“Hiệu ứng cánh bướm” của dịch viêm phổi Vũ Hán có thể khiến ĐCSTQ sụp đổ

02/03/20, 15:23 Trung Quốc

Sự bùng phát và lây lan của dịch viêm phổi Vũ Hán đã làm cho Trung Quốc rơi vào một cuộc khủng hoảng thực sự, kinh tế đình trệ, bất ổn chính trị, dân chúng oán than phẫn nộ… Dịch viêm phổi Vũ Hán có thể coi là một “Hiệu ứng cánh bướm” dẫn tới sự sụp đổ hoàn toàn của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Hiệu ứng hồ điệp đã ‘nghiền nát’ chính quyền ĐCSTQ (ảnh 1)
Dịch viêm phổi Vũ Hán có thể coi là một “Hiệu ứng cánh bướm” dẫn tới sự sụp đổ hoàn toàn của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). (Ảnh: Adobe Stock)

Vào những năm 1970, một nhà khí tượng học người Mỹ tên là Lorentz (Lorenz, Edward Norton) đã diễn giải về hệ thống thời tiết rằng con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra cơn bão lớn ở Texas. Ông gọi hiện tượng này là “Hiệu ứng cánh bướm”, có nghĩa là một sự việc vô cùng nhỏ tưởng như không đáng kể gì nhưng có thể gây những thay đổi lớn. Tình trạng bùng phát và lây lan của dịch bệnh ‘viêm phổi ở Vũ Hán’ cũng phản ánh dạng “hiệu ứng cánh bướm” này, có thể làm sụp đổ chế độ ĐCSTQ và làm thay đổi lịch sử Trung Quốc.

Viêm phổi Vũ Hán gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế Trung Quốc

Dịch viêm phổi Vũ Hán tiếp tục lan rộng khiến nhiều thành phố ở Hồ Bắc phải đóng cửa. Kỳ nghỉ tết được kéo dài trên khắp đất nước, các doanh nghiệp ở địa phương trì hoãn việc đi làm trở lại, các ngành tiêu dùng hàng đầu như du lịch, ẩm thực, giao thông và giải trí bị đình trệ. Mất cân bằng cung và cầu ở nhiều khu vực, khiến vật giá leo thang.

Gần đây, các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ cũng nói rằng “kháng dịch đã thành công”, thúc giục các doanh nghiệp phải quay trở lại làm việc càng sớm càng tốt, khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu quay lại làm việc, sẽ có rất nhiều nhân viên không thể quay lại dây chuyền sản xuất, một khi dịch bệnh không khống chế được, thì sẽ mất cả chì lẫn chài; nếu không quay trở lại làm việc thì vấn đề chi trả tiền lương, lưu chuyển dòng tiền, lưu thông hàng hoá sẽ dần rơi vào tình huống khó khăn.

Để cứu nền kinh tế và bảo vệ chính quyền, truyền thông của ĐCSTQ “tiêm nhiễm” cái gọi là “những điều tốt đẹp”, dùng sự an nguy của hơn một tỷ người ra đánh cược và đặt sinh mạng của con người vào chỗ nguy hiểm.

Viêm phổi Vũ Hán tấn công chính quyền Bắc Kinh

Khi dịch bệnh nằm ngoài tầm kiểm soát, cả ba bên bao gồm Ủy ban Y tế ĐCSTQ, chính quyền thành phố Vũ Hán và Tập Cận Bình đã “đổ thừa” và chối bỏ trách nhiệm.

Trong một bài luận văn nghiên cứu gần đây được viết bởi các chuyên gia từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của ĐCSTQ, viêm phổi Vũ Hán được chia thành năm giai đoạn. 104 trường hợp trước ngày 31/12/2019 là thuộc giai đoạn đầu tiên và 15 trong số đó đã chết; giai đoạn thứ hai là từ tết Nguyên Đán đến ngày 11/1; giai đoạn thứ ba là từ ngày 12 đến ngày 20/1. Trong ba giai đoạn này, số người nhiễm bệnh vượt quá 6.000. Giai đoạn thứ tư là từ 21 đến 31/1, đây là một đợt bùng phát toàn diện trên quy mô lớn.

Từ bài luận văn mới này có thể suy đoán rằng, CDC thấy rằng dịch bệnh không thể kiểm soát được và có thể khi đó đã báo cáo cho Bắc Kinh. Điều này phù hợp với những gì Thị trưởng Vũ Hán Chu Tiên Vượng nói.

Chu Tiên Vượng nói trong buổi truyền hình trực tiếp của CCTV rằng, ông đã báo cáo tình hình dịch bệnh, nhưng ông chỉ có thể công bố nó nếu ông được cấp trên ủy quyền. Những gì ông nói có thể là sự thật, nhưng rõ ràng nói như vậy cũng là một sự trốn tránh trách nhiệm sau khi dịch bệnh bùng phát.

Hiệu ứng hồ điệp đã ‘nghiền nát’ chính quyền ĐCSTQ (ảnh 2)
Thị trưởng thành phố Vũ Hán nói rằng, chỉ có thể công bố tình hình dịch bệnh khi có được sự cho phép của Trung ương. (Ảnh: QQ)

Nhưng trong toàn văn phát biểu của ông Tập Cận Bình công bố trên tạp chí Cầu Thị (Qiushi) đã đề cập đến ngay từ ngày 7/1 ông Tập đã có chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh.

Có một bài viết trên Internet bày tỏ quan điểm rằng, “những viện sĩ như vậy thật vô liêm sỉ và đáng ghét”, ý muốn nói đến Cao Phúc – giám đốc của Ủy ban Y tế Trung Quốc và 8 viện sĩ đã đến Vũ Hán vào đầu tháng 12, điều họ quan tâm hàng đầu không phải là làm thế nào để phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, mà là để cướp đi thông tin và dữ liệu về virus do các nhân viên nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát Vũ Hán nắm giữ, sau đó quay trở lại Bắc Kinh viết bài luận văn.

Vào ngày 17/2, Cao Phúc – giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc, thông qua “nguồn tin tin cậy” tiết lộ trên truyền thông Hồng Kông rằng, ông đã báo cáo với chính quyền Trung ương vào ngày 6/1 và yêu cầu khởi động phản ứng khẩn cấp cấp 2. Nhưng giới quan chức cấp cao án binh bất động, yêu cầu ngược lại rằng “các biện pháp có liên quan không được để ảnh hưởng đến không khí lễ tết”.

Đánh giá từ hành động của tất cả các bên có thể thấy, 3 bên hiện đang chối bỏ trách nhiệm và không ai chịu đảm đương gánh vác. Tuy nhiên, bất kể là chối bỏ trách nhiệm hay đổ lỗi, thì cũng không ai thoát khỏi lỗi lầm của mình, và những người nắm quyền lực phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất.

Video: Quan chức Trung Quốc chụp ảnh khoe công trạng rồi vứt đồ bảo hộ vào thùng rác

Viêm phổi Vũ Hán dẫn đến thảm họa nhân đạo

Vào ngày 14/2, 4 người trong gia đình của đạo diễn Thường Khải – giám đốc của hãng phim Hồ Bắc, đã qua đời vì viêm phổi Vũ Hán, chỉ duy nhất cậu con trai ở nước Anh là còn sống sót. Khi còn sống Thường Khải đã viết một bản di chúc nói rằng, cha của ông nhiễm bệnh nhưng bị bệnh viện trả về do không có giường bệnh, nên đã lây bệnh cho cả nhà.

Vào ngày 15/2, Phương Phương, một nữ nhà văn nổi tiếng bị “mắc kẹt” ở Vũ Hán đã viết trên Weibo rằng: “Hôm nay chuyện tồi tệ này lại tiếp nối chuyện tồi tệ khác. Một y tá, ngày mùng 2 tết vẫn đi làm bình thường, do không có đồ phòng hộ nên không may bị nhiễm bệnh. Vừa bị nhiễm bệnh đã lây lan cho cả gia đình: cha mẹ và em trai, lần lượt đều đổ bệnh.

Bố mẹ cô ấy đã chết trước. Hôm qua, chính cô ấy cũng đã qua đời. Chỉ còn lại một mình người em trai vẫn đang được cấp cứu. Vào buổi chiều, người bạn bác sĩ của tôi nói với tôi rằng em trai cô ấy cũng ‘đi rồi’. Virus đã ‘nuốt chửng’ tất cả sinh mạng của cả một gia đình. Tôi rất buồn, nghĩ rằng, thứ ‘nuốt chửng’ họ liệu có phải chỉ là virus?”.

Cô viết: “‘8 chữ’ nhân bất truyền nhân, khả phòng khả khống (không truyền từ người sang người, có thể khống chế kiểm soát) vậy mà giờ đã trở thành một thành phố của máu và nước mắt, đau lòng biết bao”.

Có bao nhiêu gia đình bị “nuốt chửng”, có bao nhiêu sinh mạng bị hủy diệt? Theo các chính sách nghiêm ngặt và phong tỏa điên cuồng của chính quyền, ngoại giới không thể biết rõ.

Chính quyền đã không nỗ lực hết sức để ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh, và tiếp tục sử dụng lời nói dối để lừa gạt, dùng sự ổn định để áp chế, dùng việc cắt mạng để phong tỏa, điều này là phản tác dụng. Sự bất mãn và giận dữ của công chúng giống như một “nồi áp suất” trên bếp, và áp lực bên trong cuối cùng sẽ đạt đến điểm bùng phát.

Dưới sự đàn áp của ĐCSTQ, người dân Trung Quốc sống không có tự tin và tôn nghiêm, không có tự do và nhân quyền. Có thể một ngày nào đó họ sẽ nhận ra rằng thay vì bị cấm vận và nằm chờ chết, chi bằng vùng dậy đứng lên thì vẫn còn một cơ hội sống sót.

Từ hiệu ứng cánh bướm của bệnh viêm phổi Vũ Hán đối với nền kinh tế, chính trị và niềm tin của nhân dân của Trung Quốc có thể thấy, dịch bệnh lần này có thể thúc đẩy hoặc tăng nhanh sự tan rã của chính quyền ĐCSTQ. Bởi vì chính quyền ĐCSTQ phong tỏa tin tức, tìm mọi cách để duy trì sự ổn định nên đã gây ra một thảm họa nhân quyền.

Minh Huy (Theo Secretchina)

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?