(Zing) – Nhiều khu vực ở thủ đô bị ô nhiễm của bụi đường, công trình xây dựng, khói xe… Các chuyên gia khẳng định hàm lượng bụi ở Hà Nội cao gấp nhiều lần mức cho phép.
>> >> >> >> 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới
|
Số liệu thống kê của công ty trên cho thấy, mỗi năm Hà Nội có tốc độ tăng bình quân các phương tiện giao thông từ 12% – 15%, các phương tiện này góp phần lớn vào lượng phát thải độc hại như SO2, NOx.
|
|
Tại nhiều nút giao thông, những khu vực đông dân cư ở Hà Nội, nồng độ bụi thường cao hơn mức cho phép, có lúc lên gấp 7 lần. Các khí ô nhiễm khác như C0, S02 dưới tiêu chuẩn, nhưng đang có xu hướng tăng.
|
|
Khu vực đường Quang Trung (Hà Đông) về phía quốc lộ 21B (khu vực huyện Thanh Oai) luôn trong tình trạng ô nhiễm bụi.
|
|
Việc làm đường, khiến nhiều nơi trở nên ô nhiễm trầm trọng. Con đường 32 đoạn qua ngã tư Nhổn (huyện Từ Liêm) chìm trong khói bụi.
|
|
Mỗi khi xe tải đi qua, nhiều con đường cuốn lên những lốc bụi mù.
|
|
Khiến nhiều người đi đường khó chịu.
|
|
Một sinh viên ĐH Công Nghiệp Hà Nội phải mặc thêm áo chống nắng khi qua đường để chống bụi.
|
|
Khu vực đường gom thuộc Đại lộ Thăng Long cũng chung cảnh bụi. Hai bên đường xuất hiện nhiều công trình xây dựng, các loại xe vận tải thường xuyên chạy trên đường này làm vương vãi đất xuống đường. Mỗi khi phương tiện đi qua, con đường tung bụi mù.
|
|
Đường Phạm Văn Đồng ngập trong bụi đường dù ngày hay đêm.
|
|
Đường Trung Kính đang xây dựng cũng chung tình trạng.
|
|
Đường ven đô Ngọc Thụy, Gia Lâm bụi bay mịt mù.
|
|
Đeo khẩu trang lại cho an toàn.
|
|
Mới đây, kết quả công bố tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos cho thấy, Việt Nam nằm trong 10 quốc gia có môi trường không khí tệ nhất thế giới, đứng thứ 123 trong tổng số 132 nước.
|
|
Quảng trường Mỹ Đình về đêm chìm trong màu vàng của bụi đường, ảnh chụp đêm 25/3.
|
lê hiếu
theo infonet
|