Một lượng lớn binh sĩ bí mật tiến vào Bắc Kinh, khu vực lân cận Trung Nam Hải truyền ra tiếng súng
Dịch viêm phổi Vũ Hán hoành hành khắp nơi và đã xâm lấn đến cả Trung Nam Hải. Đấu đá nội bộ trong chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vốn đã căng thẳng thì nay lại càng nghiêm trọng hơn nữa. Trên mạng liên tục truyền ra các tin tức về ‘điều binh’ và thanh trừng nội bộ.
Vào ngày 3/4, cư dân mạng đã đăng một video lên Twitter cho thấy một lượng lớn binh sĩ trên xe buýt không có biển số tiến vào Bắc Kinh. Đồng thời, tất cả các phương tiện khác trên đường cao tốc đi đến Bắc Kinh đều bị chặn lại và yêu cầu quay đầu xe.
Vào ngày 4/4, một cư dân mạng Bắc Kinh lấy tên “Nhất kiếm phiêu trần” (@yjpc06) đã tiết lộ: “Nghe thấy tiếng súng vang lên ở vùng phụ cận phía bên phải của cơ quan chính quyền ở Bắc Kinh”.
Cư dân mạng đã bình luận sôi nổi về việc này:
“Nhất kiếm phiêu trần” (@yjpc06): “Email này, tôi đã cố tình chờ đợi một khoảng thời gian trước khi gửi nó đi, sợ rằng thời gian người gửi thông tin sẽ bị tiết lộ. Khi Chu Vĩnh Khang bị bắt, đã có tiếng súng từ Bắc Kinh. Tôi đã không tin vào thời điểm đó. Nhưng sau vài ngày, Chu Vĩnh Khang bị bắt, mới biết rằng quân đội Bắc Kinh và cảnh sát vũ trang đang chiến đấu.
Có vẻ như Tập Cận Bình đã trở lại Bắc Kinh ngày hôm qua. Có tiếng súng? Có người Bắc Kinh nào biết có những tổ chức quan trọng nào gần khu vực bên phải không? Có người Bắc Kinh nào biết tình hình không?”.
Stephen WANG@Stephen73429614: “Trung Nam Hải, Ban Tuyên giáo Trung ương ĐCSTQ và Văn phòng Trung ương ĐCSTQ đều ở khu vực bên phải”.
“A Cổ Hãn” (@tiemuzhen5): “Cổng phía Tây của Trung Nam là khu vực bên phải”.
“Kiếm đảm cầm tâm” (@hehezhao24): “Tôi nhớ rằng binh sĩ đồn trú hiện tại đã không còn được trang bị súng trường 95, vì hiện tại chúng quá tệ. Có thể là đem từ bên ngoài vào hoặc có hộ gia đình nào đó đã tàng trữ vũ khí trước đó?”.
Dịch viêm phổi Vũ Hán không chỉ là một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, mà còn là một cuộc khủng hoảng chính trị. Mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, được cho là trung tâm của cơ quan chính quyền ĐCSTQ đang phải đối mặt với những thách thức trước nay chưa từng có.
Vì bị nghi ngờ về việc che giấu và báo cáo muộn về dịch bệnh, từ Tập Cận Bình đến các quan chức địa phương và các chuyên gia y tế liên tục đùn đẩy trách nhiệm, điều này đã làm tăng mâu thuẫn giữa chính quyền trung ương và địa phương.
Điều khiến Tập Cận Bình càng lo lắng hơn nữa là Nhậm Chí Cường, một “Hồng nhị đại” (hậu duệ thế hệ cách mạng đầu tiên của ĐCSTQ) đã chỉ trích chính quyền Bắc Kinh che đậy sự thật về dịch bệnh trong một bài báo sắc bén hồi đầu tháng 3, và đặt tên cho ông Tập Cận Bình là “Một thằng hề kiên quyết đòi làm hoàng đế dù không còn mảnh áo che thân”. Có tin đồn rằng Nhậm Chí Cường đã bị bắt vào ngày 12/3 và đã mất tích hơn 20 ngày.
Một nhà bình luận với bút danh “Kim Ngôn” chỉ ra rằng, bây giờ ‘triều đại đỏ’ đã đến hồi mạt vận, vì sự “thù hận bệnh tật ở Hồ Bắc”, tình thế các nơi đang mất khống chế nghiêm trọng, ‘ván cờ’ ở Trung ương và địa phương đang đến hồi gay cấn, vị trí “độc tôn” của Tập Cận Bình cũng khó có thể bảo toàn.
Bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu trên Trung Quốc Đại lục cũng có thế xảy ra sự kiện “quân phiệt hỗn chiến” như năm xưa và “chia cắt chư hầu”. Đủ loại tin tức liên tiếp truyền ra.
Đầu tiên, người ta nói rằng quyết tâm từ chức của Vương Kỳ Sơn là để bảo vệ Nhậm Chí Cường; Chu Dung Cơ và Uông Dương cũng đã ra mặt can thiệp và nói giúp.
Thứ hai, trên mạng lan truyền tin ông Nhậm Chí Cường đã bắt đầu tuyệt thực ở khu giam giữ tại căn cứ Mãnh Sơn, Xương Bình, trực thuộc Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Thành phố Bắc Kinh. Ông Tập đã đích thân chỉ định vấn đề này là một “trọng án”. “Không ai được phép can thiệp, gây ảnh hưởng hoặc xin ân xá. Ngay cả Phó chủ tịch nước Vương Kỳ Sơn cũng không giúp được”. Và có thể ông sẽ bị kết án ít nhất 15 năm tù giam.
Thứ ba là tin đồn mới nhất nói rằng, hơn mười doanh nhân nổi tiếng đã cùng viết thư cho Tập Cận Bình, đưa ra 9 yêu cầu lớn đã được Lý Khắc Cường truyền đi. Càng nghiêm trọng hơn là 5 nguyên lão của ĐCSTQ gồm Lý Thụy Hoàn, Ôn Gia Bảo, Lý Lan Khánh, Hồ Khải Lập và Điền Kỷ Vân cũng viết thư ngỏ, vấn đề này còn “nghiêm trọng hơn gấp ngàn lần so với bức thư ngỏ của Nhậm”.
Mặc dù không thể biết liệu “Canh Tý thư” ngày nay có lặp lại bi kịch của “Xe buýt thư” năm đó không? Nhưng “sớm một bước là Gorbachev, muộn một bước là Ceaușescu” có thể đã trở thành một lời nguyền mà những người cầm quyền ĐCSTQ sẽ không bao giờ thoát ra được.
Vào ngày 3/4, Tập Cận Bình đã dẫn đầu một nhóm các quan chức tham gia vào một sự kiện trồng cây ở Bắc Kinh. Vương Kỳ Sơn, Phó chủ tịch ĐCSTQ, cuối cùng đã xuất hiện sau một tháng ‘mất dạng’. Dù Trung Nam Hải có “đảo chính” thật hay không thì cuộc tranh chấp quyền lực vẫn chưa bao giờ chấm dứt.
Minh Huy (Theo NTDTV)