Lời kêu gọi giải cứu nhà sáng lập công ty thuộc danh sách “Global 500” bị bắt giữ phi pháp ở Trung Quốc
Bà Tăng Hòa Bình, nhà sáng lập một công ty trong danh sách “Fortune Global 500”, mới đây đã bị kết án phi pháp ở Trung Quốc chỉ vì đức tin của mình. Ngày 7/9 vừa qua, những người bạn của bà ở San Francisco đã tổ chức buổi họp báo trước Lãnh sự quán Trung Quốc yêu cầu Chính quyền nước này phải ngay lập tức thả bà Tăng.
Bà Tăng Hòa Bình là một trong sáu người sáng lập Tập đoàn Bảo hiểm Bình An ở Thâm Quyến, Trung Quốc. Kể từ năm 1988, Tập đoàn này nguyên từ một doanh nghiệp tư nhân nhỏ đã phát triển trở thành một công ty có tên trong bảng xếp hạng “Fortune Global 500” (danh sách 500 công ty hàng đầu thế giới tính theo doanh số do Tạp chí Fortune công bố).
Bà Tăng đã có những cống hiến đáng kể cho Tập đoàn cũng như cho sự phát triển của thành phố Thâm Quyến.
Thế nhưng tháng 8/2017 vừa qua, bà Tăng Hòa Bình cùng ba học viên Pháp Luân Công khác đã bị kết án với thời hạn từ bốn đến bảy năm tù chỉ vì niềm tin vào tín ngưỡng của mình.
Tại buổi họp báo, bà Hứa Gia Mai 81 tuổi, bạn của bà Tăng phát biểu: “Bà Tăng Hòa Bình bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1996 và nhiều căn bệnh như dạ dày, huyết áp và chứng trầm cảm của bà đều đã được chữa khỏi. Trước khi tu luyện, bà Tăng thường bị đau đầu dữ đội. Mỗi khi những cơn đau nhức đầu xuất hiện, nó thường khiến bà bị suy kiệt. Nhưng tất cả các vấn đề về sức khỏe của bà đều đã được chữa khỏi qua việc tu luyện Pháp Luân Công”.
“Trong công việc và cuộc sống hàng ngày, bà Tăng luôn tuân theo nguyên lý chỉ đạo Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Công. Bà luôn đối xử tốt với mọi người và vô tư giúp đỡ họ”.
Bên cạnh đó, bà Đường Lệ Quyên, một người bạn khác của bà Tăng cũng kể lại trong buổi họp báo: “Bà Tăng là một người bình dị và gần gũi. Bà ấy rất nhiệt tình và luôn giúp đỡ mọi người. Một người tốt như vậy mà giờ lại bị bắt giam. Tôi thấy rằng mình cần có trách nhiệm giúp giải cứu bạn mình”.
Đây không phải lần đầu tiên bà Tăng Hòa Bình bị bắt giữ trong cuộc bức hại Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Khi bà bị bắt giữ phi pháp lần trước, Tập đoàn Bình An đã đứng ra bảo lãnh để bà được thả và tiếp tục giữ bà làm việc ở vị trí giám đốc tài chính.
Tại nơi làm việc, bà rất được mọi người kính trọng. Khi cảnh sát đến văn phòng bà Tăng sách nhiễu, họ đã gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ từ các đồng nghiệp của bà.
***
Bối cảnh
Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công) là môn tu luyện Phật gia thượng thừa, do Đại sư Lý Hồng Chí, Sư phụ của pháp môn sáng lập. Pháp môn lấy việc đồng hoá với đặc tính “Chân Thiện Nhẫn” của vũ trụ làm chỉ đạo chính cho việc tu luyện.
Pháp Luân Công được giới thiệu ra công chúng vào năm 1992 và nhanh chóng được hồng truyền khắp Trung Quốc nhờ những lợi ích về sức khỏe và tinh thần. Đến năm 1999 đã có gần 100 triệu người tập luyện pháp môn này. Vì sự ghen tị và lo sợ mất khả năng kiểm soát dân chúng, Giang Trạch Dân, bấy giờ là Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999 dù vấp phải sự phản đối của 8 Ủy viên thường trực Bộ Chính trị ĐCSTQ.
Trong suốt 18 năm qua, cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công. Rất nhiều người đã bị bắt giữ phi pháp, tra tấn, thậm chí bị giết để lấy nội tạng chỉ vì đức tin của mình. Do sự kiểm duyệt thông tin của ĐCSTQ, nên con số chính xác về số học viên bị mất mạng trong cuộc bức hại này vẫn chưa được biết rõ.
Theo Minh Huệ
Bài liên quan: