Hồ sơ giải mật Anh Quốc: Lý Gia Thành chống ĐCSTQ mạnh mẽ
Vài năm gần đây, ông Lý Gia Thành, tỷ phú số 1 của Hong Kong đã bán tháo hàng loạt tài sản tại Trung Quốc Đại lục và Hong Kong. Hồ sơ giải mật mới nhất tại Văn phòng lưu trữ nước Anh chỉ ra, ông Lý có qua lại với chính quyền Bắc Kinh, nhưng lại chống lại ĐCSTQ.
Ngày 19/10, tờ Apple Dailly tại Hong Kong cho biết, Văn phòng lưu trữ nước Anh đã giải mật hồ sơ năm 1987, trong đó có một bộ hồ sơ với tiêu đề là “Lãnh tụ Hong Kong: Lý Gia Thành”.
Bộ hồ sơ này bắt nguồn từ chuyến viếng thăm nước Anh vào năm 1987 của ông Lý Gia Thành. Lord Derwent, Tổng Giám đốc điều hành khi đó của Tập đoàn Hutchison Châu Âu, đã sắp xếp cho ông gặp mặt thủ tướng Margaret Thatcher và các quan chức thuộc bộ thương mại. Hồ sơ đã ghi chép lại vài bức thư trao đổi qua lại về việc chuẩn bị cho cuộc gặp mặt với vài ban ngành của chính phủ Anh đương thời.
>>> Lý Gia Thành đã xây dựng đế chế tỷ USD từ nghèo đói như thế nào?
Trong bộ hồ sơ còn có một bức thư Lord Derwent viết cho Lord Young – Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp của Anh Quốc lúc bấy giờ. Trong thư, ngoài việc nhắc tới quá trình ông Lý Gia Thành lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, còn kể tới mối quan hệ của ông Lý với Bắc Kinh, nói rằng ông Lý rất coi trọng thân phận người Hoa, đồng thời nhấn mạnh rằng ông chống ĐCSTQ mạnh mẽ, và chỉ ra rằng, ông đánh giá thấp cơ chế quan liêu Bắc Kinh.
Trong thư còn nói, Lý Gia Thành là một người theo Chủ nghĩa hiện thực tuyệt đối. Ông có thể duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các quan chức cấp cao của ĐCSTQ. Thậm chí ông còn quyên góp xây dựng một trường học tại quê hương Sán Đầu và hợp tác chặt chẽ với chính quyền Trung Quốc.
Trong các tài liệu của Văn phòng ngoại giao của Anh tại Hong Kong đã ghi chép lại bối cảnh chuẩn bị cho cuộc gặp mặt song phương, cũng đề cập rằng, mối quan hệ giữa Lý Gia Thành và Bắc Kinh rất tốt đẹp. Mặc dù ông không đảm nhận bất kỳ chức vụ nào nhưng chẳng thể nghi ngờ rằng, số tài sản của ông đã khiến ông có một tầm ảnh hưởng nhất định.
Những năm đầu thập niên 80, đúng vào thời kỳ đầu đàm phán về tương lai của Hong Kong, Lý Gia Thành là đối tượng thống lĩnh trọng điểm của phía Trung Quốc. Năm 1981, ông chi 100 triệu Nhân dân Tệ xây dựng trường Đại học Sán Đầu; năm 1985, ông được chỉ định là Ủy viên Ủy ban soạn thảo luật cơ bản, trở thành một trong số những người ít ỏi không liên quan đến ĐCSTQ được đại diện cho giới doanh nhân.
Tháng 6/1986, ông được đích thân gặp mặt ông Đặng Tiểu Bình, lãnh đạo đương nhiệm của ĐCSTQ tại toà thị chính Bắc Kinh, tạo nền móng cho địa vị chính trị và doanh nhân với chính quyền ĐCSTQ của ông, và được Bắc Kinh vô cùng coi trọng. Lý Gia Thành đồng thời còn hoạt động trong giới chính trị và doanh nhân nước Anh.
Năm 1987, trước khi tới London, ông đã là một trong những nhà tài trợ quan trọng của Đảng bảo thủ Anh, là người bảo trợ đáng tin cậy phụ trách bảo tồn quốc gia của Anh. Ông còn tài trợ cho dàn hợp xướng TriAdvisor nổi tiếng tới viếng thăm Hong Kong và được thái tử Anh Charles tiếp kiến.
Sau cuộc viếng thăm nước Anh, Lý Gia Thành, người được hình dung là “chống cộng”, vào đầu năm 1989 đã được nữ hoàng Anh ban tặng hàm tước danh dự CBE.
Hồ sơ giải mã còn tiết lộ, vào tháng 3/1989, khi Lý Gia Thành gặp mặt thủ tướng Margaret Thatcher, ông đã nhắc tới vấn đề quốc tịch, tỏ ý hy vọng rằng, mình đầu tư vào nước Anh thì sẽ nhận được quốc tịch Anh. Phu nhân Margaret Thatcher đã đích thân chỉ định cấp dưới tiến hành.
3 tháng sau, Bắc Kinh xảy ra sự kiện thảm sát Thiên An Môn vào ngày 4/6/1989, cục diện Trung Quốc – Hong Kong và mối quan hệ Trung Quốc – Anh đột ngột thay đổi, nước Anh cuối cùng đã xét lại quyền cư trú tại Anh đối với cư dân Hong Kong. Tới nay cũng chưa có nào hồ sơ tiết lộ, liệu Lý Gia Thành có nhận được quốc tịch Anh hay không.
Vài năm gần đây, ông Lý Gia Thành từng bước rút vốn khỏi Trung Quốc. Bắt đầu từ năm 2011, ông lần lượt bán những tài sản mang danh Trung Quốc – Hong Kong, gồm Trung tâm quy tụ phương Đông tại Thượng Hải, cổ phần của Tập đoàn Watson. Năm 2015, ông tuyên bố di dời trụ sở đăng ký tới quần đảo Cayman.
Đồng thời, ông cũng đầu tư mạnh vào châu Âu, mua lại các ngành kinh doanh năng lượng tại Ireland, Áo, Anh và Úc.
Vào cuối tháng 2/2018, từng có tờ báo về tài chính của Trung Quốc đưa tin, tổng giá trị tài sản mà ông Lý Gia Thành bán tháo trong 8 năm qua lên đến 300 tỷ đô la Hong Kong. Vào tháng 12/2017, truyền thông cũng đưa tin, sau khi bán tài sản tại Trung Quốc, tổng số tài sản lũy kế của ông vào khoảng 150 tỷ đô la Hong Kong.
Ngày 16/3/2018, ở độ tuổi 90, ông đã tuyên bố nghỉ hưu và chuyển giao tập đoàn cho cố vấn lâu năm – con trai cả là Lý Trạch Cự tiếp quản. Về việc rút vốn khỏi Đại lục, ông nói: “Tôi bán bên này để đầu tư vào những việc khác”. Ông cho rằng, trong kinh doanh thì việc mua đi bán lại là chuyện rất bình thường.
>>> “Quy tắc ngầm” của thư ký tỷ phú Lý Gia Thành khiến nhiều người tâm đắc
Theo Trithucvn