

Mỹ đang "làm ngơ" trước những bằng chứng cưỡng bức lao động tại Trung Quốc
Các học viên Pháp Luân Công biểu tình khi Trương Chí Quân, Giám đốc Văn phòng Sự vụ Đài Loan thăm các trung tâm lao động ở Đài Bắc.

Tuy nhiên, lao động cưỡng bức rất phổ biến ở các trung tâm, một nhà hoạt động biết về vấn đề này cho biết, người này yêu cầu ẩn danh tính vì sợ bị chính quyền trừng phạt.

Tù nhân làm đèn, linh kiện điện tử và các sản phẩm khác, ông nói. Số tiền được trả thường là khoảng từ 30 đến 50 tệ (4,62 – 7,7 USD) mỗi tháng, bằng hai phần trăm tiền lương tháng trung bình ở Trung Quốc, người này cho biết. Một người khác có liên hệ chặt chẽ với những người nghiện ma túy đã xác nhận sự tồn tại của lao động cưỡng bức.

Một hệ thống giam giữ phi pháp khác, được gọi là “tạm giữ và giáo dục”, tập trung vào những người bị nghi ngờ là gái mại dâm và khách hàng của họ, họ có thể bị giữ đến hai năm mà không cần xét xử.

Lao giáo và trại lao động cưỡng bức đều có những đặc điểm giống nhau, những người ủng hộ nhân quyền nói. Chính phủ Trung Quốc đã thừa nhận rằng lao động là một phần trung tâm của hệ thống này. Nhưng số lượng các trung tâm giam giữ, cải tạo giáo dục đã giảm trong những năm gần đây, luật sư và các nhà hoạt động nhân quyền nói.

“Lớp tẩy não”

Vẫn còn một loại hình mà chính phủ gọi là “trung tâm giáo dục pháp luật”, vốn là điều bí mật nhất.

Những trung tâm bất hợp pháp này giam giữ người mà không cần qua xét xử, bốn luật sư nói với Reuters. Họ không được chính thức buộc tội, không có quyền khiếu nại và không được phép tiếp cận với luật sư hay các thành viên trong gia đình, luật sư cho biết.

Nhiều tù nhân là học viên của môn tu luyện thân và tâm Pháp Luân Công đã bị đàn áp vào năm 1999 sau khi yêu cầu được tự do luyện tập, các luật sư nói. Những người khác bao gồm các nạn nhân của sự bất công muốn khiếu nại lên chính phủ về trường hợp của họ.

Reuters đã thu được văn bản và video từ chín người bị giam giữ trong một trung tâm như vậy ở Jiansangjiang, đông bắc tỉnh Hắc Long Giang. Năm trong số họ nói rằng đã bị tra tấn trong nơi đôi khi được gọi là “lớp tẩy não”.

Meng Xianjie, 67 tuổi, cho biết cánh tay bà đã bị gắn vào tấm gỗ và bà bị tiêm một loại “thuốc không rõ” khiến bà bị ho ra máu, theo bản viết tay mô tả của cô về việc bị giam giữ từ tháng Giêng năm 2010.

Shi Mengchang nói bị buộc phải ngồi xổm trong khi bị còng tay theo hình chữ T trong khoảng năm giờ trong khi ông đang bị giam giữ từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 5 năm 2014. Shi và Meng, cả hai đều là những người tập Pháp Luân Công, theo một người học viên đồng môn và một luật sư trực biết biết về tình huống của họ.

Tại Washington, một số nhà lập pháp đã đặt câu hỏi liệu rằng động thái của việc né tránh hạ cấp Trung Quốc trong bản báo cáo buôn bán người năm 2015 cho thấy địa vị chính trị và sự cần thiết phải bảo vệ quan hệ tinh tế giữa Bắc Kinh và Washington lấn át cả vấn đề nhân quyền.

Trung Quốc tiếp tục bắt và giam giữ công dân để làm các lao động thủ công“, Chris Smith, một thành viên Đảng Cộng hòa ở New Jersey, là tác giả của một đạo luật năm 2000 dẫn đến việc tạo ra báo cáo buôn bán người, nói trong một buổi điều trần vào ngày 4 tháng 11. “Làm thế nào mà một quốc gia có hệ thống buôn bán chính công dân của mình nằm ngoài bậc 3 được cơ chứ?

Thanh Phong, dịch từ Business Insider

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La