Hình mẫu của người phụ nữ lý tưởng trong xã hội Hy Lạp cổ đại

29/03/17, 16:24 Tri thức

Sử thi Odyssey là bản anh hùng ca về người anh hùng Odysseus muôn vàn trí xảo đánh hạ thành Troy của Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên, một điều quan trọng khác trong cuốn sử thi này là khắc họa những phẩm chất tiêu biểu của người phụ nữ lý tưởng, mà vẫn được ca ngợi cho đến tận ngày nay.

chon
Bức tranh mô tả Penelope, vợ của Odysseus từ chối tất cả những lời cầu hôn của vương thân quý tộc để giữ lòng chung thủy với chồng. (Tranh: flickriver.com)

Homer, một người con đặc biệt của Hy Lạp thần thánh là tác giả của cuốn sử thi nổi tiếng này. Sử thi Odyssey khắc họa 2 hình ảnh trái ngược hoàn toàn về phụ nữ trong xã hội Hy Lạp cổ đại.

1. Penelope

Penelope, vợ của Odysseus, có thể nói là 1 mẫu hình lý tưởng của người phụ nữ. Cô là hiện thân của sự trinh khiết, rộng lượng, thông minh và khéo léo.

Trong suốt những năm Odysseus rời quê hương, cô vẫn 1 lòng chung thủy với chồng, khéo léo từ chối hết thảy nhưng lời cầu hôn của các vương thân quý tộc trong vùng. Cô không bao giờ quay lưng với bất kỳ người đàn ông nào, hay tỏ vẻ tức giận với họ, thay vào đó cô đã nghĩ ra nhiều thử thách để khiến họ không vượt qua rồi bỏ cuộc, sau này người duy nhất có thể vượt qua chính là Odysseus, chồng cô.

Penelope vẫn trung thành với Odysseus dẫu sau 20 năm ông vắng nhà và cô vẫn tin tưởng 1 ngày nào đó Odysseus sẽ quay về. Điều này vẫn luôn diễn ra ngay cả khi sau cuộc chiến thành Troy, cô không tìm thấy tin tức nào ủng hộ mình. Đây không phải là điều mà một người phụ nữ bình thường có thể làm được, đặc biệt những người cô phải đối mặt đều có địa vị đáng kính ở xứ Ithaca.

Penelope không quay lưng với bất kỳ ai. Điều này không chỉ giúp cô giữ đúng lễ nghi của người Hy Lạp cổ, mà còn cho thấy tấm lòng bao dung của cô trước những kẻ trơ tráo đang muốn phá hoại hạnh phúc gia đình mình. Những thử thách cuối cùng của Penelope dành cho Odysseus càng thể hiện rõ sự thông minh của cô.

Trong khi hầu hết phụ nữ thường sẽ ngập tràn cảm xúc khi gặp lại chồng sau gần 20 năm. Nhưng Penelope lại không như vậy, cô vẫn làm chủ được cảm xúc của mình và đưa ra những thử thách khắt khe giống như nhiều người khác, để chứng minh Odysseus có thể vượt qua và xứng đáng trở thành chồng cô hơn bất kỳ ai khác. Tất cả những đặc điểm này đã làm Penelope trở thành mẫu hình của người phụ nữ lý tưởng, mà sẽ thật khó để có thể tìm được hình ảnh tương tự trong xã hội hiện đại ngày nay.

2. Clytemnestra

Tương phản với Penelope là câu chuyện của Clytemnestra. Clytemnestra không chỉ lừa dối chồng mình để gian tình với Aegisthus, mà còn lên kế hoạch giết chồng. Sau đó bà đã phải hứng chịu cơn thịnh nộ của chính con trai mình vì hành động này. Hành động phản bội chồng là Agamemnon của Clytemnestra đã mô phỏng hình ảnh của người phụ nữ tưởng như gai góc nhưng thực ra là nhu nhược, tưởng chừng khôn ngoan hóa ra lại rất xuẩn ngốc.

Ở Hy Lạp cổ đại, hành động phản bội chồng của người phụ nữ sẽ được xem như 1 điều gì đó kinh tởm. Còn việc giết chồng có thể nói là điều không thể. Phụ nữ khi đó để giữ gìn hạnh phúc gia đình, họ luôn biết nỗ lực kiềm chế, những điều bạn sẽ khó mà tìm thấy ở các phụ nữ ngày nay.

Cuối cùng, Clytemnestra cũng bị chính con trai bà là Orestes trả thù cho cha. Ngay cả theo các tiêu chuẩn đạo đức hiện đại, thì cách 1 người con đối xử như vậy với mẹ mình, dù cho bà ta có phạm lỗi nặng nề, thì điều này cũng không được chấp nhận. Ba người Clytemnestra, Aegisthus, Orestes đã được Homer khắc họa như những nhân vật tồi tệ nhất trong xã hội Hy Lạp lúc bấy giờ.

Việc đưa những nhân vật “xấu xí” này vào câu chuyện được cho là nhằm mục đích làm nổi bật Penelope, người phụ nữ lý tưởng. Từ một góc nhìn hiện đại, sẽ khó mà có được 1 người phụ nữ đủ phẩm hạnh như Penelope trong sử thi Odyssey. Đức tính thủy chung, kết hợp với sự khéo léo, thông mình đã biến cô trở thành người phụ nữ đáng ngưỡng mộ cho đến tận ngày nay. Trong một bài hát tiếng Hy Lạp gần đây, Miltiades Paschalidesđã ca ngợi người phụ nữ lý tưởng Penelope thậm chí còn hơn cả vợ mình.

Trong suốt tác phẩm, Homer đã khéo léo mượn chuyến hành trình 20 năm trở về nhà sau trận chiến thành Troy của Odisseus để ca ngợi những giá trị văn hóa tinh thần cao quý của con người cổ đại hàng ngàn năm trước.

Hoàng An, theo Minerva.union.edu

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng