Hy Lạp bất ngờ nhượng bộ: “Đòn hiểm” của ông Tsipras

12/07/15, 06:15 Tin Tổng Hợp
BizLIVE - Hy Lạp là tâm điểm của báo chí Pháp hôm 11/7/2015, sau các đề nghị mà chính phủ Tsipras vừa gửi đến khối euro vào tối ngày thứ năm, ít giờ trước hạn chót.

BizLIVE – Hy Lạp là tâm điểm của báo chí Pháp hôm 11/7/2015, sau các đề nghị mà chính phủ Tsipras vừa gửi đến khối euro vào tối ngày thứ năm, ít giờ trước hạn chót.

Chủ tịch Nghị viện Châu Âu Martin Schulz người Đức (trái) và Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras, Athènes, 29/01/2015. REUTERS/Marko Djurica

Hy Lạp là tâm điểm của báo chí Pháp hôm 11/7/2015, sau các đề nghị mà chính phủ Tsipras vừa gửi đến khối euro vào tối ngày thứ năm, ít giờ trước hạn chót. Ngạc nhiên cao độ. Báo Le Figaro chạy tựa lớn trên trang nhất “Hy Lạp: Sắp đến hồi kết của một cuộc khủng hoảng khiến Châu Âu run rẩy”. Le Monde khẳng định: “Tsipras chấp nhận các đòi hỏi của chủ nợ”. Libération thì đặt câu hỏi: ” Liệu Tsipras thực sự có khả năng lựa chọn?”

Bất chấp cuộc trưng cầu dân ý với đa số nói “Không” với đòi hỏi của các chủ nợ, các đề nghị mới của Thủ tướng Hy Lạp được đánh giá là lập lại gần như y nguyên các đòi hỏi của chủ nợ trước cuộc trưng cầu dân ý.

Thủ tướng Hy Lạp đã nhân nhượng đối với đa số các đòi hỏi của Bruxelles và IMF, chỉ chưa đầy một tuần sau khi quan điểm của ông được đa số cử tri ủng hộ trong cuộc trưng cầu dân ý. Tại sao lại có sự thay đổi quan điểm một cách đột ngột như vậy?.

Quyết định của Thủ tướng Hy Lạp được đánh giá như thế nào?

Bình luận về thay đổi đột ngột nói trên, xã luận của Le Monde khen ngợi chính phủ Hy Lạp đã trở lại với lý trí, với thảo luận, từ bỏ các lập trường cực đoan, mơ hồ và chủ nghĩa nhị nguyên. Và tránh được điều mà không ai muốn (…): Grexit – tức khả năng Hy Lạp ra khỏi khối euro.

Vẫn theo Le Monde, rồi Lịch sử sẽ đánh giá cuộc trưng cầu dân ý của ông Tsipras là một quyết định tuyệt vời được chuẩn bị kỹ lưỡng, hay một hành động tuyệt vọng.

“Thử thách với Tsipras”, xã luận của tờ Le Figaro thiên hữu, thở phào với niềm tin tưởng : “Xong ! Lần này, trái bom Hy Lạp dường như chắc chắn đã được tháo ngòi: bởi ma thuật của một nghệ sĩ uốn dẻo hạng siêu Alexis Tsipras. Ngoại trừ những diễn biến bất thường, Athens và các chủ nợ sẽ phải ký kết trong những giờ tới một thỏa thuận, mà cách đây hai ngày là hoàn toàn không thể tưởng tượng được… Tương lai sẽ đánh giá lập trường mà Hy Lạp chấp nhận sẽ cho phép quốc gia này bình phục”, nhưng trường hợp Hy Lạp cho thấy không có lực lượng chính trị mỵ dân nào có được phép mầu cho phép hứa nhăng hứa cuội.

Thỏa hiệp là tựa xã luận Libération. Tờ báo thiên tả ghi nhận: Sự thỏa hiệp cần thiết đang trên đường khẳng định, cho phép giữ Hy Lạp ở lại Châu Âu giúp cho Athens có được khả năng hoàn nợ. Sự nhân nhượng này, nếu được khẳng định, sẽ không làm ai thỏa mãn, nhất là cử tri Hy Lạp, bị buộc phải chấp nhận điều mà họ đã chối từ trước đó ít ngày trong một cuộc bỏ phiếu long trọng.

Nếu kết quả tốt đẹp, người ta có thể nói bất cứ điều gì về Alexis Tsipras, chỉ trừ một điều: ông ta không thiếu dũng khí. Ông ta đã cư xử như một lãnh đạo chính trị có trách nhiệm, đóng góp phần mình vì lợi ích quốc gia. Nước Pháp, bị đánh giá là cô độc và không có tiếng nói, có thể hài lòng vì đã có một vai trò kín đáo nhưng có tính quyết định.

Tsipras không nhượng bộ về nhiều điểm căn bản

Bình luận về quyết định bất ngờ của Thủ tướng Hy Lạp, Libération có bài “Đòn hiểm của ông Tsipras”. Khác với bài xã luận Le Monde, nhà báo Pháp gốc Hy Lạp Maria Malagardis cho rằng: Bị coi là hành động đầu hàng, chương trình của Athens (vừa gửi đến khối euro) trên thực tế có vẻ như một tính toán chiến lược. Các đề nghị mới của chính phủ Hy Lạp bị một bộ phận cánh tả coi như là hành động đầu hàng đơn phương của cánh tả chống chủ trương khắc khổ, sau sáu tháng đối đầu căng thẳng với các chủ nợ.

Nhiều đề nghị trong đó như tăng thuế VAT 23% hay xóa bỏ dần khoản trợ cấp đoàn kết cho những người về hưu nghèo nhất… bị coi là phản bội lại các cam kết tranh cử của đảng Syriza. Các đề nghị này trước đây vốn được coi là những đường ranh đỏ, không được phép nhận nhượng trong thương lượng.

Bài viết dẫn lại nhận định của một nhà phân tích chính trị, Georges Seferzis, “chiến thắng của quan điểm Không trong trưng cầu dân ý, nay đã chuyển thành chiến thắng của Có trên thực tế”, với câu hỏi : Phải chăng Thủ tướng Hy Lạp đã hy sinh đất nước – đang bên bờ phá sản – để bảo vệ sự đoàn kết của đảng mình, như đánh giá của nhà chính trị học?

Theo nhà báo Libération, xem xét kỹ hơn các đề nghị cải cách của Hy Lạp, có thể thấy rất nhiều cải cách bị áp đặt đã được chính phủ Hy Lạp đề nghị kéo dài thêm nhiều năm, hơn nữa việc thực thi cũng được yêu cầu diễn ra tuần tự… Chính phủ Hy Lạp vẫn tiếp tục từ chối tăng thuế đối với các thực phẩm chính hay giá điện, từ chối hạ lương, hay cắt giảm tiếp trong lĩnh vực công.

Cuối cùng thì, Libération đánh giá, trong cuộc đọ sức quyết liệt chưa từng có với các chủ nợ và trong bối cảnh một số đối tác Châu Âu mong muốn Hy Lạp ra khỏi euro, Thủ tướng Hy Lạp đã tránh cho đất nước kịch bản Grexit vội vã.

Về mặt đối nội, với việc chìa tay ra với tất cả các lãnh đạo đối lập, ngay sau chiến thắng trưng cầu dân ý, mời họ tham gia đóng góp vào các cải cách cho đất nước, ông Tsipras đã vô hiệu hóa các đối thủ chính trị.

Vẫn theo Libération, sự lựa chọn mang tính chiến thuật – tổ chức trưng cầu dân ý – của ông Tsipras có thể khiến nền kinh tế Hy Lạp phải trả giá, vì nhiều ngày ngưng trệ, tuy nhiên, đối với đa số người dân Hy Lạp, thủ phạm chính của sự thiệt hại này là đòi hỏi cứng rắn của các chủ nợ, hơn là người đứng đầu chính phủ.

TRỌNG THÀNH

Tin liên quan
Cùng dòng sự kiện

Theo BizLive

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi