Malala Yousafzai – Cô gái 17 tuổi đạt giải Nobel hòa bình vì trẻ em toàn thế giới

12/10/14, 00:10 Đọc & Suy ngẫm

Malala Yousafzai là người nhận giải Nobel Hòa bình năm 2014 vào Thứ Sáu (10/10). Cô là cô bé 17 tuổi người Pakistan sống sót sau một vụ ám sát và hiện đang đấu tranh cho quyền được đi học của trẻ em trên toàn thế giới.

Một độc giả đang đọc cuốn sách Ich bin Malala (Tôi là Malala) tại Hội chợ sách Frankfurt 2013 (Ảnh: Getty Images)

Câu chuyện sống sót của cô có lẽ là một phép màu, nhưng có thể không phải là ngẫu nhiên.

Malala từng tham gia tích cực vào phong trào vận động tới trường cho bé gái Pakistan. Nhóm Hồi giáo cực đoan Taliban từng dọa giết Malala nếu cô tiếp tục đấu tranh. Thế nhưng cô gái 15 tuổi vào lúc ấy kiên quyết không từ bỏ và hậu quả là những vết đạn xuyên qua đầu vào tháng 10/2012, khi đang trên đường tới trường. Cô sinh ra tại một ngôi làng thuộc tỉnh Swat, tây bắc Pakistan. Sau vụ việc, Malala được đưa sang Anh điều trị và đã hồi phục. Sống sót thần kì sau vụ ám sát kinh hoàng ấy, cô bé Malala dường như nhận ra rằng thượng đế đã trao cho cô sứ mệnh cất lên tiếng nói vì trẻ em tại đất nước cô và trên toàn thế giới.

Người dân tại thung lũng Swat, quê hương của Malala ăn mừng khi biết tin cô giành giải Nobel Hòa bình 2014.

Kể từ đó Malala Yousafzai tích cực tham gia các hoạt động kêu gọi, ủng hộ, bênh vực và truyền cảm hứng cho hàng triệu trẻ em toàn thế giới. Cô còn lập ra quỹ Malala để hỗ trợ điều kiện cho trẻ em được đến trường.

Vào Thứ Sáu (10/10), Malala trở thành người phụ nữ Pakistan đầu tiên và là người trẻ nhất nhận giải Nobel Hòa bình. Khi biết mình nhận được giải thưởng, Malala chia sẻ: “Giải thưởng này dành cho những đứa trẻ không thể nói lên tiếng nói của mình và cho cả những đứa trẻ mà tiếng nói của họ cần phải được lắng nghe. Tôi lên tiếng vì họ. Tôi đứng lên cùng họ”. 

Tôi nghĩ rằng giải thưởng thực sự mới chỉ là một khởi đầu” và trẻ em trên toàn thế giới “cần phải đứng lên vì quyền lợi của chính họ….Giải thưởng này đã tiếp cho tôi sức mạnh tiến về phía trước. Điều đó có nghĩa là chúng ta cần phải chung tay để đảm bảo tất cả trẻ em được hưởng một nền giáo dục tốt”.

Nữ hoàng Jordan, Rania Al Abdullah (phải) trao giải cho Malala Yousufzai tại lễ trao giải thưởng Công dân toàn cầu Clinton ngày 25/9/2013 tại thành phố New York. (Ảnh: Getty Images)

Để hiểu hơn về cô gải nhỏ bé nhưng dũng cảm và giàu nghị lực này, chúng ta hãy cùng xem lại đoạn trích bài phát biểu của cô tại Liên Hợp Quốc vào ngày 12/7/2013:

Các bạn thân mến, vào ngày 09/10/2012, người Taliban đã bắn vào trán bên trái của tôi. Họ bắn bạn bè tôi nữa. Họ cho rằng những viên đạn đó sẽ làm cho chúng tôi im lặng, nhưng họ đã thất bại. Và từ sự im lặng đó, hàng ngàn tiếng nói khác đã cất lên. Những người khủng bố nghĩ rằng họ sẽ thay đổi mục đích của tôi và ngăn chặn tham vọng của tôi. Nhưng không có gì thay đổi trong cuộc sống của tôi trừ điều này: Sự yếu hèn, sợ hãi và nỗi tuyệt vọng đã chết. Sự mạnh mẽ, sức mạnh và lòng can đảm lại nảy sinh. Tôi vẫn là Malala như xưa. Những ước muốn của tôi vẫn thế. Những hy vọng của tôi vẫn như cũ. Và những giấc mơ của tôi không thay đổi.
Anh chị em thân mến, tôi không chống phá ai hết. Tôi cũng không đứng đây để nói về sự trả thù cá nhân đối với người Taliban hay bất cứ một nhóm khủng bố nào. Tôi đứng đây để nói về quyền được đi học của mỗi đứa trẻ. Tôi mong muốn sự giáo dục cho con trai và con gái của người Taliban và của tất cả người cực đoan. Tôi thậm chí không căm thù người Taliban nào đã bắn trúng tôi.
Cho dù tôi có súng trong tay và anh ta đang đứng trước mặt tôi, tôi cũng sẽ không bắn anh ta. Đây là sự từ bi mà tôi đã học được từ Muhammad, nhà tiên tri nhân từ, từ Jesus Christ và đức Phật. Đây là di sản về sự đổi thay mà tôi được thừa hưởng từ Martin Luther King, Nelson Mandela và Muhammad Ali Jinnah.
 
Đây là triết lý bất bạo động mà tôi học được từ Gandhi Jee, Bacha Khan và Mẹ Teresa. Và đây là sự tha thứ mà tôi học được từ cha và mẹ tôi. Tất cả là điều mà tâm hồn tôi đang nói với tôi: hãy bình thản và yêu thương mọi người.
Anh chị em thân mến, chúng ta hiểu ra được tầm quan trọng của ánh sáng khi nhìn thấy bóng tối. Chúng ta hiểu ra được tầm quan trọng của tiếng nói khi chúng ta bị bịt miệng. Cũng như thế, khi chúng ta ở Swat, miền bắc Pakistan, chúng ta hiểu được sách vở và bút viết quan trọng như thế nào nếu phải đối mặt trước họng súng. Câu danh ngôn “Ngòi bút mạnh hơn lưỡi gươm là rất đúng”. Những người cực đoan sợ sách và bút. Sức mạnh của giáo dục làm họ sợ. Họ sợ hãi phụ nữ. Sức mạnh trong tiếng nói của phụ nữ làm họ sợ. Đó là vì sao họ giết 14 học sinh vô tội trong đợt tấn công gần đây ở Quetta. Đó là lý do họ tàn sát nữ giáo viên ở Khyber Pukhtoon Khwa và FATA. Đó là cũng là nguyên nhân họ bắn xối xả vào các trường học mỗi ngày. Vì họ đã và đang sợ hãi sự thay đổi và sự bình đẳng mà chúng ta đem đến cho xã hội. Tôi nhớ có lần, 1 cậu bé trong trường của tôi được nhà báo hỏi, “Tại sao người Taliban lại chống đối giáo dục?”. Cậu trả lời bằng cách chỉ tay vào cuốn sách và nói “Người Taliban không biết những điều viết trong cuốn sách này”.
Họ nghĩ rằng Thượng Đế là một kẻ tầm thường nhỏ nhen, cầm súng dí vào đầu người ta chỉ vì họ đi học. Những người khủng bố này đã lạm dụng danh nghĩa Hồi giáo cho mục đích cá nhân của họ. Pakistan là một quốc gia dân chủ yêu chuộng hòa bình. Người Pashtun mong muốn một nền giáo dục cho con trai và con gái họ. Hồi giáo là một tôn giáo của hòa bình, nhân bản và tương thân tương ái. Tôn giáo này nói rằng nó có trách nhiệm và bổn phận đem học vấn đến cho từng đứa trẻ. Hòa bình là điều cần thiết cho giáo dục. Tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Pakistan và Afghanistan, khủng bố, chiến tranh và các tranh chấp cản trở trẻ em đến trường. Chúng tôi đã quá mệt mỏi vì những cuộc chiến tranh này. Phụ nữ và trẻ em đang phải chịu đựng nhiều đau khổ tại nhiều nơi trên thế giới.
Ở Ấn Độ, trẻ em ngây thơ và nghèo nàn đang là nạn nhân của bóc lột sức lao động. Nhiều trường học đã bị tàn phá ở Nigeria. Người dân Afghanistan bị ảnh hưởng của chủ nghĩa cực đoan. Các em bé gái phải làm nô dịch tại gia và bị ép lấy chồng khi còn rất nhỏ tuổi. Sự nghèo đói, vô học, bất công, phân biệt chủng tộc và tước đoạt nhân quyền cơ bản là những vấn đề chính, mà cả nam lẫn nữ phải chịu đựng.
……
 
Anh chị em thân mến, chúng ta muốn có trường học và hệ thống giáo dục cho tương lai tươi sáng của mỗi đứa trẻ. Chúng ta sẽ tiếp tục con đường hướng đến mục đích hòa bình và tri thức. Không ai có thể ngăn chặn chúng ta. Chúng ta sẽ cất lên tiếng nói vì quyền lợi của mình và đem lại sự thay đổi thông qua tiếng nói ấy. Chúng ta tin tưởng vào khả năng và sức mạnh của những lời chúng ta nói. Những lời nói ấy có thể làm thay đổi cả thế giới.
Bởi chúng ta là một thể thống nhất vì một nền giáo dục. Và nếu muốn đạt được mục đích, chúng ta phải tăng thêm sức mạnh bằng hành trang kiến thức và phải tự bảo vệ mình bằng sự đoàn kết, chung lòng.
Anh chị em thân mến, chúng ta không nên quên rằng hàng triệu người đang phải chịu đựng nghèo khó, bất bình đẳng và sự vô học. Chúng ta làm sao quên được hàng triệu trẻ em phải rời bỏ trường lớp. Chúng ta phải nhớ rằng anh chị em chúng ta đang chờ đợi một tương lai tươi sáng và hòa bình.
Vậy chúng ta hãy mở một cuộc chiến hòa bình trên toàn cầu chống lại sự thất học, nghèo đói và khủng bố. Chúng ta hãy nhặt sách và bút lên, vì đây là vũ khí mạnh mẽ nhất. Một đứa trẻ, một thầy giáo, một cuốn sách và một cây bút có thể làm thay đổi cả thế giới. Giáo dục là phương thức duy nhất. Giáo dục là hàng đầu.
Cám ơn.

Tổng hợp từ vov.vn, news.zing.vn, CNN

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này