Truyền kỳ về kỳ nhân đi tìm bảo vật (P.4): Hoàn thành sứ mệnh

24/10/18, 09:42 Thế giới tâm linh

Những năm trở lại đây, trên mạng Internet Trung Quốc lưu truyền một câu chuyện thần bí về mật mã Cốc Nha. Ba nhân vật chính tham gia câu chuyện này đều có năng lực khiến con người phải kinh ngạc, và chuyến hành trình đi tìm bảo vật của họ quả là có một không hai.

Hoàn thành sứ mệnh giải mật mã Cốc Nha
Hoàn thành sứ mệnh giải mật mã Cốc Nha. (Ảnh: Epoch Times)

>>> Truyền kỳ về kỳ nhân đi tìm bảo vật (P.3): Hành trình giải mã bản đồ Cốc Nha

Sự xuất hiện thần kỳ của “Thiên lý nhãn”

Chính phủ không trợ giúp, trời cao cũng phái người đến giúp. Tỉnh Giang Tây có một cậu thanh niên tên Tiểu Lưu 19 tuổi, là sinh viên đại học của Học viện Công trình ứng dụng, sau khi xem thông báo xin trợ giúp trên mạng về mật mã Cốc Nha, đã liên lạc với nhóm của Đảng Bất Hạnh, nói rằng bản thân có công năng đặc dị, có thể xem được vật thể trong vòng 3500km.

Để tìm hiểu một cách cẩn thận, Mã Quốc Vượng đi tỉnh Giang Tây xem đứa trẻ này, xác thực gặp được cậu, ông Mã nói: “Xác thực là đứa trẻ này vô cùng thanh tú, nói chuyện rất vững vàng, thành tích học tập cũng không tồi”. Thiên mục của Tiểu Lưu mở được rất rộng, có thể trông thấy vật ở bên kia tường, lại có thể trông thấy một số cảnh tượng không gian khác, còn có thể trông thấy kiếp trước mấy đời của người, có khi nguyên thần còn rời khỏi cơ thể, ra bên ngoài trực tiếp tiếp xúc và cảm nhận, theo lời của chính Tiểu Lưu “chính là có một cái ‘tôi’ khác ra bên ngoài”.

Bản thân Tiểu Lưu không tu luyện, công năng của cậu từ bên ngoài đến, công năng này là có mục đích mới được mở ra, mà sau khi hoàn thành sứ mạng, hầu hết công năng sẽ đều bị đóng lại. Nghe nói, hiện tại công năng của Tiểu Lưu đang dần dần suy yếu rồi.

Tiểu Lưu nói với Đảng Bất Hạnh: “Hiện tại tôi có thể cho các anh xem, là bởi vì các anh cần tôi làm việc này”.

Tổ thám hiểu bí mật đã tiến hành nghiệm chứng lời nói của Tiểu Lưu ngay lúc đó, kết quả phát hiện lời nói của cậu quả không sai, xác thực có thể trông thấy vật ở xa mà không bị vật cản chướng ngại nào bất kể trời sáng tối.

Đồng thời cậu nhìn thấy ở cách vị trí đó bên phải 1km có một sơn động, bên trong có cung điện dưới đất rộng lớn cùng tranh vẽ trên tường và vô số văn vật quý báu, trong động có sông ngầm, có hai người còn sống một người đang đứng và một người đang nằm, cách cửa vào bên trong cung điện không xa khoảng 6m có tượng người bằng vàng, tiếp tục xuôi theo thềm đá về hướng đông nam mà đi tiếp, có một tòa vương vị nặng gần một tấn.

Ngoài ra, Tiểu Lưu còn trông thấy rõ ràng cấu tạo bằng gỗ thật của ngôi chùa cổ đã chìm xuống dưới đất mấy trăm năm trước đến nay vẫn không bị tổn hại. Hết thảy điều này so với những phán đoán của Đảng Bất Hạnh hoàn toàn ăn khớp.

Tổ thám hiểm càng tăng thêm sự tin tưởng, mà chính phủ địa phương lại càng cảm thấy khó tin hơn. Sau đó được sự ủng hộ và đồng tình của một thôn dân bản địa là Đổng Nhân Ngọc, thông qua sự chỉ điểm từ xa của Tiểu Lưu, nhóm đã tập trung được phạm vi cửa vào cung điện dưới đất trong phạm vi 5 mét. Cuối cùng sau khi điều chỉnh được điểm đào xuống, chỉ cách vị trí mà Đảng Bất Hạnh nhìn thấy trong bức vẽ có 1 mét.

Trước khi bắt đầu đào xuống, Tiểu Lưu cho nhóm biết trước tình hình ở bên dưới, trong đất có ba tầng, tầng trên đất đen, tầng giữa đất vàng, tầng dưới đất nâu. Xuống thêm nữa là chín tầng có đá xếp lộn xộn do nhân công xây dựng, đa số là hình dạng tam giác, đầu nhọn hướng vào trong hơi dốc xuống dưới. Từ tầng bảy đến tầng chín chính là bàn đá xanh chắn phía trước cửa chính của cung điện dưới mặt đất.

Phân giải tuyến của địa tầng tại hiện trường cửa vào động. (Ảnh: Epoch Times)

Trải qua công việc khai quật khó khăn gian khổ, ngày 22/6/2007 cuối cùng đã đào đến cửa vào cung điện dưới đất nơi có khe nứt của bàn đá xanh, trải qua trắc định đã chứng thực được: thứ nhất, từ khe hở hướng xuống chính là cửa vào cung điện dưới đất; thứ hai, cửa hướng vào trong ở vị trí 8 mét chính là cột đá cửa chính của cung điện, bên trong cửa chính hướng ra Tây Bắc có cột đá đã hư hại; thứ ba, toàn bộ đá xếp lộn xộn phong tỏa cửa động chính là do nhân công tạo thành từ 300 năm trước, đồng thời khe hở không ngừng hấp thụ không khí lạnh bên ngoài. Trước thông tin nguồn văn vật có giá trị vô tỷ sắp được khai quật như thế, chính phủ lại dùng cớ “lo ngại sẽ phá hư thảm cỏ” mà nhiều lần đến ngăn trở họ và ép phải dừng lại.

Hiện trường thi công cửa vào kho báu. (Ảnh: Epoch Times)

>>> Truyền kỳ về kỳ nhân đi tìm bảo vật (P.2): Tiết lộ “Mật mã Cốc Nha”

Thiên lý nhãn của Tiểu Lưu còn trông thấy hai người ở dưới đất vào tháng 4/2007 vẫn còn sống, hai người một nam và một nữ đó ở vị trí nào cậu đều biết. Đến cuối năm 2007, Tiểu Lưu được sự trợ giúp tài chính của hai ông chủ đã cùng nhóm người Đảng Bất Hạnh đích thân đến hiện trường xem xét, phát hiện vào tháng 10, hai người đã qua đời rồi. Nếu như dựa vào tính toán họ vào trong đó từ những năm kháng chiến chống Nhật, đến nay đã hơn 90 tuổi.

Tiểu Lưu nói trong kho báu có rất nhiều bảo bối đã bị mất tích trong lịch sử, trong nước ngoài nước đều có, một ô tô lớn cũng kéo không hết, bên trong có số lượng đếm không xuể ngọc châu quý giá, khẳng định là kho báu lớn nhất của Trung Quốc. Ngoài những vật báu như Hòa Thị Bích, sư tử lông vàng, chó lông vàng, kim đỉnh thời kỳ chiến quốc, tượng công chúa bằng vàng, Tiểu Lưu nói, còn có rất nhiều tượng đồng các loại động vật, có tượng đồng rất nhiều ngựa, trông rất rực rỡ, rất nhiều động vật kích thước lớn làm bằng ngọc, còn có rất nhiều tượng đồng tử nam nữ.

Mã Quốc Vượng giới thiệu, ông có liên hệ mật thiết nhất với Tiểu Lưu, cho đến nay vẫn bảo tồn lại rất nhiều ghi chép có liên quan, đây đều là những tư liệu để kiểm chứng cho bảo vật sau này.

Lá thư bí ẩn từ Bắc Kinh

Sau khi việc khai quật bị quan chức địa phương cưỡng ép dừng lại, Đảng Bất Hạnh cảm thấy sự việc này không thể cứ vậy mà lặng đi, sau đó, họ đưa ra “bản kiến nghị về việc tự nguyện tham dự hiện trường để chứng thực sự tồn tại của kho báu dưới đất ở phía sau Tấn Vân Sơn”, tổ chức cho mọi người lên núi ở hiện trường để giảng giải, trên mạng internet đã khởi lên bàn luận sôi nổi về vấn đề này.

Ngày 18/8, 18/10 và 18/11, nhóm thám hiểm phân thành nhiều tổ đi cùng các cư dân mạng quan tâm và nhiệt tình tìm hiểu chứng cứ hiện trường của kho báu ở Tấn Vân Sơn, hình ảnh của thành viên tổ thám hiểm, các bản ghi hình được lưu truyền trên mạng internet, đã được chú ý rộng khắp.

Hình ảnh hiện trường đông đúc nhóm người quan tâm mật mã Cốc Nha và kho báu dưới lòng đất. (Ảnh: Epoch Times)

Cư dân mạng đã tự phát lập ra nhóm QQ bàn luận trên diễn đàn về tiến triển liên quan đến kho báu ở Tấn Vân Sơn. Có một người tự xưng là “người bảo vệ văn vật quốc gia” ẩn danh đã thông qua blog liên lạc với trợ lý Sở trưởng Sở khảo cổ văn vật thành phố Trùng Khánh Lâm Tất Trung, nói rằng ẩn sau Tấn Vân Sơn có văn vật giá trị cực lớn, những cơ quan có liên quan không thể chậm trễ.

Anh viết trên blog của Lâm Tất Trung rằng: “Việc coi nhẹ phát hiện này so với bị trộm còn đáng sợ hơn, những văn vật giá trị cực lớn trên và dưới lòng đất đã được phát hiện, nhưng lại không được bảo hộ. Mong trợ lý Lâm cảnh tỉnh, hi vọng chú ý một lần đến văn vật dưới đất ở hồ Bát Giác trấn Bát Đường huyện Bích Sơn”.

Người này dường như có lai lịch, Lâm Tất Trung trong hồi âm đã biểu thị rằng sẽ nhanh chóng tìm ra nguồn gốc của thông tin này. Sau khi nhận được hồi âm, người này không ngừng gọi điện thoại đến Sở khảo cổ để hỏi thông tin tiến triển của sự việc, nhưng trong cuộc điện thoại chưa từng tiết lộ thân phận của bản thân, chỉ nói bản thân là một “người bảo vệ văn vật quốc gia”.

Cũng có cư dân mạng viết thư công khai cho cục văn vật Quốc gia kêu gọi sự chú trọng, cũng để bênh vực cho Đảng Bất Hạnh. Họ viết rằng: “Bởi vì giai đoạn trước có một nhóm người Hà Nam đã làm một số công tác khai quật đầu tiên, sở dĩ họ có thể tiến hành, hoàn toàn là vì đã nhiều lần phản ánh với cơ quan văn vật địa phương, nhưng cơ quan địa phương xem thông tin này là hoang đường mà phủ nhận những báo cáo của họ. Hơn nữa dùng danh nghĩa ‘phá hư thảm thực vật’ mà cưỡng ép ngăn nhóm người này tiếp tục khai phát. Hành động này của họ, chắc chắc gây ra tranh luận ở đây để tiếp tục chờ đợi khảo chứng vấn đề này.

Với tư cách là một người bình thường chú ý đến di tích cổ văn vật của quốc gia, đối với sự tình này tôi đã trải qua gần một tháng điều tra, dùng nhiều phương thức liên lạc và gọi điện thoại tìm hiểu, đến hiện trường để bước đầu khảo chứng, bản thân cho rằng khả năng ở đây tồn tại văn vật là rất lớn, vì vậy, giờ đây mới mạnh dạn phản ánh tình hình này với các lãnh đạo”.

Người này nhiệt tình kêu gọi, kiến nghị Cục văn vật quốc gia quan tâm đến sự việc này, dặn dò người phụ trách văn vật Trùng Khánh tổ chức khảo chứng khoa học tại hiện trường, tham khảo xu thế lan rộng của thông tin di tích văn vật trên cộng đồng mạng, đề nghị tổ chức thực địa thăm dò, nếu có thì tăng cường bảo hộ, nếu không có thì thẳng thắn mà nhìn vào sự việc.

Cục văn vật Trùng Khánh có trả lời rằng: “Sự việc kho báu ở Tấn Vân Sơn Trùng Khánh, còn thiếu căn cứ lý luận”.

Để phòng ngừa việc cố ý phá hoại và hãm hại, đối với sự việc trên mạng xã hội xuất hiện người giả danh đầu tư, “Nhóm thám hiểm khoa học xuất thân dân thường” này đã phát biểu thanh minh: “Họ chưa bao giờ đưa ra công bố bất kỳ thông tin góp vốn đầu tư, quyên tiền nhập cổ phần nào cả”. Đây là một cuộc tranh luận bền bỉ giữa người dân thường đối với quan chức, lực lượng mạng đang dần dần biểu hiện thái độ.

Truyền thuyết Thủy Long Đàm

Về nguồn gốc của Thủy Long Đàm, ở địa phương có một truyền thuyết cổ xưa. Truyền thuyết này và câu chuyện cung điện dưới đất rất phù hợp. Người dân địa phương kể lại rằng vào mấy trăm năm trước, trên núi có một ngôi chùa, bên trong có một lão hòa thượng cùng một tiểu hòa thượng. Ở dưới mặt đất của ngôi chùa có chôn giấu bảo vật do thổ phỉ cướp lấy qua nhiều triều đại.

Lão hòa thượng vì bảo hộ các bảo vật, ở trong miếu đã lắp đặt “ám khí mở chốt”, dùng dây thừng cột vào một cây măng tre, để phòng ngừa người ngoài đến trộm. Một ngày nọ, lão hòa thượng xuống núi, dặn dò tiểu hòa thượng tuyệt đối không được tháo dây thừng, nhưng do hiếu kỳ và không biết rõ tình hình nên tiểu hòa thượng khi một mình trong miếu, lúc quét dọn sạch sẽ, vô ý cởi bỏ dây thừng, khởi động “ám khí mở chốt” ở trong phòng bếp.

Lập tức, toàn bộ ngôi chùa cùng với hằng hà bảo vật sụp đổ rồi. Sau khi lão hòa thượng trở về, ngôi chùa đã không thấy rồi, tiểu hòa thượng cũng không thấy đâu… Tại vị trí ngôi chùa, xuất hiện một cái vũng lớn, chỗ trũng này chính là Thủy Long Đàm.

Nước ở trong Thủy Long Đàm cũng không nhiều, bởi vì dùng mắt thường có thể trông thấy đáy của đầm. Ở bên cạnh Thủy Long Đàm, nếu như nhặt lên hòn đá hướng về đầm nước mà ném xuống, thì hơn mấy mươi giây sau, nghe được một tiếng “bộp” một cái. Có người theo thanh âm này mà suy đoán thì phía dưới này hẳn là rỗng.

Người miền núi cư trú ở vùng đất này nói, thế hệ trước truyền thừa lại cũng biết có một động kho báu, nhưng cũng không biết cửa động nên rất khó tìm đến.

Có bài báo nói, hai năm gần đây, chuyên gia lịch sử địa lý của Học viện Giáo dục Trùng Khánh từng khảo sát qua nơi đây, tuy nhiên không phải vì kho báu, mà là khảo sát nơi đây có phải được gọi là “hố trời”, cuối cùng kết luận là, đây chỉ là loại giếng nhỏ thông thường, không đạt được tiêu chuẩn “hố trời”.

Vị trí Thủy Long Đàm ở cách hồ Bát Giác ước chừng 500 mét. (Ảnh: Epoch Times)

>>> Truyền kỳ về kỳ nhân đi tìm bảo vật (P.1): Nguồn gốc “Mật mã Cốc Nha”

Thủy Long Đàm – Kỳ quan tự nhiên

Thủy Long Đàm ở cách hồ Bát Giác chừng 500 mét, cách đó mấy mét còn có một Càn Long Đàm. Xưa nay có người gọi là “Song Long Đàm”. Hiện nay Càn Long Đàm đã bế tắc, mà Thủy Long Đàm thì quanh năm nước chảy không ngừng, bên dưới có động nước chảy xuống, nghe nói có sông ngầm thông với suối Bắc.

Chung quanh của đầm rậm rạp cây cối, sâu không thấy đáy, lộ ra vẻ thần bí tĩnh mịch. Trong đầm hầu hết thời gian trong ngày đều có một tầng hơi nước trắng xoá bao phủ, đặc biệt là trước khi trời mưa sương mù càng đậm, khiến người khó có thể nhận rõ diện mạo thật của nó.

Trải qua thời gian dài đã có người muốn xuống dưới để thăm dò, nhưng không ai có can đảm lớn như vậy. Đã có lần, tổ trưởng Đổng của thôn Dương Long với khí thế hừng hực, đã mời mấy thôn dân trẻ tuổi khỏe mạnh cường tráng đến tìm tòi nghiên cứu Thủy Long Đàm, muốn vạch ra bức màn che thần bí. Nghe nói bọn họ dùng thừng giếng dài hơn mười trượng, xâu ở đằng trước một cái túi, Đổng tổ trưởng ngồi ở bên trong lại để cho mấy người ở trên từ từ thả xuống dưới.

Lúc khởi đầu còn đầy tràn đầy tin tưởng, nhưng sau khi xuống được mấy trượng, cái túi đột nhiên treo ở giữa không trung xoay tròn, xoay tới xoay lui, xoay chuyển làm tổ trưởng Đổng choáng váng đầu hoa cả mắt, nhìn xuống còn nhìn không thấy đáy, trong lòng rất sợ hãi, ông ta nhanh chóng kêu to người ở phía trên kéo lên, từ đó về sau không ai dám xuống dưới nữa.

Cho đến ngày 12/8/1999, cuối cùng đã mời đươc mấy chuyên gia huyệt động, họ cùng với thôn dân phối hợp với nhau, bước đầu vén lên bức màn thần bí của Thủy Long Đàm. Bọn họ xuống đến đáy đầm, bên trong đầm sương mù rất lớn, từ trong đáy đầm nhìn lên trời xanh, thật sự là như ngồi đáy giếng ngắm trời, chỉ thấy mấy chục thước không trung, cây rừng xanh um, loáng thoáng thấy được một mảnh trời màu trắng, hình dạng rất giống một con chó lớn vội chạy thoát ra, điều này phản ánh càng rõ ràng hơn trong bức ảnh.

Xuống đến đáy Long Đàm, từ giếng quan sát bầu trời có thể thấy như kỳ quan Thiên khuyển ăn mặt trăng vậy (góc bên phải có một phần khuyết của mặt trăng). (Ảnh: Epoch Times)

(Hết)

Liên Hoa, theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này