Lễ Tạ ơn mùa màng – Nét văn hóa truyền thống đặc sắc của Nhật Bản

Với những ai yêu mến văn hóa Nhật Bản, chắc hẳn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi biết đến ngày “Tạ ơn mùa màng” và cách thức mà người dân nước này xây dựng và giữ gìn bản sắc văn hóa của họ.

Sản vật nông nghiệp trưng bày trong ngày lễ Niinamesai. (Ảnh: Goo.ne)

Nếu đã từng sống và làm việc tại Nhật Bản, có khi nào bạn tự hỏi, tại sao ngày mà người Nhật chọn để đề cao giá trị của lao động không phải là ngày Quốc tế Lao động 1/5 như nhiều quốc gia châu Á khác, mà lại là ngày 23/11, gần với  lễ Tạ ơn (Thanks Giving Day) 22/11 của Mỹ.

Có khi nào người Nhật đã tiếp thu nét văn hóa này trong thời gian nhận sự bảo trợ của Mỹ từ sau năm 1945 không? Hay một lần nữa, ngày lễ này cũng là một minh chứng cho phong cách văn hóa đề cao yếu tố bản địa mà người Nhật đã rất thành công trong quá trình giao lưu với nhiều nền văn hóa đặc sắc của thế giới?

Nghi lễ tạ ơn mùa màng Niinamesai (新嘗祭) 

Cũng giống như ở các quốc gia châu Á có nguồn gốc văn hóa nông nghiệp khác, nghi lễ cầu mùa và tạ ơn mùa vụ vốn là những sự kiện quan trọng trong triều đình Nhật Bản. Từ thời Nara (710 – 784), Niinamesai thường được tổ chức vào ngày Mẹo (U-no-hi) thứ 2 của tháng 11 âm lịch. Đây là khoảng thời gian rất gần với tiết Đông chí và rơi vào khoảng giữa từ ngày 11 đến 24 tùy theo năm.

Chữ Nii (新) trong Niinamesai hàm ý chỉ những sản vật và ngũ cốc mới thu hoạch trong mùa Thu. Trong ngày tổ chức Niinamesai, Thiên hoàng đích thân làm lễ dâng lên các vị thần những phẩm vật này. Do chữ ‘name’ (嘗) trong Niinamesai có ý nghĩa “thần linh và con người cùng thưởng thức” nên trong dân gian lưu truyền một tập quán là không đụng đến những bông lúa vừa được thu hoạch trong mùa Thu cho đến khi Niinamesai kết thúc.

Tại cung đình, sau khi kết thúc nghi lễ dâng phẩm vật, trong nghi thức tiếp theo, Thiên hoàng sẽ cùng với thần linh thưởng thức những phẩm vật được dâng lên. Những phẩm vật này thường là cơm và cháo nấu bằng lúa mới, rượu trắng và rượu đen, hoa quả, hải sản tươi như cá, bào ngư, những món canh nóng với rau và thịt.

Vào ngày sau đó, Thiên hoàng sẽ ban tặng cho quần thần một buổi yến tiệc linh đình tại điện Bugaku. Đặc biệt, đối với những vị Thiên hoàng mới lên ngôi, Niinamesai đầu tiên của Thiên hoàng được gọi là Daijosai (大嘗祭) với mức độ trang trọng được nâng lên hơn rất nhiều so với Niinamesai thông thường.

Trong nghi lễ Daijosai, phẩm vật cũng được lựa chọn khắt khe hơn từ các khu vực phía Đông và phía Tây của Nhật Bản. Các điện thờ nơi Thiên hoàng thực hiện các nghi lễ trước thần linh cũng được trang hoàng cẩn thận hơn. Có thể nói, Niinamesai và Daijosai là các nghi lễ quan trọng bậc nhất trong hệ thống lễ hội cung đình Nhật Bản.

Ngày Tạ ơn mùa màng Kinro kansha no hi (勤労感謝の日)

Khi Nhật Bản bước vào thời kỳ Minh Trị Duy tân, từ năm 1873, dưới chính sách chuyển đổi thời gian hoàn toàn theo dương lịch, Niinamesai cũng được tổ chức theo lịch dương. Cũng trong năm 1873, ngày Mẹo thứ hai của tháng 11 âm lịch rơi vào ngày 23 tháng 11 dương lịch nên triều đình quyết định chọn mốc thời gian này để tổ chức Niinamesai hằng năm.

Tuy nhiên, sau khi bản Hiến pháp mới với sự can thiệp của Mỹ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 3/11/1947, Niinamesai không còn được xem là một nghi lễ riêng của hoàng gia nữa. Nó chính thức được đổi tên thành ngày “Tạ ơn mùa màng” và trở thành một ngày lễ nằm trong Shukujitsu (祝日), một hệ thống gồm 15 ngày lễ toàn quốc được tổ chức theo mốc thời gian cố định hằng năm.

Vào ngày lễ này, toàn dân được nghỉ ngơi trong tinh thần đề cao giá trị của lao động sản xuất và chia sẻ sự biết ơn về giá trị lao động cho nhau. Chữ Kansha (感謝) có nghĩa là tạ ơn khiến cho ngày lễ này thoạt tiên có vẻ giống với lễ Tạ ơn (22/11) rất phổ biến ở Mỹ và Canada. Tuy nhiên, rõ ràng ý nghĩa của ngày lễ này hoàn toàn xuất phát từ một nghi lễ nông nghiệp có bề dày lịch sử lên đến hàng ngàn năm trong văn hóa truyền thống của dân tộc Nhật Bản.

Hiện nay, vào ngày 23/11, trong khi toàn dân được nghỉ ngơi, thì nghi lễ Niinamesai truyền thống vẫn được tổ chức tại các đền thờ Thần đạo trên cả nước. Tại đền Meiji ở Tokyo, nơi thờ cúng Thiên hoàng Meiji và Hoàng hậu Shoken, Niinamesai được tổ chức rất trang trọng. Tại đền Fushimi Inari của Kyoto cũng diễn ra các nghi lễ dâng phẩm vật và ngũ cốc đã thu hoạch vào mùa thu lên cho các vị thần lúa, sông, núi, biển để cảm tạ sự che chở trong một năm đã qua cũng như cầu cho một năm mới quốc thái dân an.

Đồng thời, không thể không nhắc đến lễ Kannamesai (神嘗祭) của Thần cung Ise ở tỉnh Mie, diễn ra từ ngày 15 – 17/10. Đây cũng là một nghi lễ tạ ơn tương tự như Niinamesai nhằm cảm tạ nữ thần Mặt trời Amaterasu Omikami, tổ tiên của dòng dõi Thiên hoàng.

Đối với những ai yêu mến văn hóa Nhật Bản, nếu đã biết đến ngày “Tạ ơn mùa màng” ở quốc gia này, chắc hẳn một lần nữa sẽ cảm thấy không khỏi ngạc nhiên và thích thú trước cách thức mà người Nhật xây dựng và giữ gìn các thành tựu văn hóa của mình. Thật sự, họ đã thành công trong việc tiếp thu, giữ gìn và tạo dựng một thương hiệu văn hóa có phong cách hài hòa giữa nét bản địa cổ xưa cùng với những thay đổi cho phù hợp với thời đại mà không hề làm giảm đi những giá trị đặc trưng trong nền văn hóa của dân tộc mình.

Theo Kilala.vn

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La