Lý Khắc Cường từng ký lệnh bảo vệ Tam Hiệp, mối lo vỡ đập vẫn luôn thường trực

27/06/20, 11:13 Trung Quốc
Yichang-Three-Gorges-Dam-Yangtze-River-China

Gần đây, lũ lụt tràn lan ở miền Nam Trung Quốc, đập Tam Hiệp bị biến dạng đang phải đối mặt với những thử thách nghiêm trọng. Trước đó, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã từng ký lệnh bảo vệ Tam Hiệp, nêu bật những nguy hiểm tiềm ẩn của công trình thuỷ lợi này.

Gần đây, lũ lụt hoành hành ở miền Nam Trung Quốc, đập Tam Hiệp biến dạng, 600 triệu người sinh sống ở khu vực hạ lưu phải đối mặt với nguy cơ chìm trong biển nước, các chuyên gia cảnh báo: Đập Tam Hiệp là một “con tê giác xám”. (Ảnh: The Epochtimes)

Chuyên gia: Đập Tam Hiệp là một “con tê giác xám”

Kể từ tháng 6 năm nay, mưa lớn kéo dài ở miền Nam Trung Quốc, Quý Châu, Trùng Khánh và những nơi khác đã xảy ra lũ lụt nghiêm trọng. Theo báo cáo chính thức của ĐCSTQ, có khoảng 8,52 triệu người bị ảnh hưởng ở 24 tỉnh và thành phố thuộc khu vực Hoa Nam và Hoa Trung Trung Quốc.

Trong vài ngày tới, lượng mưa lớn sẽ “quét ngang” Quý Châu, Trùng Khánh, Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tây, An Huy, Giang Tô, Chiết Giang, Thượng Hải và Quảng Tây. Một lượng mưa lớn như vậy sẽ gây áp lực lên Trường Giang và Tam Hiệp, một khi đập Tam Hiệp vỡ, vùng hạ lưu sẽ trở thành đại dương mênh mông.

Huyện Kỳ Giang, Trùng Khánh đã hứng chịu một trận lụt lớn trong 80 năm qua, ông Lưu, một người dân địa phương nói với tờ Epoch Times rằng, không chỉ Kỳ Giang, “Nguy cơ toàn bộ khu vực phía Tây Nam, Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Sông Dân, Sông Ngô, sông Gia Lăng đã tăng vọt, toàn bộ Trường Giang đang bị áp lực rất lớn.”

“Tất cả các nhánh sông đều tăng vọt, áp lực đối với Tam Hiệp sẽ đặc biệt cao.” Ông Lưu nói, “Nếu Tam Hiệp xảy ra vấn đề, hơn 600 triệu người ở toàn bộ hạ lưu sẽ bị ảnh hưởng.”

ĐCSTQ từng tuyên bố đập Tam Hiệp có thể ngăn chặn lũ lụt vạn năm, vừa gặp lũ lụt lại đổi giọng là phòng chống lũ lụt ngàn năm mới gặp, sau đó lại nói là trận lũ lụt trăm năm mới gặp một lần. Những gì có thể phải đối mặt bây giờ là trận lụt lớn nhất kể từ khi thành lập chính quyền ĐCSTQ, các phương tiện truyền thông chính thức lại đổi giọng nói rằng không nên đặt hy vọng vào đập Tam Hiệp. ĐCSTQ chưa bao giờ dám nói sự thật về khả năng kiểm soát lũ của Tam Hiệp.

Diệp Kiến Xuân, Thứ trưởng Bộ Thủy lợi ĐCSTQ đã cảnh báo tại cuộc họp phòng chống lũ lụt vào ngày 11/6 rằng, nếu có lũ lụt quá mức, các công trình chống lũ hiện tại (bao gồm cả đập Tam Hiệp) “có thể là một sự kiện ‘thiên nga đen'”.

Vương Duy Lạc, một chuyên gia thủy lợi hiện đang sống ở Đức, người vẫn luôn theo dõi sát công trình Tam Hiệp, đã nhắc nhở trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times rằng, những người ở vùng hạ lưu của Tam Hiệp không những cần tìm đường để chạy trốn, còn phải chuẩn bị bộ cứu thương thiên tai.

Vương Duy Lạc biểu thị, mục đích chính của việc xây dựng Tam Hiệp là để ngăn chặn lũ lụt, nhưng thực tế đã chứng minh rằng Tam Hiệp không phát huy tác dụng chống lũ. Ngay từ đầu, ĐCSTQ đã lừa dối nhân dân.

Vương Duy Lạc chỉ ra, thượng nguồn của Tam Hiệp là Trùng Khánh và hạ lưu là Vũ Hán, nếu bảo vệ Trùng Khánh, Tam Hiệp phải xả lũ, như vậy thì Vũ Hán sẽ bị nhấn chìm; nếu như không xả lũ để bảo vệ Vũ Hán thì Trùng Khánh sẽ bị nhấn chìm. Tóm lại, đập Tam Hiệp hoàn toàn không có tác dụng chống lũ, chất lượng công trình của nó cũng không tốt.

Vương Duy Lạc nói, vấn đề rò rỉ của Tam Hiệp nghiêm trọng hơn nhiều so với việc bị biến dạng, bởi vì khi rò rỉ nghiêm trọng sẽ dẫn đến vỡ đập. Nếu đập Tam Hiệp bị vỡ, hạ lưu sông Trường Giang sẽ rất thê thảm.

Nói về việc đập Tam Hiệp có bao nhiêu áp lực trong năm nay, Hoàng Tiêu Lộ – người chủ trì “Quỹ nghiên cứu Hoàng Vạn Lý” biểu thị, nếu nói lũ lụt ở miền Nam là “thiên nga đen”, thì áp lực kiểm soát lũ của đập Tam Hiệp sẽ là “tê giác xám”, có thể mang đến tai hoạ ngập đầu.

Tiền Vĩ Trường, giáo sư vật lý Trung Quốc, cũng đã xuất bản một bài báo trước đó nói về tác hại của việc hồ chứa Tam Hiệp nổ tung, sẽ khiến cho 6 tỉnh và thành phố ở hạ lưu Trường Giang trở thành ao hồ, hàng trăm triệu người sẽ rơi vào bước đường cùng.

Lý Khắc Cường ký lệnh bảo vệ Tam Hiệp

Ngay từ tháng 9/2013, Lý Khắc Cường đã ký một lệnh của Quốc vụ viện để tiến hành phòng vệ cấp 4 Hải Lục Không (trên biển, đất liền và bầu trời) đối với đập Tam Hiệp. Ngày 16/9/2015, Lý Khắc Cường ban hành “Điều lệ bảo vệ an toàn trung khu thủy lợi Tam Hiệp, Trường Giang”.

Vào thời điểm đó, La Xương Bình, Phó tổng biên tập của “Caijing” đã đăng một bài viết trên WeChat, giải thích các quy định do Quốc vụ viện ban hành năm 2015 để bảo vệ Tam Hiệp. Bài viết chỉ ra, do liên tục xuất hiện và tăng thêm các mối nguy hiểm khác nhau của công trình Tam Hiệp, Quân ủy Trung ương đã phê chuẩn Bộ Tổng tham mưu điều động một đoàn binh lực để bảo vệ sự an toàn của “Tam Hiệp”, bao gồm bốn nhóm tên lửa đất đối không, một đội quân trực thăng lớn, 8 chiếc ca nô tuần tra, 24 trung đội phản ứng nhanh cơ động… tổng binh lực 4.600 người.

Công trình Tam Hiệp bị cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân ép buộc xây dựng, không chỉ gây ra một cuộc khủng hoảng sinh thái nghiêm trọng, mà bản thân đập Tam Hiệp cũng phải đối mặt với một mối đe dọa quân sự lớn.

Vương Duy Lạc – chuyên gia thủy lợi hiện đang sống ở Đức (trái) và Giáo sư quá cố Hoàng Vạn Lý, người đã 3 lần viết thư cho Giang Trạch Dân phản đối xây dựng công trình Tam Hiệp (phải). (Ảnh: TH)

Đầu năm 1991, Tiền Vĩ Trường, giáo sư vật lý Trung Quốc, đã đăng một bài báo có tên “Khởi điểm của Chiến tranh vùng Vịnh”, nói tới mối quan hệ giữa Chiến tranh vùng Vịnh và an toàn phòng không trong việc xây dựng đập Tam Hiệp. Ông cho rằng, công trình Tam Hiệp không nên được triển khai, nếu không, đó chẳng khác nào đang tự mình rèn thanh gươm của Damocles (ý nói một mối nguy hiểm hiển hiện).

Tiền Vĩ Trường cho rằng, đập Tam Hiệp sẽ trở thành mục tiêu đe dọa của kẻ thù bên ngoài. Đối mặt với công nghệ tên lửa hiện tại, việc phòng thủ đập Tam Hiệp là không thể.

Hoàng Vạn Lý, Cố chuyên gia công trình thủy lợi Trung Quốc, và là Giáo sư khoa Thủy lợi của Đại học Thanh Hoa, đã viết thư cho Giang Trạch Dân 3 lần, phản đối xây dựng công trình Tam Hiệp. Ông dự đoán rằng đập Tam Hiệp sẽ mang lại 12 hậu quả thảm khốc, cuối cùng nó sẽ bị buộc phải nổ tung.

12 dự đoán của ông là: 1. Ảnh hưởng bờ đê vùng hạ lưu sông Dương Tử; 2. Cản trở vận tải đường thủy; 3. Vấn đề di dân; 4. Vấn đề bùn tích lũy; 5. Suy giảm chất lượng nước; 6. Sản xuất điện không đủ; 7. Khí hậu bất thường; 8. Động đất thường xuyên; 9. Bệnh sán lá máu lây lan; 10. Suy thoái sinh thái; 11. Lũ lụt nghiêm trọng ở thượng nguồn; 12. Cuối cùng sẽ buộc phải nổ tung.

Hiện tại, toàn bộ 11 dự đoán của Hoàng Vạn Lý đã ứng nghiệm.

Hoàng Vạn Lý qua đời vào ngày 27/8/2001, ở tuổi 90. Vào những năm cuối đời khi đang ở trong tình trạng hôn mê, Hoàng Vạn Lý vẫn thì thào nói: “Tam Hiệp! Tam Hiệp, Tam Hiệp, nhất định không được làm!”.

Minh Huy (Theo Kannewyork)

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La