Mỹ có thể cấm thêm ‘chị em’ của Wechat vì đe dọa bảo mật

15/09/20, 09:26 Thế giới
WASHINGTON, DC - AUGUST 04: Senate Foreign Relations Committee member Sen. Marco Rubio (R-FL) questions witnesses during a hearing about Venezuela in the Dirksen Senate Office Building on Capitol Hill August 04, 2020 in Washington, DC. Senators questioned State Department Special Representative for Venezuela Elliot Abrams and Hodges about the United States' continued support for interim president of Venezuela Juan Guaido, who said he and his coalition will not participate in the country's December parliamentary elections. (Photo by Chip Somodevilla/Getty Images)

Thượng nghị sĩ Marco Rubio của bang Florida đang thúc giục chính quyền Nhà Trắng mở rộng lệnh cấm giao dịch đối với QQ – ứng dụng chị em của WeChat, trong nỗ lực chống lại các rủi ro cao về bảo mật do các phần cứng và phần mềm viễn thông Trung Quốc gây ra.

Thượng nghị sĩ Marco Rubio chất vấn các nhân chứng trong phiên điều trần về Venezuela tại Tòa nhà Văn phòng Thượng viện Dirksen trên Đồi Capitol tại Washington, DC ngày 4/8/2020. (Ảnh qua Getty Images)

Giống như WeChat, ứng dụng nhắn tin QQ được phát triển bởi gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Tencent.

Trước đó vào ngày 6/8, Tổng thống Donald Trump đã ban hành lệnh cấm giao dịch với Tik Tok của ByteDance và WeChat của Tencent, nói rằng việc thu thập hàng loạt dữ liệu người dùng và kiểm duyệt chính trị của các ứng dụng này đã gây ra rất nhiều rủi ro cho an ninh quốc gia Mỹ.

Số lượt tải ứng dụng QQ ở Hoa Kỳ đã tăng lên đáng kể kể từ khi Tổng thống Trump ban hành các lệnh cấm trên, theo dữ liệu do công ty phân tích thị trường Sensor Tower thu thập.

Trong một bức thư gửi đến Tổng thống Trump, được công bố vào ngày 14/9, Rubio lưu ý quyền sở hữu giống hệt nhau và các chức năng của QQ cũng tương tự của WeChat. Những điểm tương đồng này làm nổi bật các mối đe dọa chung mà các ứng dụng này gây ra, bao gồm rủi ro về quyền riêng tư dữ liệu, cũng như gián điệp và kiểm duyệt theo chỉ đạo của chính phủ và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Tencent có trụ sở tại Thâm Quyến, cùng với các công ty công nghệ ByteDance và Huawei, đã phải đối mặt với sự giám sát ngày càng tăng của quốc tế đối với những lo ngại về bảo mật và quyền riêng tư liên, quan đến các sản phẩm của họ.

Quan hệ với ĐCSTQ

Icon Wechat và QQ của Tencent. (Ảnh qua App World)

Tencent có lịch sử lâu dài trong việc tuân thủ bộ máy giám sát của ĐCSTQ và có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền Bắc Kinh.

Pony Ma – người sáng lập và Giám đốc điều hành của Tencent, là đại biểu của Đại hội Nhân dân Toàn quốc – cơ quan lập pháp bù nhìn của chính quyền Trung Quốc, kể từ năm 2013.

Danh sách nội bộ công ty mà Epoch Times có được gần đây cũng xác định hơn 7.700 nhân viên của Tencent là thành viên của các chi bộ ĐCSTQ, có trụ sở tại các văn phòng Tencent trên khắp đất nước. Ủy ban Đảng Tencent cũng tự hào rằng họ đã tạo ra tạp chí Đảng đầu tiên trong số các công ty internet Trung Quốc vào năm 2005.

Một tài liệu rò rỉ khác từ công ty viễn thông nhà nước China Unicom cũng tiết lộ cách Tencent tiếp tay xây dựng một ứng dụng cho các hoạt động xây dựng Đảng, thường liên quan đến việc nghiên cứu các học thuyết của Đảng, nhằm thực thi việc tuân lệnh của các Đảng viên. Tháng 10/2017, vào ngày thứ hai của đại hội đảng của Trung Quốc được triệu tập 5 năm một lần, công ty đã tạo ra một ứng dụng được thiết kế để dành tặng những tràng pháo tay ảo cho nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.

Citizen Lab, một nhóm nghiên cứu an ninh mạng tại Đại học Toronto, gần đây đã phát hiện ra WeChat đang theo dõi người dùng quốc tế của mình để tăng cường thuật toán kiểm duyệt.

Một số nhà bất đồng chính kiến ​​ở Trung Quốc đã bị cảnh sát sách nhiễu, bắt giữ và các hình thức đàn áp khác vì các bài đăng của họ trên ứng dụng Tencent, trường hợp đáng chú ý nhất là bác sĩ tố giác người Trung Quốc Lý Văn Lượng.

Tencent cũng nhận thêm lệnh cấm ở Úc và Ấn Độ. Gần đây nhất, Ấn Độ đã bổ sung thêm các ứng dụng trò chơi di động do Tencent sở hữu vào danh sách bị cấm hơn 200 của mình, vốn chủ yếu là các ứng dụng từ Trung Quốc. WeChat nằm trong danh sách đen đầu tiên mà Ấn Độ công bố vào cuối tháng 6.

Thiện Thành (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!