‘Không cúng thầy bằng tiền thì con cúng… bằng ký thịt cũng được’
(PLO)- Gần đây, tại các góc ngã tư, chợ hoặc trên các tuyến đường chính của Thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) bỗng nhan nhản “bóng” các “nhà sư” cầm bình bát đi khất thực bố thí.Tuy nhiên, hầu hết các “nhà sư” này đều mạo danh khoác áo tu hành để trục lợi. Điều này vô hình trung làm ảnh hưởng uy tín Phật giáo và làm xấu bộ mặt của đô thị.
“Sư thầy” này cứ “canh me” đứng trước một sạp thịt tại khu vực chợ cây xăng 26 (KP9, P.Tân Phong, TP.Biên Hòa) chờ khi nào có ai “cúng” tiền mới chịu đi. Các tiểu thương bán tại khu vực chợ cây xăng 26, đường Nguyễn Văn Tiên (KP9, P.Tân Phong, TP Biên Hòa) kể tại đây có một “sư thầy” còn trẻ tầm khoảng 30 tuổi, đầu trần chân đất .“Sư thầy” một mình bước đi từng bước chậm rãi rồi dừng một lúc đứng im, mắt nhắm nghiền, miệng lầm rầm tụng kinh cầu an. Sau vài phút, không thấy ai động tĩnh gì, “sư thầy” tiếp tục bước đi và miệng lẩm bẩm tiếp những câu vô nghĩa. Tiểu thương xung quanh chợ Biên Hòa ai cũng nhẵn mặt vị “sư trẻ” này. Bà N.T.Th. (đề nghị giấu tên), chủ sạp thịt heo chợ cây xăng 26, bức xúc cho biết tất cả tiểu thương ở chợ ai cũng “chai mặt” ông “sư giả” này. Cứ canh me lúc sạp thịt bà Th. có khách mua đông là “sư thầy” đứng chắn phía trước, chờ khi nào cho tiền mới chịu đi. Có lần bà Th. nhắc khéo: “Thầy ơi, sáng giờ chúng con bán chưa có tiền, thầy tránh chỗ trống giùm” nhưng “sư thầy” vẫn đứng lỳ. Sau gần 10 phút, mà chẳng thấy bà Th. “cúng dường” gì cả, “sư thầy” liền chép miệng: “Không cúng thầy bằng tiền, thì con cúng… bằng ký thịt cũng được” (!?). Bà Th. cũng cho biết thêm chỉ những ngày rằm là mới thấy “sư thầy” này xuất hiện còn ngày thường thì không thấy. Do thấy khoác ác tu hành nên cũng có một số phật tử đi chợ “cúng” tiền cho “sư” một cách rất thành tâm. Có một “sư trẻ” khác đứng khất thực tại ngã tư Vườn Mít (đường Phạm Văn Thuận, P.Trung Dũng), nơi được xem là trung tâm của TP Biên Hòa. Còn tại khu vực chợ Biên Hòa (P. Hòa Bình) lâu nay có một vị “sư trẻ” đeo bám chợ để khất thực. Theo quan sát của chúng tôi thì “sư” này còn khá trẻ, da trắng, mặt tròn hồng hào. “Sư trẻ” này thay phiên vị trí đứng tại các góc chợ, nơi có có đông người qua lại. Ông T.V.H (đề nghị giấu tên), chủ sạp trái cây chợ Biên Hòa nói rằng chỉ có khách lạ đi chợ mới móc bóp cho tiền, chứ dân sống xung quanh chợ Biên Hòa ai cũng biết “sư” này là giả mạo 100%. Ông H cũng thắc mắc dù ai cũng biết là giả danh thầy chùa nhưng không hiểu sao suốt nhiều năm “làm ăn” tại chợ mà không thấy cơ quan chức năng nào đến nhắc nhở hay xử lý người giả mạo đó? Một “sư” khác ôm bình bát lang thang trên tuyến đường Đồng Khởi (Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa) Trong khi đó cũng có một vị “sư trẻ” khác đứng khất thực tại ngã tư Vườn Mít (đường Phạm Văn Thuận, P.Trung Dũng, TP Biên Hòa). “Sư trẻ” này dáng dấp khá khắc khổ, lúc nào mắt cũng nhắm nghiền, miệng lẩm bẩm như đang đọc kinh để thu hút mọi ánh nhìn thương cảm của người đi đường khi dừng chờ đèn đỏ. “Sư trẻ” đứng đầu trần, chân đất giang nắng từ 7 giờ sáng đến 11 giờ trưa, rồi sau đó lủi thủi đi vào một con hẻm nhỏ sát bên trụ sở Trung tâm Viễn Thông Đồng Nai “biến” mất dạng.
Bài, ảnh : BÙI TRÍ Theo Pháp Luật TP.HCM Ad will display in 09 seconds
Thế nào là Tà đạo?Ad will display in 09 seconds
Không gian khác có thật sự tồn tạiAd will display in 09 seconds
TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáoAd will display in 09 seconds
Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?Ad will display in 09 seconds
Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEALAd will display in 09 seconds
Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư MạcAd will display in 09 seconds
Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lờiAd will display in 09 seconds
3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàngAd will display in 09 seconds
Lời dặn của quỷ đóiAd will display in 09 seconds
Bong bóng Chân Thiện Nhẫn |