Một phụ nữ Đức: “Pháp Luân Đại Pháp đã cứu sống cả gia đình tôi!”

21/12/17, 17:42 Pháp Luân Công, Tri thức

Một người chồng đa nghi, hay ghen và thô lỗ cùng bạo lực gia đình triền miên đã đẩy gia đình non trẻ đến bờ đổ vỡ. Tuy nhiên, từ khi Sivia bắt đầu hiểu “tu luyện” là gì, và học cách hướng nội đồng thời thực hành nguyên lý “Chân Thiện Nhẫn”, gia đình họ đã trở nên hài hòa và chồng cô cũng dần trở thành một người tu luyện.

Hai vợ chồng Silvia và Rifad sau bao sóng gió giờ đây đã vui vẻ hòa thuận. (Ảnh: en.minghui.org)

Rifad sinh ra và lớn lên trong một ngôi làng nhỏ ở Kosovo. Cha anh qua đời khi anh mới lên 6. Ở tuổi 21, anh và 30 người khác đã xa quê do chiến tranh tàn phá, rồi trốn sang châu Âu trong một chiếc thuyền và  cuối cùng định cư tại Hanover, Đức.

Lối sống phương Tây, sự khác biệt về văn hoá, rào cản ngôn ngữ và sự đói nghèo đã đẩy chàng thanh niên vào cuộc sống vô cùng khốn khó. Thời điểm mẹ anh qua đời cũng là lúc sợi dây liên hệ cuối cùng giữa anh với quá khứ bị cắt đứt. Anh rơi vào hoàn cảnh cô đơn, trầm cảm cho đến khi Silvia xuất hiện trong cuộc đời anh.

Cuộc sống hôn nhân đau khổ

“Sau khi kết hôn, tôi nhận ra rằng anh ấy là một người đa nghi, hay ghen, thô lỗ và muốn kiểm soát người khác”, Silvia nói về mối quan hệ của họ.

Rifad sẽ trở nên khó chịu nếu một người qua đường liếc nhìn Silvia. Trong văn hoá nước anh, phụ nữ không được bị để ý, và lỗi luôn thuộc về người phụ nữ nếu cô ấy thu hút sự chú ý của người lạ. Anh bắt đầu chỉ trích cô, và họ đã tranh cãi rất nhiều. Cuộc hôn nhân đầy trắc trở của họ gần như khiến Silvia phát điên. Nhưng bất cứ khi nào cô đề cập đến chuyện li dị, Rifad lại khóc như một đứa trẻ, làm cô mềm lòng.

Họ đã tham khảo ý kiến ​​các chuyên gia về quan hệ gia đình và thử nhiều liệu pháp nhưng không có gì hữu ích. “Chúng tôi không muốn tiếp tục cãi vã nhưng cũng không muốn chia tay”, Silvia giải thích tình trạng tiến thoái lưỡng nan của họ.

Sự hàn gắn nhờ Pháp Luân Đại Pháp

Một ngày nọ, Silvia nhớ lại môn tu luyện tinh thần “Pháp Luân Đại Pháp” mà mẹ cô đã nói cách đây nhiều năm. Mẹ cũng đưa cô đến học ở Goettingen. Khi ấy, cô đã tìm thấy rất nhiều câu trả lời cho các thắc mắc của mình trong cuốn Chuyển Pháp Luân, quyển sách chính của môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công). Tuy nhiên, cuộc sống hàng ngày với đầy những điều hấp dẫn cô đã khiến cô dần quên lãng cuốn sách và thỉnh thoảng mới đọc lại.

Hình ảnh có liên quan
Cuốn sách Chuyển Pháp Luân đã dược dịch ra 38 ngôn ngữ, lưu truyền trên 140 quốc gia trên thế giới. (Ảnh: Chánh Kiến)

Sau đó, đôi vợ chồng trẻ tìm được việc làm ở Bielefeld, vì vậy họ đã chuyển đến đó. Silvia rất vui vì biết có một nhóm học Pháp Luân Đại Pháp trong thành phố. Sau đó cô đã tham gia luyện công và đọc sách Chuyển Pháp Luân cùng mọi người trong nhóm. Rifad đã phản đối cô đi học vì cho rằng một người phụ nữ chỉ nên ở nhà, không nên xuất hiện trước đám đông và đặc biệt là không được có bất kỳ liên lạc nào với nam giới.

Một lần, anh đi theo cô đến điểm học Pháp nhóm và đứng từ xa quan sát. Khi cô về nhà, anh đã giận dữ tát cô một cái. Mối bất hòa của họ tiếp diễn và khi cô kiên định tu luyện, anh đã trở thành người đe dọa bỏ đi. Silvia lặng lẽ kiên trì tập luyện. Cô không phản kháng lại khi anh đánh cô. Đôi khi, cô mô tả các bài tập hoặc đọc một vài đoạn trong cuốn Chuyển Pháp Luân cho anh. Nó có thể làm anh bình tĩnh trong một khoảng thời gian ngắn.

Từ bi cảm hóa bạo lực

Những cuộc cãi vã và bạo lực gia đình vẫn tiếp diễn vì Rifad không thể chấp nhận một người vợ đặt Pháp Luân Đại Pháp lên trên mình. Anh đưa ra một quy tắc, cô chỉ được đi học nhóm 4 lần 1 năm. Silvia điềm tĩnh từ chối và Rifad ngay lập tức tát vào mặt cô. Rifad giận dữ đập mạnh cửa và bỏ đi. Sau đó anh gọi điện cho cô và đe dọa sẽ “cho cô một phát đạn vào đầu”.

Cô nghĩ Rifad sẽ làm như vậy thật nên đã gọi cảnh sát và anh bị truy tố. Việc này khiến anh im lặng một thời gian nhưng vấn đề cơ bản vẫn không thay đổi. Để ngăn cô đi học Pháp nhóm, Rifad chửi rủa cô, đánh cô, cắt dây điện thoại, ném điện thoại di động của cô vào tường, giấu máy tính, khóa tài khoản email, và đập vỡ máy in.

Khi tất cả những điều trên không thể thay đổi suy nghĩ của cô, anh đã chĩa một khẩu súng vào đầu cô và đe dọa sẽ lấy mạng con trai họ. “Đôi khi tôi nghĩ nếu anh ta kéo cò súng, cuộc sống đau khổ này sẽ kết thúc. Không ai có thể tránh được cái chết. Nhưng ngay lập tức tôi tự nhủ rằng mình không thể nghĩ theo hướng này. Nếu anh ấy làm điều đó với tôi, sẽ không tốt cho anh ấy. Và tôi tự nhủ đó không phải là bản tính thật của anh. Đó không phải là Rifad thật”, Silvia nói.

Những nỗi khổ ấy đã khiến Silvia tự hướng nội như lời dạy của Đại sư Lý Hồng Chí trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân. Sau đó, Silvia đã đọc lại nhiều lần cuốn sách. Cô nhận thấy đó là cơ hội để cô buông bỏ tâm sợ hãi. Đồng thời, cô cũng nhận ra rằng cô đã theo đuổi chuyện làm sao có thể tu luyện mà không bị chồng can thiệp chứ không quan tâm đến cảm giác của anh. “Ở một mức độ nào đó, tôi đã gia tăng chấp trước bằng cách nói chuyện với anh như một người giởi hơn mà không có sự dịu dàng và ân cần của một người phụ nữ”, Silvia nói thêm.

Đối với bạo lực gia đình, cô cũng có cái nhìn khác và bắt đầu xem đó là trả nghiệp. Silvia nói: “Đó là trả nghiệp. Anh ấy đối xử như vậy với tôi là vì tôi đã làm tương tự với anh trong một kiếp khác. Bên cạnh đó, tôi không có bệnh tật hay nỗi khổ nào trong cuộc sống ngoài sự việc này, vậy làm sao tôi có thể trả nghiệp nếu sống một cuộc sống thoải mái đây?”

Khi cô thay đổi thái độ, các trận đánh nhanh chóng biến mất. Một hôm, hai vợ chồng và con trai cô tranh cãi vì một chuyện rất tầm thường. Ai nấy đều lớn tiếng đổ lỗi cho nhau. Trong lúc tức giận, Silvia đã nhốt cậu con trai trong phòng. Cậu bé đập cửa và hét lên.

Cô ngồi xuống và cố gắng bình tĩnh. “Khi điều này xảy ra với mình, hẳn là mình đã có chỗ sai. Chúng ta không thể cứ tạo nghiệp qua lại thế này. Mình phải kết thúc vòng xoáy này ngay”, cô nghĩ. Rồi cô mở cửa và xin lỗi chồng: “Em không nên tranh cãi với anh. Em xin lỗi”. Rifad ngay lập tức bình tĩnh và cậu con trai lại chơi đồ chơi như không có gì xảy ra.

Rifad cũng đã thay đổi. Anh trở nên thân thiện và dễ chịu hơn. Cuộc sống gia đình của họ trở nên hài hòa. Sau đó, anh đã quan tâm đến Pháp Luân Đại Pháp và cũng tham gia đọc sách.

Đã 14 năm kể từ khi Silvia lần đầu nghe về Pháp Luân Đại Pháp. Cô đã nhiều lần đọc sách và xem video nhưng chưa bao giờ được gặp Sư Phụ Lý Hồng Chí. Cô tâm sự:

Tôi ước tôi có thể đến Hoa Kỳ để gặp Sư Phụ, ngay cả khi chỉ được nhìn từ xa …. Tôi sẽ nói: ‘Cảm ơn Sư Phụ, Người đã cứu cả gia đình con!'”

Video: Người dân thế giới chia sẻ về lợi ích của Pháp Luân Công

Hồng Liên (Theo fofg.org)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết canh Mạnh Bà

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Truyền thuyết canh Mạnh Bà

    Truyền thuyết canh Mạnh Bà

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

    Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

  • Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

    Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?