Hình ảnh rồng xuất hiện khi xả lũ trên sông Hoàng Hà
Sau khi nước được xả hết, hình ảnh kỳ lạ dần dần hiện ra khiến những người chứng kiến vô cùng chấn động…
Sông Hoàng Hà có chiều dài 5.464km và diện tích mặt nước là 752.443km vuông, nằm ở phía Bắc Trung Quốc, cũng là con sông mẹ của người Trung Quốc. Nguồn của sông Hoàng Hà nằm ở dãy núi Bayan Har trên cao nguyên Tây Tạng, phía Tây tỉnh Thanh Hải. Sông chảy qua 9 tỉnh và khu tự trị ở Trung Quốc từ Tây sang Đông, bao gồm Thanh Hải, Tứ Xuyên, Cam Túc, Ninh Hạ, Nội Mông, Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Nam và Sơn Đông, cuối cùng đổ vào biển Bột Hải.
Đây là nơi khai sinh quan trọng của nền văn minh Trung Hoa, sông Hoàng Hà có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống của người dân. Đến nay, Hoàng Hà vẫn giữ vai trò là một trong những con sông trọng yếu nhất của Trung Quốc.
Ngày 1/7/2020, người ta bắt đầu xả nước ở con đập Tiểu Lãng Để nằm trên sông Hoàng Hà. Hành động này là để con đập có thể tăng sức chứa và kiểm soát lũ lụt trong mùa lũ định kỳ sắp tới. Nhưng khi mực nước hồ chứa được hạ thấp, một cảnh tượng kỳ lạ xuất hiện, bên trên lớp bùn dưới đáy sông in hằn một hình ảnh giống hệt rồng, tựa như có con rồng đã nằm ở đó từ trước và để lại dấu vết của nó trên bùn vậy. Những người chứng kiến vô cùng chấn động.
Đến ngày 19/8/2020, một người đã đăng bức ảnh bãi bùn có in hình rồng mà cậu chụp được khi lòng sông cạn lên mạng. Hình ảnh này khiến nhiều người kinh ngạc, dân mạng gọi đó là “ảnh Long Đằng” ( ảnh rồng bay lên).
Từ xưa đến nay người dân Trung Quốc vẫn lưu truyền rằng sông Trường Giang và Hoàng Hà là huyết mạch của Trung Hoa và là nơi có rồng cư ngụ. Sự phát hiện tình cờ mà hữu ý này có phải là muốn nhắn gửi rằng, nơi đây đúng là long mạch và có rồng tồn tại chứ không chỉ là truyền thuyết?
Tử Vi (Theo Sound Of Hope)