Hồng Lâu Mộng – Tác phẩm thức tỉnh con người thế gian (P.5)

23/01/16, 12:07 Cổ Học Tinh Hoa

Hồng Lâu Mộng của tác giả Tào Tuyết Cần, dưới bút pháp vừa thực vừa hư, ông muốn con người thế gian, những người đang si mê tại chốn “Hồng Lâu” hãy thức tỉnh. Thực tế, ý nghĩa ẩn sau trong câu chuyện chính là huyền cơ tu luyện của Phật gia và Đạo gia.

Hồng Lâu Mộng với bất động tâm trước mọi hoàn cảnh
Hồng Lâu Mộng với “bất động tâm trước mọi hoàn cảnh”

Trong phần 4, Hồng Lâu Mộng đã nhắc tới các tầng thứ trong vũ trụ, mỗi từng tầng thứ sẽ tương ứng với các chủng tâm tính khác nhau. Con người nhận ra vị trí tâm tính của mình ở hiện tại mà từ đó buông bỏ chấp trước, tiến lên cao tầng. Làm người không phải để hưởng kiếp làm người, phải lo tu luyện trở về, đừng có mê đời nữa. 

5. Hồng Lâu Mộng với “bất động tâm trước mọi hoàn cảnh” 

Con người ta khi đứng trước một hoàn cảnh bất hạnh: Tai nạn, bệnh tật, mất mát tình tiền danh lợi…Nếu các việc đó xảy ra đối với người dưng thì ta có thể khởi chút thương cảm, rồi hoàn toàn dửng dưng không chút bận tâm. Còn nếu nó xảy ra đối với chính ta hoặc người thân của ta thì ta lại bấn loạn, đứng ngồi không yên, lo lắng âu sầu, thậm chí có thể dẫn đến những sự việc đáng tiếc như tự tử vì tình, giết nhau vì tranh giành, ấu đả bởi mâu thuẫn…

Tại sao như vậy? Đó là vì cái tình. Con người ta vì vướng mắc vào cái tình mà khởi lên mọi buồn vui thương ghét…Cái gì của tôi hay liên quan với tôi thì tôi mến tôi yêu, tôi lưu luyến, lo ôm giữ, cất giấu. Khi bị tổn hại mất mát thì tôi buồn khổ khóc hận.

Người xưa nói: Việc người thì sáng, việc mình thì quáng”.

Việc người thì không quan hệ đến ta, nên tâm ta không động, không bị cái tình làm che mất lý trí, nên ta nhìn nhận phán đoán nó được khách quan. Việc của mình thì tâm ta bị cái tình làm vẩn đục, che lấp trí huệ nên ta bị…quáng là vậy.

Ta phải làm sao khi việc xảy ra với mình hay với người thân của mình, ta vẫn “bất động tâm” để giải quyết cho tốt đây?

Trong hồi thứ hai, Hồng Lâu Mộng tả lại việc Lãnh Tử Hưng cùng Giả Vũ Thôn gặp nhau, bàn luận về chuyện của hai phủ Vinh quốc Công và Ninh quốc Công. Họ bàn đủ chuyện về người trong hai phủ, từng chi tiết một, từ việc nhỏ đến việc lớn, thịnh suy vui buồn…, người trong phủ tính tình thế nào, sinh con đẻ cái ra sao…không việc nào là không nói tới.

Sau cùng, Vũ Thôn nghe xong cười nói: “Thế mới biết tôi nói không nhầm. Mấy người mà tôi nói đây có lẽ là bẩm thụ cả hai thứ chính và tà khí hỗn hợp nhau mà sinh ra chăng? Họ cùng hội cùng thuyền với nhau cũng chưa biết chừng”.

 Tử Hưng: “Chính cũng kệ! Tà cũng kệ! Chỉ nói chuyện người thôi, ta hãy uống rượu cho vui”.

Vũ Thôn: “Có nói chuyện mới uống được nhiều rượu”.

Tử Hưng cười: Nói chuyện phiếm của người càng thêm hào hứng, thì uống mấy chén nữa cũng chẳng sao!”

Xét về nghĩa văn tự, ta thấy Tử Hưng cùng Vũ Thôn đang bàn toán chuyện của người dưng, dù chuyện đó có kinh thiên động địa tới đâu, đối hai người cũng chỉ là chuyện phiếm, không động đến tâm của họ được.

Còn về hàm nghĩa bên trong của đoạn này là muốn nhắc nhở chúng ta: Trong sinh hoạt hàng ngày muốn không bị động tâm, hãy bắt chước như Tử Hưng và Vũ Thôn, xem mọi việc như câu chuyện phiếm, những gì mắt thấy tai nghe, giống như ta đang nghe một câu chuyện kể, đang xem một vở kịch, trong đó nội dung của nó đã được an bài từ trước, có đầu có đuôi, có nhân có quả…Ta có cưỡng cầu, giành giật cũng chẳng được, cứ tùy kỳ tự nhiên. Nhờ có suy nghĩ như vậy, khi có việc xảy đến, mâu thuẫn xảy ra, lòng ta sẽ bình thản mà đón nhận sự việc như nó đang là như vậy. Như thế ta đã nâng cao tâm tính, thực hiện được “bất động tâm trước mọi hoàn cảnh” rồi đó.

Nếu rõ biết trần gian là huyễn mộng,

Thì còn gì mơ ước lẫn chờ trông.

Đời – biển khổ, tình – trái ngang nước mắt,

Ôm sầu chi cho thêm nặng cõi lòng?

Buông buông hết cho lòng ta thanh thản,

Mặc cho đời danh lợi với khen chê.

Sướng vui chi rồi cũng lại ê chề,

Tâm bất động, ta nguyện về gốc cũ.

Giả Bảo Ngọc – Lâm Đại Ngọc nối vòng châu thiên

Giáng Chu đầu thai làm Lâm Đại Ngọc, mẹ là Giả Mẫn, gia đình sống ở Dương Châu. Khi mẹ mất, Đại Ngọc về quê ngoại sống cùng bà ngoại và bà con thân thuộc ở phủ Vinh. Tai phủ Vinh, lần đầu tiên Đại Ngọc và Bảo Ngọc gặp nhau kể từ khi hai người đầu thai xuống thế. Sự gặp gỡ giữa Đại Ngọc và Bảo Ngọc chính là nối vòng châu thiên.

Nối vòng châu thiên nào?

Sự gặp gỡ của Thần Anh và Giáng Chu trên thiên thượng, kết nối với việc Đại Ngọc gặp Bảo Ngọc dưới trần gian, tượng trưng cho việc thiên địa tuần hoàn, châu nhi phục thủy, nối vòng châu thiên trong bản thể.

Tiểu châu thiên khai thông là ta không còn bệnh tật nữa. Trên thiên thượng, hàng ngày Thần Anh và giáng Chu gặp nhau, không có khổ đau tật bệnh. Điều này tượng trưng cho việc khai thông vòng tiểu châu thiên.

Khai thông đại châu thiên là bắt đầu tiến bước trên đường tu luyện. Các cung các phòng trong phủ Vinh, tượng trưng cho các mạch lạc trong bản thể người ta.

Khi đến phủ Vinh, Đại Ngọc phải đi đến các cung các phòng, gặp gỡ mọi người, sau cùng mới gặp Bảo Ngọc. Điều này có hàm ý là lúc này tất cả các mạch lạc trong cơ thể được liên kết với nhau tạo thành một vòng kín, đó là vòng đại châu thiên. Giờ đây Bảo Ngọc và Đại Ngọc mới chính thức bước vào môi trường tu luyện vậy.

Phản bổn quy chân:

Phản bổn quy chân tìm về nguồn cội
Phản bổn quy chân tìm về nguồn cội.

“Đại Ngọc sống với cha mẹ ở Dương Châu” tượng trưng cho người ta đang sống ở cõi trần.

“Đại Ngọc mất mẹ, rời bỏ Dương Châu” đại diện cho người hiểu được đời là cõi tạm nên buông bỏ mọi tham luyến mong cầu.

“Tìm về quê ngoại” có nghĩa là “phản bổn quy chân” tìm về nguồn cội.

Vậy câu “khi mẹ mất, Đại Ngọc tìm về quê ngoại sinh sống” nhắc nhở ta rằng, khi thức giác biết được đời là cõi tạm thì cần buông bỏ mọi chấp trước tham cầu nơi tâm, mau mau tìm đường phản bổn quy chân trở về nguồn cội đích thực của mình.

Làm thế nào để phản bổn quy chân?

Cổ nhân có câu: Nhân dục tịnh tận thiên lý lưu hành. Có nghĩa là khi người ta hoàn toàn buông bỏ mọi dục vọng ham muốn trong lòng thì Pháp lý của vũ trụ sẽ tịnh hóa bản thể của ta lên cao tầng.

Trong Hồng Lâu Mộng đã diễn ý này qua câu chuyện: Lãnh Tử Hưng cùng Giả Vũ Thôn nói chuyện phiếm và chuyện Đại Ngọc về quê.

Truyện diễn tả việc Lãnh Tử Hưng cùng Giả Vũ Thôn nói chuyện phiếm về người của hai phủ Vinh, Ninh trước rồi sau đó mới nói việc Đại Ngọc mất mẹ, rời Dương Châu, về quê ngoại sinh sống.

Như đã nói Lãnh Tử Hưng cùng Giả Vũ Thôn nói chuyện phiếm về hai phủ Ninh Vinh tượng trưng cho pháp “bất động tâm”. Còn việc Đại Ngọc về quê tượng trưng cho “phản bổn quy chân”.

Điều này mang hàm ý là ta cần nâng cao tâm tính, trong sinh hoạt giữa đời thường, sao cho hoàn toàn bất động tâm trước mọi hoàn cảnh thì việc phản bổn quy chân mới tốt đẹp.

“Lúc đến Phủ Vinh rồi, Đại Ngọc mới gặp gỡ họ hàng và sau cùng gặp Bảo Ngọc” tức là khi ta nâng cao tâm tính, bất động tâm trước mọi hoàn cảnh được bao nhiêu phần trăm, thì ta sẽ đồng hóa được với đặc tính Chân Thiện Nhẫn của vũ trụ bấy nhiêu phần trăm. Lúc đó Pháp vũ trụ sẽ cải biến thân xác, khai thông các mạch lạc trong cơ thể.

Quân bình âm dương

Quân bình âm dương
Quân bình âm dương

Trên thiên thượng, hàng ngày Thần Anh ở cung Xích Hà mang cam lộ tưới cho Giáng Chu ở bên hòn đá Tam sinh. Thần Anh thuộc dương, Giáng Chu thuộc âm. Lúc này thì dương động âm tịnh. Bởi thế lúc xuống trần, Thần Anh với xác thân Bảo Ngọc sống ở phủ Vinh. Giáng Chu với xác thân Đại Ngọc sống nơi Dương Châu. Đại Ngọc phải đến phủ Vinh mới gặp Bảo Ngọc, đó là âm động dương tịnh.

Trước thì dương động âm tịnh, sau lại âm động dương tịnh. Như vậy âm dương mới quân bình điều hòa, vạn vật sinh sôi nảy nở. Người ta cũng thế, đời đạo phải hài hòa, làm việc nghỉ ngơi giải trí cần quân bình điều độ, có thế tâm mới an thân mới khỏe mà làm tròn thệ ước với Sư Phụ khi xưa.

Ba sinh duyên nợ mãi gieo luôn,

Đắng cay nước mắt chẳng ngừng tuôn.

Lạc thú cõi tiên ai tận hưởng?

Để xuống trần gian khổ đoạn trường!

Không quên ân nghĩa ban cam lộ,

Đại Ngọc cam đành mãi khóc thương.

Âm dương luân chuyển suy rồi thịnh,

Thiên địa tuần hoàn ai vấn vương?

(còn tiếp)

Chánh Bình, dịch từ Zhengjian.org

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này