Muruga tạo dựng thương hiệu nổi tiếng Ấn Độ từ ý tưởng lấy lòng vợ

23/08/16, 17:44 Kinh tế

“Người đàn ông kinh nguyệt” là câu chuyện về sự thành công của anh Arunachalam Muruganantham, bất chấp những thị phi vẫn quyết tâm sản xuất những miếng băng vệ sinh giá rẻ cho hàng triệu phụ nữ Ấn Độ.

Anh Arunachalam Muruganantham thương vợ phải dùng vải áo bẩn thỉu để vượt qua kỳ kinh nguyệt mỗi tháng. (Ảnh: Internet)

Sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nghề dệt thổ cẩm vào năm 1962 ở thành phố Coimbatore, bang Tamil Nadu, năm 14 tuổi, anh Arunachalam Muruganantham buộc phải nghỉ học phụ giúp gia đình kể từ sau cái chết của cha. Suốt nhiều năm, anh sống trong cảnh nghèo khó, trải nghiệm nhiều canh việc khác nhau, từ người vận hành máy móc, canh nhân trang trại, thợ hàn xì cho tới nhân viên bán hàng chỉ để kiếm sống.

Tuy nhiên, mọi việc bắt đầu thay đổi không lâu sau khi Muruga kết hôn với bà Shanthi vào năm 1998. Anh nhận ra vợ mình đang phải dùng những miếng vải áo bẩn thỉu để vượt qua kỳ kinh nguyệt hàng tháng do không có đủ tiền để mua băng vệ sinh. Điều này khiến anh trăn trở rất nhiều.

“Tất cả những điều ấy xảy ra khanh lâu sau khi tôi kết hôn”, Muruga kể với tờ Al Jazeera. “Để gây ấn tượng với người vợ mới, điều mà tôi có thể làm là thi thoảng tặng cô ấy những món quà nho nhỏ. Một ngày nọ, tôi nhìn thấy một miếng vải rách bẩn thỉu dính máu và biết ngay đây chính là thứ mà cô ấy dùng vào mỗi kỳ đèn đỏ. Nó rất mất vệ sinh”. 

Tuy nhiều lần thất bại nhưng anh Muruga vẫn khanh từ bỏ. (Ảnh: Internet)

Từ đó, Muruga quyết định sẽ tự chế ra những chiếc băng vệ sinh để vợ sử dụng thay cho những miếng vải bẩn.

Theo Oddity Central, những miếng băng vệ sinh thử nghiệm đầu tiên của anh được làm bằng vải cotton. Muruga đã mua một cuộn len cotton, cắt thành những đoạn nhỏ, có kích cỡ tương đương một miếng băng vệ sinh bán ngoài thị trường rồi bọc lại bằng một miếng vải cotton.

Muruga chia sẻ: “Hai ngày tôi làm được một miếng. Tôi tưởng mình đã thành công chỉ trong vòng 48 giờ”.

Tuy nhiên, vợ anh nói rằng chúng không có tác dụng gì.

“Cô ấy nói với tôi: ‘Em sẽ dùng lại mấy miếng vải như trước, vì điều anh làm thật vô ích’, phản hồi rất tệ”.

Nhưng Muruga không dễ dàng bỏ cuộc, anh âm thầm tiếp tục mày mò, tìm tòi thêm các chất liệu và kỹ thuật mới.

Một khó khăn mà Muruga phải đối mặt trong quá trình thử nghiệm chính là không phải lúc nào vợ cũng có thể sử dụng và đưa ra nhận xét cho Muruga, anh phải đợi cả tháng cho đến khi sản phẩm tiếp theo được sử dụng. Vì thế, anh tìm tới một số nữ sinh ngành y tại trường đại học gần nhà, đưa cho họ những miếng băng để họ sử dụng miễn phí.

Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt là một vấn đề khá tế nhị ở Ấn Độ, và các cô gái quá xấu hổ không dám chia sẻ về cảm nhận của họ. Việc này khiến Muruga đưa ra một quyết định khá táo bạo là tự mình kiểm nghiệm chúng.

Để làm được điều đó, Muruga chế ra một cái tử cung giả có ống và bàng quang bằng cao su, bơm đầy máu động vật vào trong. anh buộc nó ở hông và để cho cái ống rỉ máu vào miếng băng vệ sinh tự chế anh dán ở quần đùi mặc bên trong. Cách này giúp Muruga thử nghiệm được vài mẫu băng khác nhau, nhưng có một nhược điểm lớn là người anh bốc ra mùi hôi thối và quần lúc nào cũng dính máu. Hàng xóm tưởng Muruga là một kẻ biến thái điên rồ. Không chịu nổi những lời chế nhạo đó, vợ anh bỏ về ở với mẹ đẻ.

“Cô ấy bỏ đi không trở lại”, anh kể. “Đến ngày thứ 20, tôi nhận được thông báo vợ đã nộp đơn ly hôn. Đó là phần thưởng đầu tiên cho nghiên cứu của tôi”.

Hôn nhân đổ vỡ không khiến Muruga chùn bước. Anh quyết tâm thực hiện ý định đã đặt ra. Tuy ban đầu mục đích của anh là để giúp vợ, anh nhận ra chỉ 10 đến 20% phụ nữ Ấn Độ có khả năng tài chính để sử dụng các sản phẩm băng vệ sinh an toàn. Cứ 5 cô gái người Ấn Độ thì có ít nhất 1 người phải bỏ học hàng tháng. Muruga quyết định tự làm ra những miếng băng vệ sinh rẻ hơn. Vì thế anh mong muốn có thể giúp đỡ họ.

Hai năm sau, Muruga cuối cùng cũng tạo ra đột phá khi anh nhận thấy các nhà sản xuất băng vệ sinh công nghiệp thường dùng các sợi cellulose có nguồn gốc từ bột vỏ cây thông để tạo ra sản phẩm. Anh phát hiện loại sợi này có thể thấm hút được nhiều chất lỏng và máy móc để sản xuất ra băng vệ sinh thường phải nhập khẩu với mức giá khoảng 500.000 USD. Muruga lại đặt ra cho mình một mục tiêu mới, là chế ra một chiếc máy sản xuất băng vệ sinh với giá thành thấp nhất.

Sau 4 năm, cũng cho ra đời chiếc máy dễ sử dụng, có thể xay, ép và khử trùng băng vệ sinh bằng tia UV. Giá một chiếc máy như vậy chỉ khoảng 950 USD.

Muruga kêu gọi mọi người giúp đỡ để thành lập canh ty Jayaashree Industries, chuyên bán máy sản xuất băng vệ sinh tự chế cho các nhóm phụ nữ tự thân khắp khu vực nông thôn Ấn Độ. Đến nay, 1.300 cỗ máy đã được bán cho phụ nữ ở 27 trong 29 bang của Ấn Độ. Thậm chí chúng còn được xuất khẩu sang 17 quốc gia đang phát triển trên thế giới.

Với thành công này, Muruga đã được nhận nhiều giải thưởng, bao gồm danh hiệu Padma Shri dành cho công dân Ấn Độ xuất sắc. Câu chuyện cuộc đời đặc biệt từ miếng băng vệ sinh của anh cũng được ghi lại trong một bộ phim tài liệu năm 2013 có tên “Menstrual Man” (Người đàn ông kinh nguyệt). Năm 2014, tạp chí TIME liệt kê anh vào danh sách “100 người có ảnh hưởng nhất thế giới”. Tuy nhiên, phần thưởng tuyệt vời nhất chính là việc bà Shanthi quay trở về sau khi biết anh đã thành công.

“Tôi nhìn thấy anh ấy trên TV, và đọc được những bài báo về anh ấy. Sau khi nhìn thấy số điện thoại của Muruga trên một tạp chí, tôi có gọi vài lần. Rồi anh ấy gọi lại và chúng tôi nói chuyện sau 5 năm không liên lạc. Chúng tôi trở lại với nhau từ đó”, bà Shanthi nói.

Theo Ngoisao.net

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

Ad will display in 09 seconds

Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

    Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

  • Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

    Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

    Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?