Kể từ năm 2021: Lương của cán bộ – công chức sẽ tăng mạnh

15/05/19, 16:25 Việt Nam

Mới đây, nghị quyết 27 – NĐ/TW do Ban chấp hành Trung ương ban hành ngày 21/5/2018 đã được sửa đổi, bổ sung. Theo đó, tiền lương của cán bộ, công chức sẽ tăng vượt bậc từ năm 2021 và có thể đạt hơn 33 triệu đồng/tháng.

Tăng lương cho cán bộ, công chức đồng thời giảm biên chế 10%. (Ảnh qua thuvienphapluat)
 

Đề án cải cách tiền lương mới đang trình Trung ương nếu được Hội nghị Trung ương 7 thông qua thì sẽ được bắt đầu hoàn thiện và triển khai từ năm 2021 với nhiều giai đoạn.

Tăng lương cho cán bộ, công chức nhưng phải giảm biên chế 10%

Theo nghị quyết 27 của chính phủ vừa mới được sửa đổi, bổ sung thì bắt đầu từ năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức sẽ bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để có mức lương hợp lý thì song song với việc tăng lương, các đơn vị có thẩm quyền sẽ cắt giảm những chi phí không hợp lý. Đồng thời thanh lọc một phần  nhân sự (đến năm 2021 phải giảm 10% biên chế so với năm 2015) cho phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.

Lương của cán bộ – công chức sẽ tăng mạnh từ năm 2021 và có thể đạt hơn 33 triệu đồng/tháng. (Ảnh qua tuoitre)

Theo dự tính thì đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức sẽ cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.

2 phương án tiền lương, công chức có thể đạt mức 33,4 triệu đồng/tháng?

Phương án 1, mở rộng quan hệ lương 1 – 2,34 – 10 như hiện nay lên 1 – 2,68 – 12 (lương 12 bậc, bậc cơ bản là 2,68) từ năm 2021. Theo đó mức lương thấp nhất của công chức, viên chức trong bảng lương mới (tương ứng 1,86 trong bảng lương hiện hành) là 4,14 triệu đồng.

Mức tăng lương cơ sở của công chức, viên chức đến năm 2020 (Theo nghị quyết về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 – 2020, của Quốc hội. (Ảnh qua tuoitre)

Như vậy, mức lương của chuyên viên bậc 1 (tương ứng hệ số 2,34 cho trình độ đại học hiện nay) sẽ được tăng lên mức 5,96 triệu đồng. Số này tương ứng mức tăng 27,4% so với năm 2020 (vì từ nay đến 2020, mỗi năm lương cơ bản tăng 5%). Con số này cũng tăng gần gấp đôi mức 3,25 triệu đồng hiện nay.

Mức lương của chuyên gia cao cấp bậc 3 (tương ứng với hệ số 10 trong bảng lương hiện hành) là 26,7 triệu đồng (hiện nay chỉ 13,9 triệu đồng).

Phương án 2, mở rộng quan hệ tiền lương 1 – 2,34 – 10 hiện hành được mở rộng lên 1 – 3 – 15 từ năm 2021, mức lương thấp nhất vẫn là 4,14 triệu đồng.

Theo đó, chuyên viên bậc 1 sẽ có lương 6,68 triệu đồng, tăng 42,7% so với năm 2020 và gấp đôi hiện nay. Mức lương chuyên gia cao cấp bậc 3 sẽ nhận tương đương với hệ số 10, tương ứng lương là 33,4 triệu đồng. Như vậy, mức lương chuyên gia cao cấp có thể tăng gấp 3 lần hiện nay.

Lương thành thu nhập chính liệu có đảm bảo đời sống?

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Quang Dũng – vụ trưởng Vụ Tiền lương, Bộ Nội vụ chia sẻ rằng, cho đến nay đã có 4 lần cải cách tiền lương và đây là lần cải cách thứ 5.

Tuy nhiên, đa phần khi xét duyệt tăng lương tức là mọi chi phí khác cũng đều tăng theo. Như tình hình hiện nay thì giá điện, giá xăng và cả giá nước sinh hoạt đều đang tăng chóng mặt khiến đời sống của không chỉ các cán bộ mà cả người dân gặp nhiều khó khăn.

Chia sẻ với phóng viên, phó thủ tướng Vương Đình Huệ cũng cho hay, mục tiêu của cải cách chính sách tiền lương là biến lương thành thu nhập chính, đảm đời sống cho người lao động và gia đình họ, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo TƯ về cải cách chính sách tiền lương, BHXH và ưu đãi người có công. (Ảnh qua xsktdongthap)

Theo đó, tờ trình đã quy định, đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, mỗi chức vụ có một mức lương. Cứ đủ 5 năm giữ chức vụ đó (hoặc chức vụ tương đương) thì được hưởng thêm 10%.

Thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên là 2 năm/bậc đối với cán bộ, công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, không giữ chức vụ lãnh đạo.

Hiện đề án vẫn đang được Trung ương xem xét và dự kiến biểu quyết thông qua vào ngày mai 12/5.

Vũ Tuấn (t/h)

Xem thêm:

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này