Mở cửa ngôi nhà vợ vua Khải Định từng sống để đón du khách

25/07/15, 20:30 Tin Tổng Hợp
(TNO) Ngày 25.7, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế khai trương dịch vụ văn hóa tại ngôi nhà số 145 Phan Đình Phùng (TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) nằm bên dòng sông An Cựu, từng là nơi ở của Đoan Huy hoàng thái hậu (tức bà Từ Cung), vợ vua Khải Định (1916-1925), vị vua thứ 12 của triều Nguyễn.

(TNO) Ngày 25.7, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế khai trương dịch vụ văn hóa tại ngôi nhà số 145 Phan Đình Phùng (TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) nằm bên dòng sông An Cựu, từng là nơi ở của Đoan Huy hoàng thái hậu (tức bà Từ Cung), vợ vua Khải Định (1916-1925), vị vua thứ 12 của triều Nguyễn.

Ngôi nhà mà bà Từ Cung từng sống

Theo Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, bà Từ Cung đã mua lại ngôi nhà này vào năm 1955, sau khi bị chính quyền Ngô Đình Diệm tịch thu cung An Định, vốn là biệt cung của triều Nguyễn dành cho bà trước năm 1945 và vẫn là nơi ở của bà sau khi triều Nguyễn cáo chung. Bà sống tại khu nhà số 145 Phan Đình Phùng cho đến khi tạ thế vào năm 1980.
Trước khi mất, bà đã có di nguyện giao lại khu nhà này cho chính quyền địa phương. Sau khi được giao tiếp quản khu nhà từ năm 1980, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã bảo quản công trình, thờ cúng và tổ chức trưng bày một số hiện vật còn lại của bà Từ Cung.
Cuối năm 2014, sau khi tham vấn ý kiến của Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc tộc và một số nhà nghiên cứu văn hóa Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã cho chuyển nơi thờ tự cũng như các hiện vật liên quan sang Khải Tường lâu của cung An Định.
Tại khu nhà 145 Phan Đình Phùng, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã chỉnh trang và đưa vào khai thác dịch vụ văn hóa, phục vụ khách tham quan và người dân.
Theo đó, ngôi nhà được bố trí tầng 1 và 2 làm nơi trưng bày các hình ảnh tư liệu về vua Khải Định, Đoan Huy hoàng thái hậu, gia đình cựu hoàng Bảo Đại và về Tôn Nhân Phủ. Đặc biệt, tại tầng 2 có bố trí một phòng rộng nhất cho Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc tộc sử dụng làm nơi họp bàn công việc của hội đồng; phòng chính giữa lập bàn thờ vọng bà Từ Cung và một phòng thư viện của Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc tộc. Các phòng còn lại được bố trí bàn ghế phục vụ du khách và nhân dân có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về gia phả Nguyễn Phúc tộc, triều Nguyễn và văn hóa Huế.

Bùi Ngọc Long

Theo Thanh Niên

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi