Một thành phố của Trung Quốc có thể bị Anh ‘từ mặt’ vì dung túng cho tội ác

Gần đây, các nhà vận động đã kêu gọi chính quyền thành phố Bristol (Anh) chấm dứt quan hệ kết nghĩa với một thành phố của Trung Quốc vì những lý do liên quan tới hành vi mổ cướp nội tạng, theo BBC.

Một thành phố của Trung Quốc có thể bị ‘từ mặt’ vì dung túng cho tội ác mổ cướp nội tạng
Một thành phố của Trung Quốc có thể bị ‘từ mặt’ vì dung túng cho tội ác mổ cướp tạng. (Ảnh: Pixabay)

Nhóm phản đối hành vi mổ cướp nội tạng thành phố Britol (BAFOH) cho rằng chính quyền Trung Quốc đã dung túng cho việc mổ cướp nội tạng các tù nhân đang còn sống, vì thế thành phố Bristol nên hủy bỏ mối quan hệ kết nghĩa với thành phố Quảng Châu.

>>> BBC ra loạt phóng sự về tội ác mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc

Ông Alex Joseph – Một sáng lập viên của BAFOH tuyên bố rằng: “Có bằng chứng rõ ràng về việc thu hoạch nội tạng cưỡng bức trên quy mô lớn” đang được thực hiện tại Quảng Châu, một trong những thành phố ở Trung Quốc được cho là “thủ phủ” của các ca ghép tạng trái pháp luật.

Còn bà Becky James, một thành viên khác của BAFOH cho rằng, có hơn 700 bệnh viện ở khắp Trung Quốc cho phép thực hiện các ca ghép tạng trái phép.

Thị trưởng thành phố Britol, Marvin Rees cho biết, giới chức của thành phố này đang làm việc với chính phủ Trung Quốc “về tất cả các vấn đề nhân quyền” nhưng không có ý định cắt đứt mối quan hệ kết nghĩa với Quảng Châu.

Kết quả hình ảnh cho businessperson
Thị trưởng thành phố Britol, Marvin Rees. (Ảnh: BristolLive)

Năm 2015, chính quyền Trung Quốc tuyên bố chấm dứt việc lấy nội tạng của những tù nhân bị hành quyết, thay vào đó sẽ kêu gọi hiến tạng tự nguyện. Tuy nhiên, theo BBC, trong văn hóa Trung Quốc, người ta tin rằng cơ thể người sau khi chết phải được chôn cất nguyên vẹn, do đó số người hiến tạng ở đất nước này thuộc dạng thấp nhất thế giới. Đây là lý do cho việc có tới 2/3 lượng nội tạng được cấy ghép trong thời gian qua ở Trung Quốc là được lấy từ các tù nhân.

Bản tin BBC World News ngày 8/10 đã thực hiện một cuộc phỏng vấn với nhà báo điều tra độc lập Ethan Gutmann – tác giả cuốn sách The slaughter” (Đại thảm sát) viết về nạn mổ cướp nội tạng do chính quyền Trung Quốc bảo trợ, và bác sỹ Enver Tohti – người từng tham gia vào một cuộc thu hoạch nội tạng cưỡng bức ở Tân Cương.

Video: Hãng tin BBC phỏng vấn về nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc

Bản tin mở đầu bằng phóng sự của đài truyền hình Hàn Quốc Chosun TV, phóng viên phỏng vấn người bệnh Hàn Quốc đến thực hiện ghép tạng tại bệnh viện ở thành phố Thiên Tân, Trung Quốc, người này cho biết cô đã đợi hai tháng để được ghép tạng.

“Ghép tạng ở Trung Quốc rất đơn giản. Tôi không biết tạng ấy từ đâu. Họ chỉ mất hai tiếng để mang tạng sống đến đây”, một người Hàn Quốc tại bệnh viện này cho biết.

“Một quả thận có giá là 130.000 USD. Có lẽ nếu bệnh nhân trả nhiều tiền hơn thì họ có thể sẽ nhận được tạng sớm hơn”, một người khác nói.

Y tá bệnh viện này cho biết, họ đã thực hiện 7 ca cấy ghép vào ngày trước đó. Ở nhiều đất nước khác, bệnh nhân có thể phải đợi đến hàng năm trời để tìm được tạng phù hợp, thế nhưng ở Trung Quốc, họ chỉ mất vài tuần để được ghép tạng. Vậy thì những cơ quan nội tạng này đến từ đâu?, phóng viên BBC đặt câu hỏi.

BAFOH cho hay, có hai nhóm nạn nhân chủ yếu bị mổ cướp nội tạng, nhóm thứ nhất là những học viên Pháp Luân Công, môn khí công theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn được ưa chuộng tại nhiều nước nhưng bị đàn áp ở Trung Quốc từ năm 1999 đến nay. Nhóm thứ hai là các tù nhân người dân tộc Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở Tân Cương.

Các học viên kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới ngày 20/5/2012 tại Thụy Điển. (Ảnh qua clearharmony)

“Điều đáng nói ở đây là những người bị cướp đi nội tạng chỉ vì họ không chịu từ bỏ niềm tin của mình”, bà Becky James nói.

Một phát ngôn viên của Hội đồng thành phố Bristol thông tin, bản kiến nghị của BAFOH đang được xem xét và sẽ được đưa ra tranh luận giữa các thành viên của hội đồng trong trường hợp nó nhận được “đủ chữ ký”.

Theo ĐKN

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc