Học sinh Nhật Bản ngủ gật trong lớp nhiều hơn học trò Trung Quốc, vì sao?

14/06/17, 08:48 Đọc & Suy ngẫm

Wang Chong, một học giả nổi tiếng trong lĩnh vực quan hệ và chính sách ngoại giao quốc tế, tác giả những cuốn sách bán chạy, nhà báo Trung Quốc đầu tiên phỏng vấn ông Obama, đã có bài viết về sự khác biệt trong giáo dục Nhật Trung và những điều đáng suy ngẫm về lòng trung thực tại 2 quốc gia phương Đông này.

Ảnh chụp hôm 11/5, phụ huynh cùng con và giáo viên tham gia lớp nghệ thuật tại Trung tâm I Love Gym ở Bắc Kinh. Các nhân nổi tiếng trên truyền hình tranh luận gay gắt về việc trẻ em được dạy nói dối từ khi còn nhỏ. (Ảnh: AP/Andy Wong)

Tôi nhớ có một cuộc khảo sát cách đây vài năm hỏi rằng liệu người ta có sẵn sàng chiến đấu cho đất nước khi xảy ra chiến tranh. Chỉ 11% người Nhật trả lời “có”, trong khi tỉ lệ này ở người Trung Quốc là 71%. Vậy người Trung Quốc yêu nước hơn người Nhật hay người Trung Quốc không trung thực bằng người Nhật. Nếu nói vậy thì bao nhiêu người thật sự sẽ chiến đấu cho đất nước khi chiến tranh xảy ra?

Rất nhiều cuộc khảo sát tương tự đã được thực hiện. Vào tháng 4/2010, Viện Nghiên cứu Thanh niên Nhật Bản đã công bố kết quả khảo sát được thực hiện trên đối tượng là học sinh trung học ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ. Kết quả cho thấy hơn 45% học sinh Nhật Bản ngủ gật trong lớp, tỉ lệ cao nhất trong 4 nước khảo sát, trong khi tỉ lệ này ở Trung Quốc chỉ có 4,7%.

Nếu có 50 học sinh trong lớp học thì 22 học sinh Nhật Bản ngủ gật, trong khi ở Trung Quốc chỉ có 2. Vậy thì không khó để kết luận rằng học sinh Trung Quốc ham học hơn học sinh Nhật Bản. Cuộc khảo sát đã cho thấy thái độ tiêu cực của học sinh Nhật Bản đối với việc học, trong khi đó học sinh Trung Quốc đối với việc học tập lại có vẻ tích cực hơn.

Tuy nhiên, kết luận này khác xa với thực tế mà người Trung Quốc nào cũng biết. Ai đã trải qua thời cấp hai đều nhớ, lớp học mà chỉ có hai ba học sinh ngủ gật là điều rất hiếm, bất kể là lớp thường hay lớp chuyên.

Có hai lý do hợp lý nhất giải thích cho tỉ lệ “ngủ gật” thấp này. Một là lấy mẫu khảo sát chưa hợp lý, ví dụ như học sinh được khảo sát đều là những học sinh xuất sắc chẳng bao giờ ngủ gật trong lớp học. Hai là những học sinh này … nói dối.

Tại Trung Quốc, mỗi học sinh đều có câu trả lời “chuẩn” cho các câu hỏi được đưa ra, và một câu trả lời “trung thực” trong các cuộc khảo sát. “Tập trung trong lớp học” là câu trả lời chuẩn, “nghỉ trưa” là câu trả lời “trung thực”. Trẻ con Trung Quốc có xu hướng chọn câu trả lời chuẩn. Vậy tại sao trẻ con Nhật Bản lại trả lời thành thật vậy? Điều này liên quan đến giá trị văn hóa và xã hội được phản ánh trong hệ thống giáo dục và môi trường gia đình.

Tuần báo Nam Phương từng đăng bài viết với tiêu đề “Những bài văn dối trá”, nói về việc học sinh Trung Quốc được ưu tiên dạy nói dối khi viết văn. Bài viết trích dẫn: “Tôi ra đề bài cho học sinh là viết về “người thầy trong tim tôi”, tất cả các học sinh đều viết về cô giáo có tên Dĩ. Chúng còn liệt kê ra cả mớ thành tích hiển hách, mà có lẽ Khổng Tử cũng không sánh bằng. Tôi là đồng nghiệp của cô Dĩ mà còn chưa từng nghe về mấy việc như thế. Bài văn của chúng những năm về sau, càng ngày càng đầy ắp những lời nói dối, từ việc người giáo viên này bị ung thư cho đến cả việc cha mẹ qua đời”.

Học giả Zhu Dake nhớ lại rằng ông cũng từng viết những bài văn dối trá. Ông viết rằng “Hồng Ký” ghi chép những câu nói của Mao Trạch Đông đã khiến ông cảm thấy “rất xúc động” ra sao. Hoặc ông đã “xúc động vô cùng” thế nào khi xem những bộ phim cách mạng. Tất cả những bài văn đều rập khuôn, nhằm đảm bảo rằng chúng “phù hợp với đường lối chính trị”.

Sự tương phản ở Nhật Bản

Phụ huynh Nhật Bản nhìn chung rất coi trọng giáo dục sự trung thực cho con cái. Nếu một đứa trẻ 3 hay 4 tuổi bất cẩn làm vỡ bình hoa ở nhà, họ sẽ khích lệ khi chúng thừa nhận lỗi lầm chứ không trừng phạt. Nếu đứa trẻ không thành thật mà đổ lỗi cho người khác, nó sẽ bị phạt rất nặng, thậm chí còn phải bỏ tiền tiêu vặt ra để đền. Một hệ thống thưởng phạt phân minh giúp trẻ hình thành tính trung thực từ độ tuổi rất nhỏ.

Nếu đứa trẻ Nhật Bản nói nó muốn trở thành một thợ làm bánh khi lớn lên, thì người lớn sẽ lắng nghe và tán thành ước muốn của chúng.Trẻ con Trung Quốc ngược lại thường có những ước mơ “vĩ đại”, chứ nếu không chúng sẽ bị người lớn chê cười. Theo thời gian, các câu trả lời “chuẩn” ăn sâu vào tiềm thức của chúng.

Khi Zhou Yang đoạt chiếc huy chương vàng tại Olympics, cô đã không tuân thủ lời cảm ơn chuẩn khi chưa tri ân đất nước mình. Thay vào đó, cô lại nói rằng cha mẹ cô giờ đây có thể sống tốt hơn. Người Trung Quốc tán dương cô vì điều đó, nhưng sau đó cô lại bị ép sửa đổi lời phát biểu của mình. Bầu không khí xã hội Trung Quốc hiện đại rất tệ, người dân sợ rằng nói thật sẽ mang đến bất hạnh cho họ, trong khi nói dối ít nhiều là phương thức giúp họ sinh tồn.

Ở Nhật Bản, giáo dục về sự chính trực được thực thi ở mọi phương diện đời sống. Ở nhà, cha mẹ dạy con cái không nói dối. Ở trường, trẻ được học về lòng trung thực. Tại nơi làm việc, sự chính trực luôn là triết lý kinh doanh phổ quát được sử sụng trong đối nhân xử thế.

Tôi từng tham gia một buổi hội thảo trao đổi giáo dục Nhật – Trung. Người dẫn chương trình từng đề nghị cả hai phía liệt kê những yếu kém trong hệ thống giáo dục của họ. Các đại diện người Trung Quốc đã thảo luận về những điều họ chuẩn bị từ trước. Một vài người nhắc đến vấn đề bạo lực học đường, thái độ thiếu tôn trọng giáo viên,… những đề tài này ngay lập tức bị bác bỏ vì cần phải giữ gìn thể diện của Trung Quốc trong các hoạt động trao đổi mang tính quốc tế, và người ta không nên nói thật.

Lời nói dối không thể trở thành sự thật dù có được lặp lại hàng nghìn lần. Hãy nói dối ít đi dẫu chúng vô hại.

Tác giả: Wang Chong

Theo Epoch Times

 

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng