Hiện tượng El Nino và những tác động đến nông nghiệp Việt
El Nino được biết đến như là hiện tượng thời tiết bất thường gây thảm họa cho con người từ hàng nghìn năm nay, bắt nguồn từ sự thay đổi hướng gió và áp suất không khí…tạo nên mưa bão, lụt lội tại một số nước tây bán cầu đặc biệt là khu vực Nam Mỹ: Chile, Peru, Brazil… và ngược lại, phía đông bán cầu thì xảy ra nắng nóng, khô hạn mà thường xuyên chịu ảnh hưởng là Úc, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam…đây đều là 2 khu vực cung cấp lượng ngũ cốc lớn cho thế giới, vì vậy giá các loại hàng hóa này được dự báo sẽ tiếp tục biến động theo chiều hướng gia tăng trong năm nay.
Ảnh hưởng của El Nino đến đủ mọi vùng và đến cả mọi thứ hàng hóa nguyên liệu không trừ ở đâu không trừ thứ gì, tùy thuộc vào thời điểm, độ dài thời gian, cường độ và hiện tượng thời tiết trước khi El Nino xảy ra. Nhưng đặc biệt, với hàng hóa nông sản, nó ảnh hưởng nhiều đến năng suất – mất sản lượng loại nông sản này nhưng lại được ở loại khác – với hàng hóa nguyên liệu công nghiệp nó ảnh hưởng đến hoạt động và hạ tầng.
Ảnh hưởng trên hàng hóa nông sản thế nào?
Năm 2015, hạn hán ở Việt Nam ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh, gần 40.000 ha phải dừng sản xuất do thiếu nước, diện tích cây trồng bị hạn lên tới 122.000 ha và hàng chục ngàn người bị thiếu nước sinh hoạt.
Trên đây là nhận định về tác động của thiên tai trong báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai và giải pháp phòng, chống hạn hán năm 2016, đối phó với ảnh hưởng của El Nino, được đưa ra tại cuộc họp trực tuyến diễn ra sáng nay, 31/10.
Ảnh hưởng của hiện tượng El Nino làm nền nhiệt độ tăng cao, thiếu hụt lượng mưa dẫn đến hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ở các khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ và hiện tượng mùa đông ấm ở khu vực miền núi, Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ.
Dự báo trong thời gian tới, từ năm 2015 đến 2020, năm 2016 sẽ là năm nóng đỉnh điểm, sau đó nhiệt độ dần giảm vào năm 2017 do hiệu ứng El Nino dần suy yếu. Tuy nhiên, trong ba năm còn lại của thập kỷ, nhiệt độ sẽ còn tăng cao hơn năm 2016.
Đối diện với thiếu nước, mất mùa
Lần đầu tiên sau nhiều năm, lĩnh vực được coi là điểm tựa của nền kinh tế rơi vào trạng thái suy giảm, khiến GDP quý I chỉ tăng 5,46%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ.
Số liệu nêu trên được Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) công bố tại cuộc họp báo về GDP và lao động – việc làm quý I/2016 chiều 25/3. Trong 3 tháng đầu năm, GDP cả nước có dấu hiệu chững lại khi chỉ tăng 5,46%, thấp hơn mức 6,12% cùng kỳ 2015 cũng như con số 5,9% của năm đầu nhiệm kỳ 2011-2015.