“Huyết án 31/8”: 6 người bị cảnh sát Hồng Kông bẻ cổ, người thân đi nhận xác bị mất tích

08/09/19, 11:22 Trung Quốc

Ngày 31/8, cảnh sát Hồng Kông đánh đập đẫm máu người biểu tình tại ga Price Edward, có tin đồn rằng đã xảy ra án mạng. Diễn đàn LIHKG đưa tin, đêm đó có 6 người biểu tình bị cảnh sát giết chết bằng cách vặn cổ xoay 90 độ từ phía sau. 

Vào ngày 6/9, sau khi thông tin trên mạng cho hay Tập đoàn MTR Hồng Kông đã xóa đoạn phim giám sát kín quay cảnh cảnh sát Hồng Kông đánh người một cách tùy tiện tại ga Prince Edward vào ngày 31/8. Một lượng lớn người Hồng Kông đã ngồi tập hợp tại ga Prince Edward và yêu cầu MTR công khai phát đoạn phim ghi lại sự việc hôm đó.

Ngày 6/9, một lượng lớn người Hồng Kông đã ngồi tập hợp tại ga Prince Edward và yêu cầu MTR công khai phát đoạn phim ghi lại sự việc tối 31/8.
Ngày 6/9, một lượng lớn người Hồng Kông đã ngồi tập hợp tại ga Prince Edward và yêu cầu MTR công khai phát đoạn phim ghi lại sự việc tối 31/8. (Ảnh: HKFP)

Cùng ngày, trang tin Hong Kong Free Press (HKFP) tới ga Prince Edward để quay truyền hình trực tiếp, vô tình ghi lại được cảnh bạn của một phụ nữ biểu tình đã chết tố cáo rằng, cha mẹ của người quá cố yêu cầu muốn nhận lại xác, kết quả là “lại bị mất tích”. HKFP sau đó đã công bố đoạn video phỏng vấn trên Facebook.

Phóng viên HKFP đã cố gắng phỏng vấn người phụ nữ đang hoang mang lo lắng này. Khi được hỏi liệu cô có thể nói chuyện bằng tiếng Anh không, người phụ nữ được phỏng vấn vội nói tiếng Anh của cô không tốt. Ngay sau đó, một người đi đường đã đến hỗ trợ dịch thuật.

Những lời người phụ nữ này nói sau đó khiến mọi người rất kinh ngạc, cô cho biết một trong những người bạn của cô đã bị giết ở ga Prince Edward vào đêm 31/8. Cha mẹ của người bạn quá cố đã đến đồn cảnh sát Hồng Kông yêu cầu đòi lại thi thể, nhưng không ngờ họ lại bị mất tích. 

Người dân qua đường hỗ trợ làm phiên dịch cho biết, anh ta không biết tình hình thực tế trong nhà ga, mà chỉ hỗ trợ trong việc dịch thuật. Người phụ nữ nói rằng cô sẽ khẩn trương yêu cầu MTR chuyển giao video ghi lại hiện trường đêm hôm đó.

Về sự việc này, một số cư dân mạng bày tỏ trên Twitter rằng, họ hy vọng tìm thấy người phụ nữ “nắm rõ sự tình” được phỏng vấn bằng tiếng Anh vào tối ngày 6/9, đồng thời sẽ cố gắng bảo vệ người này khỏi sự bức hại của cảnh sát Hồng Kông.

Sau đây là các video liên quan, những thước quay quan trọng diễn ra trong khoảng 10 phút.

Ngoài ra, vào ngày 6/9 LIHKG cũng đưa tin, đêm ngày 31/8 tại ga Prince Edward có 6 người biểu tình bị cảnh sát giết chết từ phía sau bằng cách vặn cổ xoay 90 độ, đồng thời nhấn mạnh tin tức này do chính miệng người hàng xóm làm việc tại nhà xác cung cấp, cảnh sát và nhân viên y tá đều biết việc này. 

Trước đó một ngày, bà Lương, giám đốc cộng đồng Kwun Tong, công bố tin tức tại LIHKG rằng: “Đêm qua sau khi hoàn thành xong buổi công chiếu phim, hàng xóm đến báo tin rằng có 6 người chết tại ga Prince Edward, chính miệng một người bạn làm ở nhà xác đã nói với ông ta, cả 6 người đều bị gãy cổ, bị cảnh sát bẻ gãy từ phía sau 90 độ”.

Để tìm kiếm sự thật, vào sáng ngày 6/9, một số công dân Hồng Kông đã tập trung ở cửa ra B của ga Prince Edward, yêu cầu MTR bàn giao đoạn video giám sát kín của ga Prince Edward trong ngày 31/8, tìm ra sự thật cho vụ việc.

Fernando Cheung, nghị viên của Hội đồng Lập pháp tại hiện trường, đã chất vấn MTR về các đoạn video giám sát kín của ga Prince Edward trong ngày 31/8. MTR hồi đáp rằng, các cảnh quay camera giám sát có liên quan được giữ lại theo quy trình, nhưng cũng phân trần rằng có các quy trình và hướng dẫn nghiêm ngặt để sử dụng cảnh quay camera giám sát và xử lý thông tin liên quan, chúng chỉ có thể được xem bởi nhân viên có thẩm quyền.

Về vấn đề này, Fernando Cheung nói rằng ông sẽ nỗ lực nhờ cố vấn pháp lý để xem xét việc các nhà lập pháp có thể được xem các đoạn phim này vì lợi ích cộng đồng hay không.

Tuy nhiên, công chúng tại hiện trường bày tỏ sự không hài lòng với MTR. Họ tiếp tục ngồi ở ga Prince Edward và đòi công khai video của camera giám sát kín. Đến 2 giờ chiều, khoảng 200 người đã tập trung tại hiện trường. Cảnh sát chống bạo động ở đồn cảnh sát Mong Kok gần ga Prince Edward cũng đã được điều động tới hiện trường.

Một lượng lớn cư dân mạng đã tập trung ở ga Prince Edward, phát động hoạt động một nghìn người dâng hoa để truy điệu những người bị giết.
Một lượng lớn cư dân mạng đã tập trung ở ga Prince Edward, phát động hoạt động một nghìn người dâng hoa để truy điệu những người bị giết. (Ảnh: HKFP)

Vào buổi tối, một lượng lớn cư dân mạng đã tập trung ở ga Prince Edward, phát động hoạt động một nghìn người dâng hoa để truy điệu những người bị giết, và đã xảy ra đụng độ với cảnh sát. Sau đó, cảnh sát bắn đạn và hơi cay để đàn áp người dân.

Tuy nhiên, những tin đồn về việc cảnh sát Hồng Kông giết người tại nhà ga Prince Edward vẫn chưa được Chính phủ Hồng Kông xác nhận. Cảnh sát Hồng Kông cũng kiên quyết bác bỏ điều này. Những người biểu tình yêu cầu một cuộc điều tra độc lập của cảnh sát Hồng Kông nhưng cũng không được chấp thuận.

Cảnh sát Hoàng tử Hồng Kông đánh đập đẫm máu người biểu tình tại ga Prince Edward

Ngày 31/8 là ngày đen tối và kinh khủng nhất kể từ khi cuộc biểu tình “Phản đối dự luật dẫn độ” diễn ra.

Vào khoảng 10:30 tối, một số lượng lớn cảnh sát chống bạo động và các thành viên của đội chiến thuật đặc biệt đã vào ga MTR Mong Kok, ga Yau Ma Tei và ga Prince Edward, thậm chí là xông lên các toa tàu, để thực hiện các cuộc tấn công khủng bố bừa bãi vào hành khách.

Nhiều nhân chứng nhớ lại, một số người cầu xin để được tha nhưng vẫn bị đánh đến mức ôm đầu mà khóc. Tiếng khóc lóc kêu la khắp nơi, mặt đất rơi rớt đầy máu, ở lại trong nhà ga chỉ có con đường chết.

Ngoài ra, một số lượng lớn video trực tiếp tại hiện trường ghi lại cảnh cảnh sát và lực lượng đội chiến thuật đặc biệt tấn công hành khách vô tội vạ trên toa tàu, cũng được lan truyền rộng rãi trên Internet.

Từ hình ảnh truyền hình trực tiếp sống động CCTVB của phương tiện truyền thông TVB Hồng Kông có thể thấy được, khi một lượng lớn cảnh sát chống bạo và các thành viên đội chiến thuật đặt biệt xông vào toa tàu, rất nhiều người ngồi xổm trên mặt đất, một công dân nam đã bảo vệ người khác khỏi sự tấn công. Nhiều người cầm ô để ngăn chặn sự cuộc tấn công của cảnh sát. Những công dân đang quỳ trên mặt đất sợ hãi ôm đầu khóc lóc.

Trang HK01 đưa tin, A Khiêm, một nhân viên cấp cứu tại sân ga, đã thấy một số lượng lớn các thành viên đội chiến thuật đặc biệt đổ xô đến hiện trường, đầu tiên là bắt rất nhiều người trên sân ga quỳ phục dưới đất. Sau đó lao thẳng vào toa tàu trước mặt, khoảng 30 đến 40 người biểu tình “tay không tấc sắt” rút lui vào trong toa tàu, chủ yếu là phụ nữ.

Đội chiến thuật đặc biệt đã xịt hơi cay vào những người trong toa tàu. Một số đã bật ô để ngăn chặn. Đội chiến thuật đặc biệt liền dùng dùi cui đập vào ô. A Khiêm nghe thấy ai đó trong xe kêu gọi “sơ cứu”. Anh và những người đồng nghiệp chạy lên phía trước, phát hiện thấy ba người bị thương, toàn bộ phía sau đầu bê bết máu, trong đó có người bị hai vết thương sâu 3 đến 4 cm.

A Khiêm đã mô tả vụ việc là “chuyến tàu chết chóc”, và chỉ ra rằng vụ việc này hoàn toàn giống với vụ những người mặc trắng tấn công người biểu tình vào đêm  21/7 tại Nguyên Lãng. Anh nói rằng ngay cả khi có người biểu tình trên tàu, nhưng cảnh sát đã phong tỏa hoàn toàn nhà ga, vì vậy những người biểu tình không có cách nào để trốn thoát. Có nhiều cách để bắt giữ họ, không cần phải dùng vũ lực để đàn áp.

Cảnh sát tại ga Prince Edward ngày 31/8 còn tấn công người biểu tình tàn bạo hơn so với nhóm người áo trắng tại Nguyên Lãng ngày 21/7.
Cảnh sát tại ga Prince Edward ngày 31/8 còn tấn công người biểu tình tàn bạo hơn so với nhóm người áo trắng tại Nguyên Lãng ngày 21/7. (Ảnh: Facebook)

Tế Huy, đầu bếp 53 tuổi, chứng kiến vụ án xảy ra trên ga Prince Edward, đã miêu tả với tờ “The Stand News” rằng, cảnh sát tại ga Prince Edward ngày 31/8 còn tấn công người biểu tình tàn bạo hơn so với nhóm người áo trắng tại Nguyên Lãng ngày 21/7. Ngày 21/7 là xã hội đen, người biểu tình có thể đánh trả, tự vệ, nhưng lần này là cảnh sát được dán “nhãn mác”, có quyền lực được thực thi bạo lực và vũ lực.

Tế Huy nói: “Đám cảnh sát đó xông lên, không hỏi nguyên do, và cũng không rõ ai mới là mục tiêu chính của bọn họ, liền dùng côn đánh vào đầu người trẻ tuổi đổi xe ở sân ga, đánh cả người dân bình thường. Cảnh sát thù hận dân chúng, đánh cho hả giận”.

Một nhân viên MTR giấu tên nói rằng, đêm đó gần 40 người biểu tình đã bị trói chân tay và đưa đến Lai Chi Kok, một số người khác lần lượt bị hai người khiêng ra ngoài. Hai người này một người là cảnh sát một người không rõ là ai.

Khi cảnh sát tấn công người dân tại ga Prince Edward không phân trắng đen, họ đã phong tỏa ga Prince Edward trong hai giờ và sau đó là đóng cửa trong hai ngày. Người dân Hồng Kông “kháo nhau” rằng cảnh sát Hồng Kông đã đánh chết người, đóng cửa ga Prince Edward nhằm xóa bỏ chứng cứ. Sau đó liên tục nhiều đêm, người dân tự phát đến dâng hoa tại ga Prince Edward, nhưng gặp phải cảnh sát dùng bạo lực để xua đuổi.

Cảnh sát Hồng Kông đã tổ chức một cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 2/9, nói rằng kể từ tháng 6, số người bị bắt trong các cuộc biểu tình “Phản đối dự luật dẫn độ” ở Hồng Kông đã lên tới 1.117 người. Từ ngày 30/8 đến ngày 1/9, cảnh sát đã bắt giữ 159 người, trong đó 40 người bị bắt vào ngày 31/8.

Tạ Chấn Trung, Giám đốc của Phòng Quan hệ Công chúng Hồng Kông cho biết, trong quá trình hoạt động vào ngày 31/8, cảnh sát đã sử dụng hơi cay 241, 92 viên đạn cao su, 1 vòng đạn đậu và 10 miếng bọt biển.

Hồng Kông liên tiếp xuất hiện nhiều vụ rơi từ trên cao xuống tử vong.
Hồng Kông liên tiếp xuất hiện nhiều vụ rơi từ trên cao xuống tử vong. (Ảnh: Twitter)

Ngày 2/9, chính quyền bệnh viện cho biết, đêm 31/8 có 46 người bị thường được đưa vào viện, khi được đưa vào viện không hề có trường hợp tử vong nào. Hiện tại, cả Chính phủ Hồng Kông lẫn đồn cảnh sát đều không đưa ra được bất kỳ lời giải thích hợp lý nào cho vụ “huyết án” tại ga Prince Edward. 

Trong năm ngày tiếp theo, cảnh sát đã tuyên bố có hơn 10 trường hợp tử vong ngoài ý muốn, trong đó liên tiếp xuất hiện nhiều vụ rơi từ trên cao xuống tử vong, đặc biệt là từ ngày 5 – 6/9, trong 21 tiếng đồng hồ có 1 vụ treo cổ tự tử, 6 vụ rơi từ trên cao xuống và tử vong. Ngoài ra có trường hợp cha mẹ của người quá cố đã trở thành nghi phạm hình sự. Người dân Hồng Kông liên tục đặt câu hỏi mạnh mẽ về vấn đề này, có lẽ đây là thủ pháp của cảnh sát “thân cộng” nhằm che giấu vụ “huyết án” ngày 31/8.

Gia Hưng (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng