Hiểu về văn hóa xưa (P.1): Nhận thức ban đầu về “Lễ nhạc”

10/12/18, 09:59 Cổ Học Tinh Hoa

Nhắc tới “lễ giáo”, rất nhiều người chỉ nghĩ đến thôi đã sợ rồi, cũng bởi suốt một thời gian dài người ta bị tuyên truyền rằng đó là “hai chữ ăn thịt người”. Vậy việc thực hành “lễ giáo” của Nho gia mấy nghìn năm qua rốt cuộc là gì? Vì sao lúc đương thời Khổng Tử không nề hà vất vả cực nhọc để duy trì “ước thúc bản thân, khôi phục lễ giáo”?

Nhắc tới “lễ” thì không thể không nói tới “nhạc”. “Lễ” và “nhạc” là trụ cột an bang trị quốc của Nho gia, hai từ này không thể tách rời. (Ảnh: People)

Nhắc tới “lễ” thì không thể không nói tới “nhạc”. “Lễ” và “nhạc” là trụ cột an bang trị quốc của Nho gia, hai từ này không thể tách rời.

1.“Lễ” và “nhạc” không đơn thuần là “lễ nghi” và “âm nhạc”

Chúng ta hãy xem trong cuốn “Lễ ký” mô tả về “lễ” và “nhạc” như thế nào: “Nhạc giả thiên địa chi hòa dã; lễ giả, thiên địa chi tự dã. Hòa, cố bách vật giai hóa; tự, cố quần vật giai biệt”. Tạm dịch: Nhạc là cái điều hòa của trời đất. Lễ là cái trật tự của trời đất. Hài hòa, nên trăm vật đều thay đổi. Trật tự, nên vạn vật đều khác biệt.

Ý nghĩa của đoạn văn này: Nhạc đại biểu cho sắc thái hài hòa nhất của vạn vật trong trời đất; Lễ đại biểu cho sắc thái có trật tự nhất của vạn vật trong trời đất. Có thể đạt được hài hòa, nên vạn vật tự nhiên sinh sôi nảy nở; có thể có được trật tự, nên vạn vật có trật tự khác nhau, tất cả đều phải thích nghi.

Bởi vậy mới nói, “lễ nghi” và “âm nhạc” chỉ là hình thức biểu hiện bề ngoài của “lễ nhạc”, “lễ nhạc” còn có nội hàm thâm sâu hơn.

2. Nguồn gốc của “lễ nhạc”

“Nhạc do thiên tác, lễ theo địa chế”. (Lễ ký). “Nhạc” là phỏng theo nguyên tắc biến hóa tuần hoàn của thiên thời mà sáng tác ra, còn “lễ” lại phỏng theo nguyên tắc thứ bậc cao thấp của đất đai, sự thích nghi, phát triển của vạn vật mà chế định ra.

Từ đây chúng ta có thể thấy người xưa hiểu thấu mối quan hệ “hòa mà không đồng nhất” của thiên địa, vạn vật. Trong trời đất, âm dương hòa thuận, vạn vật từ đó mà sinh sôi; vạn vật mặc dù không tương đồng nhưng đều có trật tự, đẳng cấp, thứ bậc, cùng nhau phát triển. Người xưa luôn giữ thái độ kính trọng và khiêm nhường trước vạn vật, thiên địa, họ nhận ra vạn vật, thiên địa tuy khác biệt rất nhiều nhưng đều có trật tự và nguyên tắc hài hòa, bởi vậy dựa vào “Nhân pháp địa” (con người theo luật lệ của đất) mà chế định ra “lễ” và “nhạc”.

3. Tác dụng của “lễ nhạc”

Trong “Lễ ký” có nói: “Luận luân vô hoạn, nhạc chi tình dã; hân hỉ hoan ái, nhạc chi quan dã. Trung chính vô tà, lễ chi chất dã; trang kính cung thuận, lễ chi chế dã”. Ý rằng, hài hòa mà không hỗn loạn là tinh thần của “nhạc”; khiến cho con người thích thú, vui mừng là tác dụng của “nhạc”. Công chính, thiện lương là bản chất của “lễ”; trang trọng, cung kính là chức năng của “lễ”.

Tác dụng nội tại của “nhạc” là giúp cho vạn vật bất đồng có thể cùng tồn tại, phát triển trong bầu không khí vô cùng thoải mái, hài hòa, không xảy ra việc xâm hại lẫn nhau, âm nhạc có tác dụng giáo hóa dân chúng, giúp con người vui vẻ, yêu thương lẫn nhau.

Còn “lễ”, về bản chất “lễ” giúp mọi người ở các tầng thứ khác nhau cùng giữ được tư tưởng công chính, bình hòa, không lệch sang đường tà. Về hình thức, “lễ” khiến con người thường xuyên chú ý đến sự đoan trang, thành kính, khiêm nhường, nhu thuận ở vẻ bề ngoài.

Do vậy, cảnh giới cao nhất của “nhạc” chính là điều hòa tính khí. Âm nhạc như vậy chắc chắn có thể khiến cho tâm tình của con người tĩnh lặng, bình thản. Lý tưởng cao nhất của “lễ” chính là điều tiết về tôn ti trật tự một cách phù hợp, giúp con người cư xử lễ phép, tôn trọng lẫn nhau.

Xã hội không có trật tự thì sẽ rơi vào hỗn loạn, không hài hòa, nhân tâm sẽ rời rạc, do vậy Nho gia chủ trương dùng “lễ nhạc” để giáo hóa. Còn Gia pháp chủ trương dùng hình phạt để cưỡng chế, rốt cuộc phương pháp nào có hiệu quả hơn?

Nếu xét cùng mục đích giúp con người tuân thủ các quy phạm, phép tắc xã hội thì Nho gia có hiệu quả hơn. Bởi vì việc dùng “lễ nhạc” để giáo hóa con người cũng giúp nâng cao ý thức tu dưỡng đạo đức, mà ý thức về đạo đức là một loại hành vi tự suy xét, xuất phát từ sự tự nguyện, tự giác của bản thân.

Trong khi đó, bất cứ hình thức chế tài có tính cưỡng chế nào đều chỉ là sự can thiệp bằng hình phạt, mặc dù các biện pháp trừng phạt có thể khiến con người sợ hãi mà ước thúc hành vi của bản thân, nhưng lại khó có thể khiến người ta tự nguyện ước thúc hành vi bằng đạo đức của mình; một khi thoát khỏi sự theo dõi của pháp luật thì họ vẫn sẽ phóng túng hành vi của mình.

Do vậy, lễ giáo và nhạc giáo không phải là mềm yếu, nhu nhược như nhận thức của con người hiện đại, ngược lại, hình thức giáo hóa này nếu thực sự có thể được vận dụng trong thời đại ngày nay, mỗi người đều có thể tự giác ước thúc bản thân, vậy thì chẳng phải xã hội sẽ tự nhiên hài hòa, ổn định sao? Thực sự hiểu sâu sắc về “lễ nhạc” mới có thể dùng hình thức giáo hóa này để giữ gìn trật tự và ổn định xã hội.

(Còn nữa)

Theo Chanhkien

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc