Hàng triệu người sẽ chịu ảnh hưởng từ việc “cấm xe máy” ở Hà Nội

10/12/21, 12:03 Việt Nam

Đề án phân vùng hạn chế xe máy do Sở GTVT Hà Nội xây dựng sẽ tác động lớn thay thói quen đi lại, sinh hoạt của khoảng 3,5 triệu người và 2,8 triệu xe máy trong giai đoạn 2026 – 2030; đến giai đoạn sau 2030, con số này sẽ tăng lên thành 6,5 triệu người và 5,2 triệu xe máy.

Ùn tắc tại Hà Nội vào tháng 5/2020. (Ảnh: VietNamNet)

Theo báo Thanh Niên, Sở GTVT Hà Nội đã đề xuất vùng hạn chế xe máy giai đoạn 2026 – 2030 là từ vành đai 3 kết hợp với QL5 kéo dài. Phạm vi chính gồm quận Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Đống Đa và một phần các quận lân cận, diện tích khoảng 145km2, chiếm 4,4% diện tích thành phố.

Khu vực thí điểm giới hạn bởi vành đai 3 khép kín chiều dài khoảng 50km từ cầu Thanh Trì đi qua Pháp Vân – Nguyễn Xiển… tới Nguyễn Văn Linh (QL5 kéo dài) – nút giao cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – cầu Thanh Trì.

Giai đoạn này TP sẽ đầu tư các tuyến vành đai, tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội, Cát Linh – Hà Đông, bãi đỗ xe công cộng. Ngoài ra TP cũng đẩy mạnh phát triển thêm khoảng 7.300 xe taxi, xe hợp đồng và 4.000 xe buýt.

Giai đoạn sau năm 2030, phạm vi dự kiến từ vành đai 4 kết hợp với các tuyến trục chính; gồm 12 quận và các huyện dự kiến lên quận, diện tích khoảng 650km2 (chiếm 20% diện tích toàn thành phố). 

Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển hệ thống giao thông công cộng như đường sắt đô thị, xe buýt, taxi… Người dân sẽ gửi phương tiện cá nhân tại các bãi đỗ xe trung chuyển để di chuyển bằng phương tiện công cộng. TP cũng sẽ hỗ trợ thu mua xe máy cũ, loại bỏ xe máy không đạt chuẩn về môi trường.

Theo Vnexpress ước tính giai đoạn sau năm 2030 phương tiện công cộng sẽ đảm nhận khoảng 45-50% nhu cầu đi lại của người dân. 80% người dân khu trung tâm được tiếp cận xe buýt trong phạm vi 500m, năng lực vận tải có thể đáp ứng trên 80% số chuyến đi trong khu vực hạn chế xe máy.

Theo tính toán sơ bộ, TP cần đầu tư khoảng 334.670 tỷ đồng từ nguồn đầu tư xã hội hóa và ngân sách cho kế hoạch hạn chế xe máy. 

Chủ trương này sẽ tác động lớn thay thói quen đi lại, sinh hoạt của khoảng 3,5 triệu người và 2,8 triệu xe máy trong giai đoạn 2026 – 2030, đến giai đoạn sau 2030, con số này sẽ tăng lên thành 6,5 triệu người và 5,2 triệu xe máy.

Giai đoạn năm 2030, khi bị hạn chế xe máy, người dân có thể chuyển sang di chuyển bằng ô tô cá nhân. Do đó, để quản lý phương tiện cơ giới cá nhân cần triển khai đồng bộ đề án thu phí ô tô vào nội đô, quy định phụ thu ô nhiễm môi trường theo mức khí thải…

Yên Yên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi