Lật ngược ván cờ: Giáo sư và học trò tranh luận về niềm tin

22/01/16, 18:28 Đọc & Suy ngẫm

Sức mạnh niềm tin là điều cần thiết cho cuộc sống, nhưng vì là thứ vô hình nên không phải ai cũng thừa nhận nó. Và cho dù nó tồn tại hay không, bạn không thể phủ nhận sức mạnh của niềm tin.

Vị giáo sư và học trò. (Ảnh: Internet)

Niềm tin là nguồn năng lượng mạnh mẽ nhất trong việc tạo ra những điều tốt đẹp trong cuộc sống, nó giúp chúng ta khơi nguồn những năng lực phong phú nhất ẩn sâu trong mỗi con người, tạo ra và định hướng cho những nguồn năng lực ấy giúp chúng ta thưc hiện những mục tiêu mong muốn.

Cuộc tranh luận giữa vị giáo sư và học trò của mình về niềm tin nơi chúa Jesu sẽ cho chúng ta cảm nhận rõ hơn về một phần thiết yếu trong cuộc sống:

Giáo sư: Con là một người theo đạo Thiên Chúa Giáo đúng không?

Sinh viên: Dạ đúng thưa giáo sư.

Giáo sư: Vậy con có tin vào Chúa không?

Sinh viên: Tất nhiên rồi thưa giáo sư.

Giáo sư: Chúa tốt lành chứ?

Sinh viên: Chắc chắn là như vậy.

Giáo sư: Chúa có tất cả quyền lực không?

Sinh viên: Dạ có.

Giáo sư: Anh trai tôi chết vì ung thư mặc dù anh ấy đã cầu nguyện với Chúa chữa lành cho anh ấy rất nhiều. Hầu hết trong chúng ta ai cũng đã cố gắng giúp đỡ người khác khi họ đau ốm. Nhưng Chúa thì không. Vậy cậu nói xem Chúa tốt lành như thế nào?

(Sinh viên im lặng)

Chúa Jesu. (Ảnh: Internet)

Giáo sư: Cậu không thể trả lời phải không? Vậy chúng ta lại bắt đầu lại với câu hỏi : Chúa tốt lành không?

Sinh viên: Dạ có.

Giáo sư: Quỷ Satan có tốt lành không?

Sinh viên: Không.

Giáo sư: Vậy quỷ Satan là đến từ đâu?

Sinh viên: Dạ, từ …Chúa mà ra…

Giáo sư: Đúng rồi. Con trai hãy nói cho ta biết, tội ác có tồn tại trên thế giới này không?

Sinh viên: Dạ có.

Giáo sư: Tội ác ở khắp mọi nơi phải không? Và Chúa tạo nên tất cả mọi thứ, đúng không?

Sinh viên: Đúng!

Giáo sư: Vậy ai tạo ra tội ác?

(Sinh viên không trả lời)

Giáo sư: Vậy còn bệnh tật? sự đồi bại? lòng thù hận? sự xấu xa? Tất cả những thứ kinh khủng đó vẫn tồn tại trên thế giới chứ?

Sinh viên: Dạ đúng, thưa giáo sư.

Giáo sư: Vậy, ai tạo nên chúng?

(Sinh viên không trả lời)

Giáo sư: Khoa học nói rằng chúng ta có 5 giác quan để nhận định và quan sát thế giới xung quanh ta. Hãy nói cho ta biết, con đã từng thấy Chúa chưa?

Sinh viên: Dạ chưa.

Giáo sư: Nói cho ta biết cậu đã từng nghe Chúa nói chưa?

Sinh viên: Chưa, thưa giáo sư.

Giáo sư: Cậu đã từng cảm nhận thấy Chúa, nếm được mùi vị của Chúa, ngửi được Chúa chưa? Cậu đã từng bao giờ nhận thức được bằng bất cứ giác quan nào về Chúa chưa?

Sinh viên: Chưa thưa giáo sư. E là con chưa cảm nhận được từ giác quan nào cả.

Giáo sư: Vậy cậu còn tin vào Chúa không?

Sinh viên: Dạ có.

Giáo sư: Theo kinh nghiệm, những thử nghiệm, những phương pháp chứng minh khác, khoa học nói rằng Chúa không hề tồn tại. Con nói về điều này thế nào, con trai?

Cậu học sinh thời đó. (Ảnh: Internet)

Sinh viên: Không là gì cả. Con chỉ có niềm tin.

Giáo sư: Đúng rồi, đức tin. Và đó là vấn đề mà khoa học gặp phải.

Sinh viên: Thưa giáo sư, có tồn tại một thứ gọi là “nóng” không?

Giáo sư: Có!

Sinh viên: Và có tồn tại thứ gọi là “lạnh” không?

Giáo sư: Có!

Sinh viên: Không có, thưa giáo sư. Nó không hề có.

(Giảng đường bỗng trở nên im lặng với câu trả lời bất ngờ của cậu sinh viên)

Sinh viên: Thưa giáo sư, giáo sư có thể có rất nhiều thứ gọi là nóng, và còn có thể nóng hơn, siêu nóng, cực kì nóng, nhiệt độ nóng trắng. Nhưng chúng ta không có bất cứ gì gọi là lạnh. Chúng ta có thể đạt đến nhiệt độ dưới 0 đến âm 273,15ºC (độ không tuyệt đối), nhưng chúng ta không thể đạt đến mức thấp hơn con số đó.

Không có bất cứ thứ gì gọi là lạnh, lạnh là một từ ngữ chúng ta dùng để mô tả sự vắng mặt của nóng. Chúng ta không thể đo lường được lạnh, lạnh đến đâu. Nóng là một loại năng lượng, và lạnh không phải là mặt trái của nóng, thưa giáo sư, chỉ là sự vắng mặt của nóng mà thôi.

(Giảng đường thinh lặng với những giải thích của cậu sinh viên)

Ánh sáng- bóng tối, lạnh – nóng. (Ảnh: Internet)

Sinh viên: Còn về bóng tối thì sao thưa giáo sư? Có thứ gì để gọi là “bóng tối” không?

Giáo sư: Có. Đêm tối là gì, nếu nó không phải là bóng tối?

Sinh viên: Giáo sư lại sai nữa rồi. Bóng tối là sự thiếu vắng của một thứ khác. Giáo sư có thể có được ánh sáng yếu, ánh sáng trung bình, ánh sáng mạnh, ánh sáng chớp. Nhưng nếu không có ánh sáng một cách thường xuyên, giáo sư sẽ chẳng có cái gì để gọi là “bóng tối”. Trong thực thế, không có bóng tối, nếu có, giáo sư có thể làm cho bóng tối trở nên tối hơn không thưa giáo sư?

Giáo sư: Vậy vấn đề mà con đang muốn đề cập ở đây là gì, chàng thanh niên trẻ tuổi?

Sinh viên: Thưa giáo sư, điều mà tôi muốn nói ở đây là tiền đề triết học của giáo sư có chỗ thiếu sót.

Giáo sư: Thiếu sót? Cậu có thể giải thích rõ hơn không?

Sinh viên: Thưa giáo sư, giáo sư đang giải thích trên tiền đề của sự đối ngẫu 2 mặt. Giáo sư chỉ rõ rằng có sự sống và có cái chết, có Chúa tốt và Chúa xấu. Giáo sư đang nhìn vào khái niệm về Chúa chỉ như một tập hữu hạn, chỉ bằng một cái gì đó có thể đo lường được. Thưa giáo sư, khoa học thậm chí không thể giải thích về một cách thức con người suy nghĩ như thế nào.

Có thể là dùng những tín hiệu về xung điện và từ ngữ gì đó, nhưng chúng ta không bao giờ thấy được, nhưng bằng cách nào đấy chúng ta vẫn cũng có thể hiểu được người khác. Nếu chúng ta xem xét về cái chết là đối lập với sự sống, nghĩa là đang phớt lờ đi sự thật rằng cái chết không thể tồn tại như một thứ gì đó mà tồn tại hữu hình.

Sự chết không phải là đối lập với sự sống, chỉ là sự vắng mặt của sự sống.

Điều này giải thích rằng: bệnh tật, tội ác, tất cả những thứ kinh khủng trên thế giới này đều không tồn tại, mà là vì chúng ta đang thiếu vắng đi 1 thứ, đó là tình yêu của 1 đấng tối cao nào đó.

Bây giờ giáo sư hãy nói cho con biết, giáo sư có dạy cho sinh viên của mình rằng họ tiến hóa như bây giờ từ loài khỉ không?

Giáo sư: Nếu như cậu đang đề cập về quá trình tiến hóa tự nhiên thì dĩ nhiên là có.

Sinh viên: Đã bao giờ giáo sư quan sát được quá trình tiến hóa bằng mắt thường chưa giáo sư?

(Giáo sư lắc đầu và cười, bắt đầu nhận ra rằng vấn đề của cuộc tranh luận đang đi về đâu)

Sinh viên: Bởi vì không ai có thể quan sát được quá trình tiến hóa trong công việc và càng không thể chứng minh rằng quá trình này là một quá trình đang diễn ra. Vì thế thưa giáo sư, có phải giáo sư không dạy bằng quan điểm cá nhân của giáo sư đúng không? Giáo sư là một nhà khoa học hay chỉ là một người thuyết giáo suông dạy đời?

(Lớp học bỗng trở nên ồn ào)

Sinh viên: Có ai trong lớp học này đã từng nhìn thấy được bộ não của giáo sư chưa?

(Lớp học ồ lên những tiếng cười lớn)

Sinh viên: Có ai đó đã từng nghe về bộ não của giáo sư, cảm nhận được bộ não đó, chạm được nó, hoặc ngửi được nó chưa? Không ai có mặt ở đây đã làm điều đó cả. Vì thế, theo như quy luật được thiết lập bởi kinh nghiệm, sự thử nghiệm, các phương pháp chứng minh, khoa học nói rằng giáo sư không có bộ não. Vậy chỉ bằng lòng kính trọng, thì làm sao chúng tôi có thể tin những gì giáo sư dạy được, thưa giáo sư?

(Căn phòng im lặng, giáo sư nhìn chằm vào cậu sinh viên, không đoán được cậu ấy đang nghĩ gì)

Giáo sư: Tôi nghĩ là cậu hãy cứ để những thứ đó cho niềm tin, cậu con trai ạ.

Sinh viên: Đúng là thế đấy, thưa giáo sư….Chính xác! Sự kết nối giữa con người và Chúa đó là “Niềm Tin“. Tất cả những điều đó giữ cho mọi thứ vẫn tiếp tục sống, tiếp tục còn đó và phát triển.

La bàn. (Ảnh: Internet)

Mong là tất cả các bạn đã cảm nhận được cuộc đối thoại trên đây theo một cách thú vị. Và nếu đúng như vậy, chắc chắn bạn cũng muốn bạn bè và đồng nghiệp của mình sẽ đọc được mẩu chuyện này đúng không?

Hãy gửi thông điệp này đến họ bằng cách nhấn “share” để giúp họ trở nên hiểu biết hơn…hoặc…Đức tin…

Dù cho bạn thấy hay không thấy được nhưng nếu có một chiếc la bàn trong tâm, bạn sẽ không bị lạc lối chốn nhân gian.

Nhân tiện, cậu sinh viên trong câu chuyện trên đây chính là Albert Einstein – nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 21, người phát minh học thuyết tương đối tạo ra bước ngoặt cho khoa học đương đại.

Không có Tối mà chỉ có Sáng.

Vô minh là tình trạng thiếu Ánh Sáng.

Không có Lạnh mà chỉ có Ấm.

Lạnh lẽo là tình trạng thiếu ấm áp.

Không có Địa Ngục mà chỉ có Thiên Đàng

Địa ngục là tình trạng thiếu ánh mắt lung linh và hơi thở ấm áp của Thiên Đường

(Phỏng theo Albert Einstein)

Bách Thông sưu tầm

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này