Lịch sử kỳ lạ của tấm màn che mặt trong lễ cưới ở Rome

06/06/18, 09:58 Tri thức

Hôn lễ là một sự kiện trọng đại đối với người La Mã và Hy Lạp cổ. Trong đó, tấm màn che cho cô dâu là một phần thiết yếu cho ngày cưới. Người ta cho rằng tấm màn che là một cách giúp cô dâu tránh được ma quỷ.

Đám cưới cổ đại.

Một đám cưới trong thế giới cổ đại có lẽ sẽ không rót đầy tình cảm lãng mạn như đám cưới của người hiện đại. Nó thiên về một mối quan hệ kim tiền giữa hai gia đình để duy trì gia thế và địa vị xã hội. Tuy nhiên dầu gì đi nữa, ngày cưới vẫn là một sự kiện trọng đại đối với người La Mã và Hy Lạp cổ. Thế nên, chiếc áo cưới và bộ phụ kiện đi kèm dù ở thời nào cũng chỉ được mặc duy nhất 1 lần và sẽ luôn là tâm điểm của buổi tiệc.

Một chi tiết hấp dẫn trong trang phục cô dâu ở Rome cổ đại là tấm màn che, một phần thiết yếu trong bộ trang phục ngày cưới. Nó được gọi là flammeum, phủ lên đầu của cô dâu nhưng không che mất khuôn mặt, và cũng đủ lớn để quấn quanh người cô dâu.

Nữ diễn viên Rosamund Pinchot, đội một chiếc mũ cưới bằng vải tuyn thêu rất nhiều ren che quanh cổ, có kết một vòng hoa màu cam. (Ảnh: Edward Steichen / Condé Nast qua Getty Images)

Vẫn tồn tại một số ý kiến tranh cãi về chiếc màn che này, nhất là về màu sắc, dù mục đích sử dụng của chiếc màn đã được làm rõ hơn.

Do “flammeum” gần với từ “flamma” trong tiếng Latinh với nghĩa là “ngọn lửa”, nên có chuyên gia cho rằng chiếc mạn che này có thể có màu đỏ. Nhiều ý kiến khác lại cho là màu vàng đậm. Tác giả La Mã Pliny the Elder (23-79) liên tưởng flammeum là những chiếc mạn che màu lòng đỏ trứng. Ông viết: “Tôi hiểu rằng màu vàng là sắc màu đầu tiên được tôn vinh và được công nhận như một đặc ân không gì sánh được dành cho người phụ nữ khi dùng làm màu cho chiếc màn che mặt”.

Tài liệu thời La Mã khác cho thấy chúng được nhuộm bằng luteolin, một hợp chất thường có trong thực vật thuộc nhóm flavonoid, thành phần quan trọng vẫn được sử dụng trong các sản phẩm nhuộm màu vàng như sơn và da thuộc ngày nay.

Dù với màu sắc nào đi nữa thì các chuyên gia đều thống nhất cho rằng cô dâu sẽ xuất hiện như một ngọn nến. Điều này được thực hiện có chủ ý, nhằm ngăn chặn các linh hồn ma quỷ đe dọa và phá hoại toàn bộ nghi lễ trong ngày đặc biệt này.

Theo đó, chiếc mạn che mặt trở thành truyền thống bắt nguồn từ thời cổ đại, tự bản thân nó đã trở thành phương tiện ngụy trang giúp cô dâu La Mã cổ tránh được sự tấn công của ma quỷ. Điều này không khác mấy so với người Hy Lạp cổ.

Có rất nhiều truyền thống thời xưa được tiếp nối cho đến ngày nay. Ví dụ, tờ Glamourmagazine từng viết, việc phụ dâu mặc trang phục đồng bộ với cô dâu trong ngày cưới đã có từ thời La Mã. Đó được xem như một lời chúc phúc cho cả cô dâu và chú rể.

Ngoài ra, việc đồng bộ trang phục cô dâu và phụ dâu cũng góp đánh lạc hướng các linh hồn có ý định gây rối.

Tuy nhiên, ngoài chức năng trừ tà thì người ta còn cho rằng tấm màn che mặt lớn sẽ ngăn cô dâu chạy trốn khỏi lễ cưới.

Người phụ nữ Kitô giáo mặc một tấm màn che (1918).

Bên cạnh chiếc màn che mặt, trang sức cũng được xem là món đồ có thể bảo bộ người đeo.

Bên dưới chiếc màn che, cô dâu sẽ mặt chiếc váy trắng đơn giản hoặc một chiếc tunica recta truyền thống luôn được may bằng len, một loại sợi được tin là sợi “may mắn”, và xua đuổi tà ma.

Về phần thắt lưng, nó sẽ được thắt theo dạng nút thắt Hercules và chỉ có người chồng mới được tháo ra.

Các biện pháp ngăn ngừa này được cho là cần thiết, bởi người ta tin rằng cô dâu đang sắp phải chia cắt với gia đình, rời khỏi nơi mà cô được sinh ra và lớn lên trong sự bảo bộc của các vị thần được thờ cúng trong gia đình.

Trước khi buổi lễ kết thúc, cô dâu sẽ được đưa vào phòng của chú rể, một căn phòng khá tối tăm nhằm cách ly cô với các vị đang bám theo.

Nhiều truyền thống từ thời La Mã đã du nhập vào thế giới phương Tây, ví như bánh cưới là sự liên hệ với phong tục khách mời thời La Mã bẻ  ổ bánh mì trên đầu cô dâu, mục đích của việc này không phải xua đuổi tà ma mà là chúc phúc cho việc sinh sản của cô dâu sau này.

Hoàng tử xứ Wales và công nương Diana (1961 – 1997), vẫy tay chào đám đông từ ban công của Cung điện Buckingham, London sau đám cưới của họ. (Ảnh: Fox Photos / Getty Images)

Ngay cả phong tục đám cưới vào tháng 6 cũng không phải là điều gì mới mẽ, nó bắt nguồn từ mối liên hệ với nữ thần Juno, vị thần cai quản tình yêu và sinh sản, thế nên đám cưới người La Mã cũng thường diễn ra vào tháng 6.

Bảo Long (dịch)

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!