Kim Lý: Yêu Sài Gòn từ ánh mắt đầu tiên

22/08/15, 09:00 Tin Tổng Hợp
Nếu hỏi tôi rằng, Sài Gòn có khiến tôi liên tưởng đến một thành phố nào tôi từng ghé qua, thì câu trả lời chắc chắn là không. Sài Gòn có một linh hồn riêng. Sài Gòn là Sài Gòn.

Nếu hỏi tôi rằng, Sài Gòn có khiến tôi liên tưởng đến một thành phố nào tôi từng ghé qua, thì câu trả lời chắc chắn là không. Sài Gòn có một linh hồn riêng. Sài Gòn là Sài Gòn.

“Yêu từ ánh mắt đầu tiên”

Người ta thường ví một thành phố là một cơ thể sống, một con người với đầy đủ hình hài, tính cách, và tâm hồn. Một điều tôi được dạy từ nhỏ, được đọc khi lớn lên và nhiều lần được kiểm chứng trong suốt những năm tháng rong ruổi khắp thế giới, là khi bạn dành thời gian bên cạnh một ai đó đủ lâu, để thực sự hiểu được họ, chẳng ai là người đáng ghét.

Cụ thể hơn, có những người phải mất một khoảng thời gian tìm hiểu, bạn mới yêu quý họ. Nhưng Sài Gòn không phải là một “con người” như vậy. Bạn sẽ yêu “con người” này ngay từ ánh mắt đầu tiên. Đó là cảm giác của tôi ngay lần đầu đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất vào năm 2010, nơi mà cách đây 35 năm bố tôi lên đường sang Thụy Điển đi theo tiếng gọi của trái tim.

Diễn viên Kim Lý. Ảnh: NVCC.

Sau khi cất đồ ở khách sạn, tôi hăm hở bắt taxi đến ngôi nhà của gia đình, nơi nhiều người họ hàng của tôi đang sinh sống. Trước khi đi, tôi từng hỏi bố rất nhiều thứ về Việt Nam, nhưng vẫn không khỏi bất ngờ. Ban đầu tôi có một cú sốc nhẹ, bởi thành phố này thật đông đúc và bận rộn, nhìn đâu cũng thấy người, xe hối hả. Nhưng bạn sẽ dễ dàng lấy lại được thăng bằng chỉ sau một tour quanh thành phố. Dọc đường, tôi mải miết ngắm nhìn quang cảnh đầy tương phản nhưng không hề vênh, lệch.

Những không gian cũ kỹ trong lòng một đô thị sầm uất giúp bạn dễ dàng cảm nhận được, bằng mọi giác quan. Vẻ trầm tĩnh được tưới tắm bởi luồng sinh khí mạnh mẽ. Con đường dài như một thước phim vượt thời gian, và bạn là một nhà du hành đầy may mắn .”The best of both worlds” (điều tuyệt nhất của cả hai thế giới cũ và mới), tôi nhủ thầm.

Trước mặt tôi là một khu nhà cổ kính. Cô và chú tôi – dù đã được bố tôi thông báo – vẫn rất bất ngờ khi gặp tôi. Cả hai kể cho tôi nhiều chuyện, ôn lại những kỷ niệm của gia đình. Cô chú dẫn tôi vào phòng thờ, nơi có di ảnh của ông nội, người tôi chưa từng gặp mặt. Linh hồn của ông như vẫn còn quanh đây. Tôi có một cảm giác rất mạnh rằng ông vẫn luôn dõi theo từng bước đi của con cháu mỗi ngày. Khi lớn lên ở phương Tây như tôi, bạn sẽ thấy đây không phải là cảm giác thường trực.

Sài Gòn là Sài Gòn. Sài Gòn giờ đã là nhà

Nếu hỏi tôi rằng, Sài Gòn có khiến tôi liên tưởng đến một thành phố nào tôi từng ghé qua, câu trả lời chắc chắn là không. Sài Gòn có một linh hồn riêng. Sài Gòn là Sài Gòn.

TP HCM không bao giờ khiến tai thấy lạc lõng. Ảnh: Kim Lý.

Sài Gòn là một thành phố năng động. Bạn có thể cảm thấy nơi đây đang phát triển từng ngày, từng giờ, nhưng không bao giờ khiến ta cảm thấy lạc lõng, vì mọi thứ xung quanh đều kéo bạn theo, hòa nhịp và lớn lên, như tình yêu của tôi dành cho Sài Gòn vậy. Mỗi ngày tôi đều cảm thấy như được truyền cảm hứng. Sau một năm sống ở TP HCM, thành phố này giờ đã là một tổ ấm thực sự, ngôi nhà đem lại cho tôi cảm giác bình yên, thoải mái, và đặc biệt nhất là “được gắn kết và thuộc về” – cảm giác mà những người chưa từng sống xa quê hẳn sẽ chẳng bao giờ hiểu được.

Tôi là một người thích thưởng thức ẩm thực, và Sài Gòn cũng là một thành phố đầy sản vật. Trái cây tươi, ngon, và rẻ hơn bất kỳ đâu. Hải sản cũng vậy. Đây là thiên đường của người có “tâm hồn ăn uống”. Ngay trong khu trung tâm, mọi nhu cầu của bạn sẽ được đáp ứng, từ những nhà hàng sang trọng đẳng cấp quốc tế như Sorae, El Gaucho… đến những món ăn đường phố được bày bán trên vỉa hè.

Một trong những món ăn tôi ấn tượng nhất ở đây là cơm tấm. Mỗi khi đi qua một cửa hàng, dù dạ dày còn trống rỗng hay đã hết chỗ chứa thì tiếng thịt nướng xèo xèo và mùi khói tỏa ra đều dễ dàng khiến tôi khó cầm lòng, muốn gọi ngay một phần để thưởng thức. Tinh thần của những người làm dịch vụ ở đây, chẳng cứ nhà hàng 5 sao hay hàng quán vỉa hè, đều có thể nói là số một Việt Nam.

Thành phố của những cây cầu trong tim

Một đặc điểm của TP HCM là thành phố được xây dựng trên một hệ thống kênh rạch chằng chịt. Chính vì vậy, dù có mức độ công nghiệp hóa cao hơn và không có nhiều hồ như ở Hà Nội, bầu không khí nơi đây luôn được điều hòa. Và cũng nhờ hệ thống thủy lợi đó mà Sài Thành được chia cắt thành những khu vực riêng biệt, với sự đa dạng ít đâu sánh bằng. Các quận, huyện với những đặc trưng rất riêng về văn hóa, ẩm thực, đời sống, kiến trúc…, khiến những người ưa khám phá như tôi không khỏi cảm thấy phấn khích.

Cầu Phú Mỹ. Ảnh: Kim Lý.

Nếu như quận 1, quận 3 là nơi tập trung những cao ốc chọc trời cùng nhịp sống hối hả của dân văn phòng và những địa điểm ăn chơi đẳng cấp, quận 5, quận 6 lại đem đến cho tôi một cảm hứng cổ điển, với những căn nhà cổ với cửa gỗ, mái ống được xây dựng theo lối kiến trúc đặc trưng của người Hoa. Và nếu bạn cảm thấy quá tải với cuộc sống thành thị của những quận trung tâm, hãy sang quận 2, quận 7 để có được sự thư thái về tinh thần, với sự đan xen đầy hòa hợp của cuộc sống mang màu sắc phương Tây và thiên nhiên. Nối giữa những “miền đất” này là những cây cầu. Muốn khám phá Sài Gòn, bạn phải qua cầu.

Tôi từng đến nhiều thành phố trên thế giới. Sài Gòn có lẽ không phải là thành phố có nhiều cầu nhất Việt Nam, và dĩ nhiên là cả trên thế giới. Nhưng với tôi, những cây cầu nơi đây mang một ý nghĩa đặc biệt. Cầu là một ý niệm về sự kết nối, xóa nhòa cả những khoảng cách hữu hình và vô hình. Ở đây bạn chẳng cần nhọc công xây một chiếc cầu để đến với một ai đó. Những thị dân Sài Thành luôn có sẵn một cây cầu ở trong tim.

Diễn viên Kim Lý

Theo Zing

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Cuộc chiến ly kỳ thoát khỏi người khổng lồ

Ad will display in 09 seconds

Thiên Long Bát Bộ - 8 nhân vật đối ứng 8 bộ Thần hộ Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Hòa thượng một lòng hướng Phật, vì sao vẫn phải chịu nhục hình?

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Cuộc chiến ly kỳ thoát khỏi người khổng lồ

    Cuộc chiến ly kỳ thoát khỏi người khổng lồ

  • Thiên Long Bát Bộ - 8 nhân vật đối ứng 8 bộ Thần hộ Pháp

    Thiên Long Bát Bộ - 8 nhân vật đối ứng 8 bộ Thần hộ Pháp

  • Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

    Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Hòa thượng một lòng hướng Phật, vì sao vẫn phải chịu nhục hình?

    Hòa thượng một lòng hướng Phật, vì sao vẫn phải chịu nhục hình?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?