“Lễ nhạc” xưa và nay

23/11/15, 09:21 Cổ Học Tinh Hoa

Âm nhạc đóng một vai trò quan trọng trong các nghi lễ tôn giáo cũng như trong văn hóa dân gian. Cổ nhân dạy rằng, thánh nhân cai trị thiên hạ bằng lễ nhạc. Vậy còn lễ nhạc trong xã hội ngày nay thì ra sao?

Nghệ sĩ solo Xiaochun Qi chơi đàn erhu, một nhạc cụ truyền thống Trung hoa trong một buổi biểu diễn của đoàn Nghệ Thuật Shen Yun. (Ảnh: Internet)

Kinh thi là một trong những tác phẩm văn học đồ sộ đầu tiên của Trung Quốc, đây là bộ sưu tập gồm hơn 300 bài ca dao, dân ca và nhã nhạc triều đình được sáng tác từ thời đại nhà Chu cách đây 3.000 năm. Được Khổng Tử đích thân biên soạn, Kinh thi là một tác phẩm trong bộ Ngũ kinh, năm cuốn kinh điển văn học Trung Hoa mang giá trị nền tảng trong Nho giáo.

Bài thơ đầu tiên trong Kinh thi có tên là “Quan thư”, miêu tả mối lương duyên giữa Chu Văn Vương và hoàng hậu Thái Tự. Tiếng sáo và tiếng chuông trống đưa đôi trai tài gái sắc hội ngộ cùng nhau, mối lương duyên này chính là do trời định.

Khổng Tử đương thời rất ngưỡng mộ nhà Chu (1046 – 770 TCN) vì đạo trị quốc lấy đức làm trọng, lấy dân làm gốc. Xã hội vào thời nhà Chu duy trì được nền tảng đạo đức rất cao, coi trọng lễ nghi và chừng mực, cũng chính là chữ “lễ” mà Khổng Tử truyền dạy. Văn hóa truyền thống quan niệm rằng gia đình là cái gốc của quốc gia, hôn nhân tốt đẹp là nền tảng để xã hội phồn thịnh. Theo truyền thuyết, hoàng đế Phục Hy là người tạo nên văn minh cho nhân loại và đặt ra các phép tắc cho hôn nhân vợ chồng.

“Lễ” bao gồm phép tắc, chừng mực và lễ tiết. Nó đứng thứ ba trong “Ngũ thường” (năm điều cần phải có trong đời) mà Khổng Tử tuyên giảng. Chúng ta thường bắt gặp tư tưởng này trong các học thuyết âm nhạc cổ đại được các học trò của Khổng Tử ghi chép lại.

Bốn đức tính còn lại trong Ngũ thường là: Nhân, Nghĩa, Trí, Tín. Sở dĩ “Lễ” khác biệt so với bốn phẩm chất kia là bởi nó nhấn mạnh vào hành vi và cách cư xử của con người, trong khi những phẩm chất kia dường như trừu tượng hơn và là giá trị ở bên trong mỗi người.

Chữ “lễ” cũng như chữ “hiếu” bắt nguồn từ sự kính ngưỡng của con người đối với thiên thượng. Từ thời nhà Chu, tức là 5.000 năm trước thời đại của Khổng Tử, người Trung Quốc cổ đại đã thờ phụng Thượng Đế, cũng giống như người phương Tây sùng bái Đức Chúa Trời.

“Thánh nhân cai trị thiên hạ bằng lễ nhạc”

Bức tranh vẽ cảnh phụ nữ thời xưa chơi các loại nhạc cụ âm nhạc. (Ảnh: Internet)

Trong khi nhạc kịch phương Tây được phát triển từ các lễ hội Hy Lạp cổ đại để ca ngợi Đức Chúa Trời, thì lễ nhạc của Trung Hoa bắt nguồn từ các nghi lễ tôn giáo kết nối con người với cảnh giới của thần.

Âm nhạc đóng một vai trò quan trọng trong các nghi lễ tôn giáo cũng như trong văn hóa dân gian. Trong ngôn ngữ hiện đại ngày nay, “lễ” được hiểu là các nghi lễ và phép tắc xã giao. Tuy nhiên trong quan niệm truyền thống, chữ “lễ” còn hàm chứa giá trị tinh thần vô cùng thần thánh và thiêng liêng, mà “nhạc” là một phần không thể thiếu ở trong đó.

Vào thời cổ đại, hệ thống lễ và nhạc đều có hình thức tồn tại của riêng mình, nhưng lại có liên quan mật thiết không thể tách rời.

Sở dĩ Khổng Tử biên soạn Kinh Thi là muốn giáo huấn người đương thời học theo truyền thống và giá trị tinh thần mà nhà Chu để lại cho hậu thế. Giới quý tộc ngày xưa coi việc giáo dục và tu dưỡng thông qua nghệ thuật biểu diễn là một phần trong cuộc sống của mình. Trẻ em trong các gia đình vương giả bắt buộc phải học cả nhạc và vũ từ khi còn rất nhỏ.

Khổng Tử dạy rằng: “Thánh nhân chi trị thiên hạ dã, ngại chư dĩ lễ nhạc”. Nghĩa là: Bậc thánh nhân cai trị thiên hạ, kiềm chế họ bằng lễ nhạc. Lễ là cái quân vương có thể dùng để trị quốc, lúc ấy chẳng cần pháp luật hà khắc thiên hạ cũng tự nhiên thái bình; trong khi đó nhạc là cái củng cố giúp lễ trở nên trọn vẹn đầy đủ.

“Lễ nhạc” là một khái niệm xuất hiện rất nhiều trong các kinh thư của Khổng Tử, nó phản ánh vai trò của cả “lễ” và “nhạc” trong nền văn hóa hài hòa mang giá trị tinh thần sâu sắc.

“Lễ nhạc” trong xã hội ngày nay

Người xưa cho rằng khi con người chạy theo vật chất và dục vọng, họ sẽ đánh mất bản tính lương thiện tiên thiên, đồng thời hình thành những suy nghĩ tham lam, độc ác, gian xảo và nhiều quan niệm xấu xa khác. Chính vì lẽ đó, các bậc thánh nhân thời xưa rất đề cao lễ nhạc, dùng nó để trau dồi đạo đức con người. Giống như điều mà Khổng Tử đã giảng: “Nhạc giả thiên địa chi hòa dã, Lễ giả thiên địa chi tự dã”. Nghĩa là: Nhạc là cái điều hòa của trời đất, Lễ là cái trật tự của trời đất.

Trong xã hội Trung Quốc hiện đại ngày nay, hệ thống độc đảng đã gieo rắc tư tưởng cộng sản độc hại và gây ra biết bao hệ lụy cho người dân. Duy nhất chỉ dưới ách cai trị của Đảng Cộng Sản, tam giáo (Phật giáo, Đạo giáo, Khổng giáo) đồng loạt bị bức hại một cách dã man. Dưới chiêu bài mang tên “hài hòa xã hội” và “duy trì ổn định”, hệ thống tuyên truyền vu khống của ĐCSTQ cùng với hàng loạt các cơ quan an ninh và cảnh sát đã ra tay đàn áp các giá trị tinh thần và văn hóa của dân tộc Trung Hoa từ hàng nghìn năm nay.

Học thuyết duy vật vô thần của Đảng Cộng Sản đã phá hủy những di sản truyền thống tinh thần hàng nghìn năm lịch sử của Trung Hoa cổ đại, nhưng nó đã hoàn toàn thất bại và cái giá mà nó phải trả là sự sụp đổ triệt để của hệ ý thức tư tưởng. Khi nghĩ về những giá trị đạo đức tinh thần với sức sống trường cửu mà Khổng Tử đã dày công biên soạn, chúng ta không khỏi liên tưởng đến điều mà nhà văn người Anh, George Orwell từng miêu tả trong tác phẩm 1984 – “một sức sống mà Đảng không thể chia cắt hay tiêu diệt”.

Để thay cho lời kết, xin được trích dẫn một câu trong tiểu thuyết nổi tiếng 1984: “Bầy chim hát, người vô sản hát, nhưng Đảng không hát”.

Theo Vietdaikynguyen

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc